PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Cách tắm cho trẻ sơ sinh theo chuẩn quốc tế

23 Th9 2019Chăm con, Chia sẻ, Kiến thức

Cách tắm cho trẻ sơ sinh theo chuẩn quốc tế

23 Th9 2019 | Chăm con, Chia sẻ, Kiến thức

Việc tắm rửa cho bé là một kinh nghiệm cũng như một trải nghiệm mà các bậc cha mẹ cần nắm rõ và trân trọng vì đây là khoảng thời gian hình thành mối liên kết giữa ba mẹ và bé, là lúc bé không bị phân tâm, khi đó thành viên bé bỏng trong gia đình bạn tận hưởng cảm giác thích thú với việc tắm nước ấm. Tuy nhiên, cách thức nuôi dạy bé phổ biến này thường đặt ra nhiều vấn để, đôi khi là lo lắng của các bậc cha mẹ khi đâu là thời điểm và đâu là cách làm tốt nhất.

1. Thời điểm thích hợp để bé tắm lần đầu tiên sau khi sinh?

Thời gian để tắm cho bé lần đầu sau sinh là một chủ đề thường được thảo luận và đã thay đổi trong những năm gần đây. Trong khi hầu hết các tổ chức khuyến nghị nên tắm cho bé từ 1 đến 2 giờ sau khi sinh, một số người lại có quan điểm khác.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo chúng ta nên trì hoãn việc tắm cho bé đến 24 giờ sau khi sinh, hoặc đợi ít nhất 6 giờ nếu không thể để một ngày được vì lý do các phong tục tập quán.

2. Tại sao phải chờ như vậy?

Dưới đây là một số lý do tại sao hiện nay nên trì hoãn việc tắm cho bé:

  • Thân nhiệt và đường máu: trẻ tắm ngay lập tức có thể bị nhiễm lạnh và thân nhiệt tăng lên nhanh chóng. Áp lực của việc tắm sớm cũng khiến cho một số bé dễ bị giảm lượng đường trong máu (hạ đường huyết)
  • Sự liên kết với bé và việc cho bú: việc đưa bé đi tắm quá sớm có thể làm cản trở sự chăm sóc da kề da của mẹ (skin-to-skin, thực hiện da kề da sau sinh không những giúp người mẹ giảm đau mà mối quan hệ mẫu tử cũng sẽ thêm thắt chặt), sự hình thành mối liên kết giữa mẹ và bé và việc cho bú sớm được thành công. Một nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ thành công của việc cho con bú ở bệnh viện sẽ tăng lên 166% khi việc cho tắm lần đầu tiên của bé sau khi chào đời được hoãn lại trong 12 giờ so với việc cho bé đi tắm ngay trong một hai giờ đầu.

Chú ý: ngoại lệ, các bé của những mẹ bị nhiễm HIV hoặc virus viêm gan sẽ được tắm sau khi lần bú đầu tiên để giảm nguy cơ truyền nhiễm cho đội ngũ nhân viên của bệnh viện và các thành viên khác trong gia đình.

3. Trẻ nên được tắm bao nhiêu lần khi được về nhà?

Trẻ sơ sinh không nên tắm hàng ngày. Chúng hiếm khi đổ mồ hôi hay bẩn đến mức phải tắm thường xuyên như vậy.

Tắm 3 lầm một tuần trong một năm đầu đời của bé là vừa đủ. Việc cho bé tắm thường xuyên hơn có thể làm da bé bị khô.

4. Trẻ có thể tắm trước khi bé rụng dây rốn không?

Chỉ cho bé tắm bằng phương pháp SPONGE BATH – lau người bằng khăn ướt, tránh phần cuống rốn để không làm ướt dây rốn, cho đến khi dây rốn của bé rụng, thường khoảng 8 tuần sau khi sinh. Nếu thời gian này lâu hơn bình thường, có thể đã xảy ra vấn đề gì đó, khi đó hãy mang bé đến bác sĩ nếu dây rốn của bé chưa khô và rụng trước khi bé được 2 tháng tuổi.

5. Làm thế nào để tắm Sponge Bath cho bé:

Tắm Sponge Bath là một kiểu tắm bình thường, ngoại trừ việc không đưa trẻ vào trong nước.

Mẹo tắm Sponge Bath an toàn cho trẻ:

  • Chuẩn bị mọi thứ trước khi bạn bắt đầu. Cần có 1 chậu nước, một chiếc khăn ướt nhúng trong nước xà phòng, một chiếc khăn khô và bất cứ thứ gì bạn có thể cần trong tầm tay trước khi bắt đầu.
  • Đặt bé lên một bề mặt sao cho thoải mái nhất cả với bạn và bé – có thể thay bằng một chiếc bàn, giường ngủ, sàn nhà hoặc một chiếc kệ gần bồn nước để tắm cho bé. Trải lên bề mặt một chiếc chăn hoặc một chiếc khăn bông. Nếu đặt bé ở một mặt phẳng cao hơn mặt sàn, hãy luôn sử dụng một dây đeo hoặc giữ cố định một tay vào bé để đảm bảo an toàn, tránh làm bé bị té.
  • Hãy bắt đầu tắm cho bé ở phần mặt trước. Dùng khăn ẩm để rửa mặt, chú ý cẩn thận không để nước vào mắt hoặc miệng của bé. Sau đó nhúng vào chậu nước trước khi lau các phần còn lại của cơ thể bé, và cuối cùng là vùng bé mặc tả.
  • Giữ ấm cho bé: Trong khi tắm, hãy cuộn bé trong một chiếc khăn khô và chỉ mở ra ở những phần mà bạn sẽ tắm cho bé. Hãy chú ý đặc biệt tới những vùng có nếp nhăn hay nếp gấp như ở dưới cánh tay (nách), phía sau lỗ tai, xung quanh cổ,  và bộ phận sinh dục đối với bé gái.

6. Khi nào thì bé sẵn sàng cho việc tắm thường xuyên hơn?

Khi vùng rốn của bé đã rụng và lành, bạn có thể thử đặt bé trực tiếp xuống nước. Lần đầu tiên của bé nên được thực hiện một cách nhẹ nhàng và ngắn nhất có thể, bé có thể phản ứng một chút (nếu điều này xảy ra hãy tiếp tục tắm bé bằng phương pháp Sponge bath trong một hai tuần nữa rồi tiếp tục thử cho bé tắm với nước lại). Bé thường sẽ không phản ứng gì nếu đã sẵn sàng cho việc tắm với nước.

Mẹo chuẩn bị bồn tắm an toàn cho bé:

  • Sử dụng bồn tắm cho trẻ sơ sinh hoặc bồn rửa. Ủy ban Sản phẩm tiêu dùng an toàn Hoa Kỳ khuyến nghị nên dùng bồn tắm bằng nhựa cứng có thành dốc bề mặt có hoa văn hoặc có chỗ tựa (để bé không bị trượt). Chỉ sử dụng bồn tắm cho trẻ sơ sinh được sản xuất từ ngày 2 tháng 10 năm 2017 trở về sau để đáp ứng được các yêu cầu hiện hành. Một số cha mẹ sẽ thấy dễ nhất là tắm cho bé trong bồn tắm, bồn rửa hoặc một chiếc bồn nhựa được lót một chiếc khăn sạch. Đôi khi điều dễ nhất lại là điểu tốt nhất, chỉ cần bạn cẩn thận, một chiếc bồn rửa có đủ thứ như vòi và tay cầm.
  • Hãy tránh sử dụng ghế tắm cho bé. Những chiếc ghế này giúp giữ bé có thể ngồi ở tư thế thẳng đứng lưng trong bồn tắm của người lớn, nhưng thật không hay khi người lớn có thể bỏ qua hoặc vô ý làm cho bé rơi xuống nước và bị đuối.
  • Thực hiện giám sát bé không rời, bạn nên có một chiếc khăn hoặc một món đồ tắm nào đó trong tầm với của bạn để giữ bé mọi lúc. Nếu bạn quên thứ gì đó hoặc cần trả lời điện thoại hoặc mở cửa trong khi tắm cho bé, bạn phải mang bé theo.
  • Kiểm tra nhiệt độ của nước tắm: đổ vào chậu với mực nước cao khoảng 2 inch (tương đương 5cm), đảm bảo là nước ấm không nóng khi bạn cho khuỷu tay hoặc cổ tay vào. Nếu bạn đổ nước vào bằng vòi hãy bật nước lạnh trước (và tắt cuối) để tránh làm bỏng cho bé và chính bạn. Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị nhiệt độ nóng nhất trên vòi không được quá 120 độ F (tương đương 49 độ C) để tránh bị bỏng. Trong nhiều trường hợp, bạn phải điểu chỉnh cài đặt máy nước nóng để không vượt quá nhiệt độ cho phép này. Nước máy quá nóng có thể gây bỏng rất nhanh, có thể nghiêm trọng tới mức phải nhập viện hoặc thậm chí phải phẫu thuật. Trong thực tế, bỏng nước nóng là nguyên nhân hàng đầu gây bỏng ở trẻ sơ sinh.
  • Hãy giữ ấm cho trẻ: khi đã cởi đồ cho bé, hãy đặt bé xuống nước ấm ngay để bé không bị lạnh. Sử dụng một tay của bạn đỡ đầu bé và tay kia đỡ bé đưa vào bồn, đặt chân xuống trước. Thỏ thẻ với bé một cách khích lệ và nhẹ nhàng hạ thấp phần còn lại của cơ thế cho đến khi bé đã ở trong bồn tắm. Phần lớn phần cơ thể và phần mặt của bé phải cao hơn mực nước trong bồn để đảm bảo an toàn, vì vậy bạn phải thường xuyên vẩy nước ấm lên cơ thể để giữ ấm cho bé.
  • Bạn không nên sử dụng quá nhiều xà phòng để tắm cho bé vì xà phòng có thể làm khô da bé. Nếu cần thiết phải dùng chất tẩy rửa ở những chỗ bẩn thì chỉ nên sử dụng xà phòng có độ pH trung tính nhẹ mà không có chất phụ gia. Rửa sạch xà phòng khỏi ngay lập tức sau khi dùng. Gội đầu cho bé 2 hoặc 3 lần một tuần bằng dầu gội nhẹ hoặc sửa tắm.
  • Bạn có thể thấy một số mảng vảy trên da đầu của bé được gọi là nắp nôi  (các mảng có dầu hoặc có vảy trên da đầu bé), đừng lo vì đây là một trạng thái vô hại và xuất hiện ở nhiều bé. Bạn có thể loại bỏ nó bằng bàn chải lông mềm trong khi gội đầu trong bồn tắm, nhưng cũng không sao nếu bạn cứ mặc kệ nó nếu nó không gây khó khăn cho bạn trong việc tắm cho bé. Những mảng này không ảnh hưởng tới bé của bạn, và dần dần nó sẽ tự bong khỏi da đầu của bé.
  • Để bé vui đùa trong bồn tắm. Nếu bé của bạn thích tắm, hãy cho bé thêm thời gian để té nước và vui đùa trong nước. Con bạn sẽ càng thích thú khi tắm và càng không sợ nước. Việc đi tắm với bé nên là một trải nghiệm thật sự vui vẻ và nhẹ nhàng, vì vậy đừng cho bé tắm một cách vội vàng trừ khi bé không vui.
  • Khi còn bé, để bé ngoan ngoãn cho bạn tắm rửa, đồ chơi không thực sự cần thiết với bé vì chỉ cần ở trong nước là đủ thú vị rồi nhưng khi bé đủ lớn có thể sẽ cần đến. Đồ đựng, đồ chơi, thậm chí có thể là sách không thấm nước sẽ là một công cụ tuyệt với giúp bé tập trung và ngoan ngoãn để cho bạn tắm.
  • Đưa bé ra và lau khô: khi tắm xong, hãy nhanh chóng quấn khăn quanh đầu và cơ thể để giúp bé giữ ấm khi bé còn ướt. Tắm cho trẻ ở mọi lứa tuổi dễ làm bạn bị ướt, vì vậy bạn có thể đeo tạp dề vải hoặc choàng khăn qua vai để giữ cho mình khô ráo. Nhẹ nhàng dùng khăn vỗ nhẹ vào bé cho khô và thoa một lượng nhỏ kem dưỡng ẩm không gây dị ứng ngay sau khi tắm để giúp ngăn bé bị khô da hoặc chàm.

Hãy nhớ rằng …

Khi bạn đã biết những điều cơ bản thì việc tắm cho bé sẽ trở nên dễ dàng. Chỉ cần đảm bảo cho thiên thần nhỏ của bạn luôn thoải mái và an toàn trong thời gian tắm và đừng quên tận hưởng những khoảnh khắc đặc biệt trong thời gian này nhé !!!

PamperMe Việt Nam

Website: pamperme.com.vn

Fanpage: facebook.com/Pampermevietnam

Hotline: 0902.422.188

Các chi nhánh của PamperMe tại HCM:

PamperMe Quận 7:
19 – 21 đường số 3, KĐT Him Lam, P. Tân Hưng

PamperMe Gò Vấp:
450 Nguyễn Văn Khối, P. 8

PamperMe Tân Bình:
16 Nguyễn Thái Bình, P. 4

PamperMe Tân Phú:
82 Lê Thúc Hoạch, P. Phú Thọ Hòa

PamperMe Bình Tân:
129 Vành Đai Trong, P. Bình Trị Đông B

PamperMe Phú Nhuận:
86/9 Thích Quảng Đức, P. 5

PamperMe Bình Tân:
193 Chiến Lược, P. Bình Trị Đông

PamperMe Quận 9:
01.07 Lô B1, Căn Hộ The Art, 523A Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức