Canxi là khoáng chất quan trọng, không thể thiếu trong cơ thể mỗi người nên tình trạng thừa thiếu canxi đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ thiếu hoặc thừa canxi cực kỳ cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu. Do vậy, việc bổ sung canxi cho trẻ đúng cách là vấn đề được nhiều ba mẹ quan tâm. Tham khảo ngay những cách bổ sung canxi cho bé vô cùng đơn giản và hiệu quả qua bài viết dưới đây.
1. Canxi đối với trẻ
Canxi cho bé là khoáng chất cơ thể cần để xây dựng hệ xương và răng chắc khỏe. Canxi có có vai trò giúp hệ cơ, hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động tốt. Ngoài ra, Canxi còn đóng vai trò quan trọng để điều hòa nhịp tim và giữ cho tim luôn khỏe mạnh. Do đó, nếu thiếu Canxi trẻ có nguy cơ bị chậm lớn, còi xương, nhịp tim bất thường, tổn thương mắt.
1.1. Tại sao bổ sung canxi cho trẻ lại cần thiết?
Canxi chỉ chiếm khoảng 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể, tập trung chính ở xương răng, dịch ngoại bào và số còn lại chứa trong máu. Tuy nhiên, canxi lại là vi chất khoáng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, tham gia vào cấu tạo xương, răng và là thành phần chính tạo nên bộ khung xương vững chắc.
Ngoài ra, canxi còn là chất dẫn truyền tế bào thần kinh, tham gia vào chức năng co cơ và quá trình đông máu. Đây cũng là lý do nếu trẻ không được cung cấp đủ Canxi sẽ gây ra tình trạng còi xương, chậm lớn, xương nhỏ, chiều cao chậm phát triển, biến dạng, răng yếu, dễ sâu răng. Ngoài ra, thiếu canxi còn làm ức chế hoạt động thần kinh, trẻ thường quấy khóc về đêm nên ngủ hay giật mình, không sâu giấc và ảnh hưởng cả chức năng vận động.
Tình trạng thừa canxi gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể của trẻ:
- Gây ra các bệnh tim mạch như rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim. Khi cơ thể có lượng canxi quá lớn sẽ giải phóng ra nhiều hormone khác nhau. Điều này gây ra những cơn đau tìm và ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch.
- Gây ra rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón, là tác dụng phụ phổ biến khi cơ thể thừa canxi. Quá nhiều canxi làm trẻ đau bụng, tiêu chảy hoặc ăn uống mất ngon.
- Cơ thể hấp thu chất lượng khi thừa canxi. Các chất như sắt và kém sẽ bị ức chế hấp thu khi thừa canxi. Khi cơ thể thiếu hai chất này sẽ không đủ sức khỏe để vận động. Huyết áp giảm, nhịp tim thất thường khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác suy giảm.
- Gây ra bệnh sỏi thận: Canxi dư thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu. Thận phải hoạt động quả tải, nguy cơ hình thành sỏi niệu quản và sỏi thận tăng cao.
1.2. Nhu cầu canxi của trẻ sơ sinh
Nhu cầu canxi cho trẻ sơ sinh sẽ tăng theo từng giai đoạn. Ba mẹ nên bổ sung canxi cho trẻ đủ để phòng ngừa bệnh còi xương. Trẻ sơ sinh cần Canxi để đảm bảo hệ xương vững chắc, cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật. Do đó, nếu được cung cấp đủ Canxi trẻ lớn lên sẽ có hệ xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương.
Để hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ, bé cần bổ sung canxi theo tiêu chuẩn:
- Trẻ trong độ tuổi từ 0 – 6 tháng: 300mg canxi /ngày
- Khi trẻ đạt 6 – 11 tháng : 400 mg canxi/ngày
- Trẻ ở độ tuổi từ 1 – 3 tuổi: 500 mg canxi/ngày
- Giai trong giai đoạn từ 4 – 6 tuổi: 600mg canxi/ngày
- Đối với trẻ từ 7 – 9 tuổi: 700 mg canxi/ngày.
Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú cần khoảng 1000 mg canxi/ngày nên mẹ cần lưu ý ăn đầy đủ chất và không bỏ bữa để đảm bảo cung cấp đủ lượng Canxi cho trẻ qua sữa mẹ.
2. Cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh
Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh có thể thực hiện qua các cách dưới đây:
2.1. Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ
Trong từng giai đoạn phát triển, trẻ sẽ cần lượng Canxi khác nhau nên cách bổ sung cũng không giống nhau. Trẻ dưới 6 tháng, thức ăn chính là sữa mẹ nên cần bổ sung canxi cho mẹ qua khẩu phần ăn hàng ngày.
Trẻ sơ sinh sẽ lấy Canxi gián tiếp từ sữa mẹ là nguồn bổ sung dồi dào và dễ hấp thụ nhất. Với cách bổ sung canxi cho bé này, chế độ ăn của người mẹ cần đảm bảo có các thực phẩm giàu Canxi như sữa, thực phẩm làm từ sữa, các loại hải sản, rau xanh như rau cải bó xôi, cải thìa, rau chân vịt…. và các loại hạt, ngũ cốc.
2.2. Bổ sung canxi cho bé bằng cách tắm nắng
Tắm nắng cũng là cách bổ sung Canxi và vitamin D cho trẻ sơ sinh đơn giản để thúc đẩy quá trình tạo và sản sinh vitamin D trong cơ thể. Mẹ hãy cho trẻ tắm nắng khoảng từ 10 – 30 phút mỗi ngày tùy và thời tiết và các mùa trong năm.
2.3. Dùng thuốc bổ sung canxi cho trẻ
Nếu mẹ muốn bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc dạng nhỏ giọt hoặc ống thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Canxi rất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu bổ sung thừa sẽ dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe.
Lượng canxi được đo bằng miligam (mg), tham khảo liều dùng canxi sử dụng cho trẻ sơ sinh như sau:
Trẻ sinh thiếu tháng: Trẻ sinh non sẽ có nhu cầu canxi khác với trẻ sinh đủ tháng. Trẻ thiếu tháng nhất là những bé có cân nặng dưới 1,6kg có nguy cơ cao bị còi xương thì mẹ nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa để bổ sung loại Canxi phù hợp cho trẻ và liều dùng vừa đủ.
Trẻ sinh đủ tháng:
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi cần cung cấp đủ 200mg canxi/ngày.
- Trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi cần cung cấp đủ 260mg canxi/ngày.
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần cung cấp đủ 700mg canxi/ngày.
2.4. Dùng sữa công thức
Trường hợp trẻ uống sữa công thức hoàn toàn và uống hơn 900ml sữa/ngày thì không cần bổ sung thêm Canxi. Đa số các loại sữa công thức đều có thành phần Canxi đủ cho tháng tuổi của trẻ nên mẹ thắc mắc bé có cần bổ sung Canxi không và liều lượng bao nhiêu hãy đến gặp bác sĩ.
3. Những điều cần lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ
Canxi có vai trò quan trọng trong cơ thể trẻ nên bổ sung Canxi đúng cách cho bé luôn là điều cha mẹ quan tâm. Vậy cần lưu gì khi bổ sung Canxi cho trẻ như sau:
- Cần bổ sung Canxi cho trẻ đúng thời điểm
Không chỉ cần đúng liều lượng mà thời điểm cũng rất quan trọng để có hiệu quả tốt nhất. Thời điểm bổ sung canxi cho trẻ lý tưởng nhất là vào buổi sáng sau ăn khoảng 30 – 60 phút. Đây là lúc trẻ vừa được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên quá trình tổng hợp vitamin D và hấp thụ Canxi tốt nhất.
Lưu ý không cho trẻ uống Canxi vào buổi chiều hoặc buổi tối sẽ bị lắng đọng trong cơ thể, bị khó ngủ, tăng nguy cơ bị táo bón và sỏi thận.
- Nên dùng Canxi kết hợp với vitamin D
Vitamin D và Canxi là bộ đôi kết hợp không thể tách rời, do Vitamin D là chất dẫn truyền giúp cơ thể trẻ hấp thụ Canxi tốt hơn. Nên muốn trẻ hấp thụ Canxi tốt nhất mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng hoặc mẹ ăn những loại thực phẩm giàu vitamin D như dầu gan cá, cá hồi, lòng đỏ trứng, sữa chua, sữa… rồi cho bé bú.
- Bổ sung Canxi cho trẻ sơ sinh qua đường ăn uống
Cách này chỉ phù hợp với trẻ trên 6 tháng và đã ăn dặm nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 50% lượng Canxi cần thiết cho trẻ. Nhưng cách này lại được áp dụng nhiều và hiệu quả, cha mẹ cho bé ăn những thực phẩm bổ dưỡng, giàu Canxi.
Sữa mẹ là cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh tốt nhất. Trường hợp mẹ ít sữa không đủ cho con bú thì cần bổ sung canxi ngoài theo kê đơn của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
Các thực phẩm giàu Canxi cho bé như hải sản gồm tôm, cua, cá, sò… các loại rau cải xoăn, bắp cải, sữa, phomai đều tăng cường sức khỏe cho hệ xương. Trong rau xanh có chứa nhiều vitamin K là yếu tố hình thành osteocalcin có tác dụng tích tụ Canxi vào xương.
Lưu ý lượng canxi bé hấp thụ được vào cơ thể chỉ khoảng 20% còn lại sẽ bài tiết ra ngoài nên cha mẹ có thể cho con ăn thêm sữa chua hay uống thêm sữa để bé phát triển chiều cao.
- Cần chú ý đến liều lượng bổ sung canxi cho trẻ
Mỗi độ tuổi sẽ cần nhu cầu Canxi khác nhau nên trẻ càng lớn thì nhu cầu Canxi càng cao. Do đó, cha mẹ cần chú ý đến độ tuổi của con mình để bổ sung Canxi liều lượng phù hợp.
Bổ sung Canxi vừa đủ sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh nhưng nếu uống quá liều lượng dẫn đến thừa Canxi sẽ khiến trẻ gặp những hậu quả không tốt như đau xương, buồn nôn, táo bón. Đặc biệt, nếu bị thừa Canxi trong thời gian dài còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn như khiến cơ thế bị giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, magie, kẽm… tích tụ nhiều còn gây vôi hóa cột sống. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo liều lượng đầy đủ và phù hợp tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hy vọng bài viết sau từ PamperMe đã cung cấp cho bạn đủ kiến thức hữu ích khi cần bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, hãy dùng bổ sung Canxi theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.