PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

CÁCH BẢO QUẢN SỮA MẸ ĐỂ AN TOÀN CHO TRẺ SƠ SINH

Chăm sóc trẻ

“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ“. Trong sữa mẹ có tất cả các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ sơ sinh như đạm, bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Vậy các bạn có thắc mắc rằng nếu sữa mẹ khi hút ra để trong ngăn mát hay cấp đông có còn đầy đủ dưỡng chất cho bé hay không? Sau đây học theo cách của Pamperme để bảo quản sữa mẹ đúng cách để an toàn cho trẻ sơ sinh.

Cai ti đêm giúp trẻ không còi cọc

Vệ sinh cho trẻ sơ sinh

Để bảo quản sữa mẹ tốt, vấn đề vệ sinh là vô cùng quan trọng. Trước khi hút sữa hay vắt sẽ mẹ nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng. Cần vệ sinh dụng cụ vắt sữa, hút sữa và bình chứa sữa. Khu vực để sữa nên để riêng không nên dính với thực phẩm và nhất là các loại thực phẩm sống. Nên để sữa ở ngăn cao nhất trong tủ lạnh để tránh các chất dơ rơi từ trên xuống. Bạn nên để sữa ở nơi sâu nhất trong tủ lạnh và lưu ý không để ở cửa tủ lạnh bạn nhé.

Dụng cụ trữ sữa

Mẹ nên lựa chọn các loại bình thủy tinh hoặc bình nhựa mềm (PP=Polypropylene hoặc BPA Free). Bình phải có nắp đậy kín, chắc chắn để không bị nhiễm khuẩn từ môi trường tủ lạnh.

Các mẹ cũng có thể lựa chọn túi trữ sữa vì túi trữ sữa sẽ ít tốn diện tích hơn hình, tiện lợi. Khi chọn túi trữ sữa mẹ nên chọn các loại túi trữ sữa chuyên dụng có đặc điểm dày, khó thủng, khóa zip chắc chắn. Không nên chọn các loại túi zip thông thường dùng để trữ thức ăn. 

bảo quản sữa mẹ

bảo quản sữa mẹ

Sau khi hút sữa, mẹ nên đựng sữa ở đâu?

Sau khi vắt sữa ra mẹ nên cho vào bình chứa sữa, lưu ý sữa chứa trong chai hay túi đều phải chừa 2,5cm ở phía trên để có chỗ cho sự giãn nở của chất lỏng. Đối với túi để nằm mẹ cần ép tối đa không khí trong túi ra ngoài trước khi khóa túi lại. Mẹ nên chứa từ 60-120ml cho 1 túi tương đương với 1 cữ bú của bé. Mẹ nên ghi ngày tháng trên túi/ bình để biết ngày hết hạn.

Có nên trộn lẫn sữa mới vắt và sữa cũ với nhau không?

Bạn có thể trộn sữa mới vắt và sữa cũ trong các trường hợp sau:

  • Sữa mẹ mới vắt và sữa mẹ ở nhiệt độ phòng, miễn là sữa cũ vẫn còn hạn sử dụng (trên 26 độ C, trong vòng 4 giờ). Bây giờ bạn có thể cho bé sử dụng ngay hoặc trữ sữa. 
  • Sữa mẹ mới vắt đã cho vào tủ lạnh và sữa đã được bảo quản lạnh trước đó. Có nghĩa là các cữ sữa vắt được ở các thời điểm khác nhau trong ngày được làm lạnh ở cùng một nhiệt độ có thể trộn lại với nhau và trữ ở ngăn đông. 
  • Sữa mẹ mới vắt và sữa mẹ đã rã đông miễn là sữa ở cùng nhiệt độ. Tuy nhiên bạn cần lưu ý nếu trộn sữa mẹ đã rã đông và sữa mới vắt thì bạn nên cho bé sử dụng trong vòng 24 giờ. Không trữ đông sữa đã trộn lại nữa.

Và không nên trộn sữa mẹ trong các trường hợp sau:

  • Không nên trộn sữa mẹ mới vắt của ngày hôm nay với sữa ngày hôm qua, thậm chí là sữa của tuần trước vì không đảm bảo được an toàn. Đặc biệt nếu bạn đang trong một môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn thì khi lấy sữa, sữa của bạn sẽ rất dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Lúc này, bạn nên bỏ lượng sữa đã vắt này đi.

Thời gian bảo quản của sữa mẹ là bao lâu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng:

  • Ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C): Sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ.
  • Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C): Thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ.
  • Trong ngăn mát tủ lạnh: Tối đa 48 giờ.
  • Trong ngăn đá tủ lạnh: Loại tủ lạnh loại 1 cửa (tủ loại nhỏ): Tối đa là 2 tuần. Tủ lạnh loại 2 cửa (có cửa riêng cho ngăn đá và ngăn mát): tối đa là 4 tháng. Với loại tủ đông lạnh chuyên dụng: trữ được tối đa trong 6 tháng.
bảo quản sữa mẹ cho trẻ sơ sinh

bảo quản sữa mẹ

Cách rã đông sữa đúng cách cho trẻ sơ sinh

Các mẹ nên ưu tiên sử dụng sữa cũ trước vì sữa này có hạn sử dụng ngắn hơn. Có 2 cách rã đông:

  • Rã đông chậm: Mẹ lấy sữa mẹ từ ngăn đông qua ngăn mát để qua đêm, thông thường sẽ mất khoảng 8-12 giờ để sữa rã đông hoàn toàn. Thông thường nên sử dụng cách rã đông chậm vì việc thay đổi nhiệt độ từ từ giúp các chất trong sữa mẹ được giữ ở trạng thái tốt nhất. 
  • Rã đông nhanh: cho chai/ túi sữa chảy dưới vòi nước ấm hoặc cho vào tô nước ấm (không dùng nước nóng quá 40 độ C). Việc rã đông nhanh sẽ làm cho lượng chất béo trong sữa mẹ giảm nhiều hơn nhưng vẫn sẽ đủ chất cho con phát triển nên trước giờ có mẹ nào thường xuyên rã đông nhanh cũng đừng quá lo lắng. 

Mẹ lưu ý không dùng lò vi sóng để rã đông sữa vì mẹ sẽ không kiểm soát được nhiệt độ và sẽ có những điểm nóng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, bên cạnh đó một số hoạt tính trong sữa sẽ bị giảm đi.

Cách hâm sữa đúng cách

Đầu tiên mẹ cần bỏ một lượng sữa đã rã đông vừa đủ cho cữ bú của trẻ sơ sinh vào bình, phần còn lại để trong ngăn mát. Sau đó cho bình sữa vào tô nước ấm (nước không quá 40 độ C), thay nước thường xuyên hoặc cũng có thể dùng máy hâm sữa có nhiệt độ nước ổn định để tiết kiệm thời gian.

Nhớ nhỏ một lượng nhỏ sữa ra tay để kiểm tra nhiệt độ trước khi cho trẻ sơ sinh bú mẹ nhé.

Hiện tượng sữa rã đông đổi màu

Khi rã đông sữa mẹ, bạn sẽ thấy trên bề mặt sữa có một váng dầu màu vàng thì đừng bỏ đi nhé. Lớp váng dầu này chứa các chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ như omega 3, DHA,… Vậy nên sau khi kiểm tra mùi vị và màu sắc của sữa không có gì bất thường thì mẹ cứ lắc đều lên để 2 lớp hòa vào nhau và cho trẻ sơ sinh sử dụng nhé.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt