PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh và những nguyên tắc cần lưu ý

Cẩm nang, Chăm sóc trẻ

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc khó khăn và đầy thử thách với những người lần đầu làm cha mẹ. Không chỉ tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong những tuần đầu đời mà còn cần chuẩn bị mọi mặt từ giai đoạn trước sinh để tránh bỡ ngỡ cũng như stress vì con quấy khóc, ốm vặt. Vậy trẻ sơ sinh cần được chăm sóc như nào để có được sức khỏe tốt và phát triển toàn diện? Bài viết sau đây của PamperMe sẽ chia sẻ đầy đủ về cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z.

1. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong những tuần đầu đời

Bên cạnh sự giúp đỡ từ những người thân trong gia đình thì ba mẹ cần phải nắm vững kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh để bé được phát triển tốt nhất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết của PamperMe về cách chăm sóc trẻ theo từng tuần sau khi chào đời:

Chăm sóc trẻ sơ sinh trong những tuần đầu

Trong giai đoạn đầu đời, phải chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào?

1.1. Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Tuần đầu tiên sau sinh là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nghiên cứu cho thấy, bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi nếu không được chăm sóc đúng cách thì tỉ lệ tử vong có thể lên tới 50%.

Phần lớn thời gian ở giai đoạn này, bé thường chỉ ngủ và thức dậy khi đói hoặc cần đi vệ sinh. Do đó, cần phải chú trọng đến việc giữ ấm cơ thể cho bé, có thể để trẻ nằm bên cạnh để nhận được hơi ấm từ mẹ. Ngoài ra, bú sữa non giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch mạnh mẽ, giúp phòng tránh các bệnh về tiêu chảy và hô hấp.

Chăm sóc trẻ 1 tuần tuổi

Cách chăm sóc cho trẻ 1 tuần tuổi

1.2. Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

Khi được 2 tuần tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng của mình. Mặc dù lúc này bé chỉ ăn, ngủ và đi vệ sinh mà không có nhiều hoạt động khác nhưng ba mẹ có thể quan sát cân nặng của bé đã có dấu hiệu cải thiện, thậm chí vượt qua trọng lượng ban đầu khi mới sinh.

Thời điểm này mẹ nên tăng tần suất cho bé bú, mỗi cữ bú cách nhau từ 2 đến 3 giờ. Trong trường hợp thiếu sữa, mẹ cần sớm tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Chăm sóc trẻ 2 tuần tuổi

Cách chăm sóc cho trẻ 2 tuần tuổi

Ngoài ra, trong giai đoạn chăm sóc trẻ sơ sinh ở tuần thứ 2, tình trạng vàng da của bé thông thường đã giảm đi. Nếu như tình trạng trở nặng thì vạn cũng cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

1.1. Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh bước vào giai đoạn tuần tuổi thứ 3 sẽ có những chuyển biến đáng kể. Bé có khả năng kiểm soát cơ bắp và có những chuyển động uyển chuyển hơn, phản xạ nhanh hơn và tập trung tốt hơn. Lúc này bé đã có thể tự nâng đầu lên một góc 45 độ khi nằm sấp.

Bên cạnh đó, bé đã bắt đầu ghi nhớ được nhiều hình dạng phức tạp và chăm chú vào đồ chơi trong tầm nhìn. Tuy nhiên, bé có thể cũng khó chịu hơn và khóc nhiều hơn vì đói, khát hay bị trào ngược,… Mẹ nên thông báo cho bác sĩ nếu bé khóc liên tục trong nhiều giờ đồng hồ.

Ngoài ra, ở giai đoạn này, da của trẻ có thể xuất hiện các nốt mụn, phát ban,… Nguyên nhân là do hệ tuần hoàn của bé chưa trường thành và hiện tượng này sẽ biến mất sau ít ngày. Mẹ không cần quá lo lắng mà hãy chú ý chăm sóc trẻ sơ sinh kỹ lưỡng và vệ sinh sạch sẽ.

Chăm sóc trẻ 3 tuần tuổi

Cách chăm sóc cho trẻ 3 tuần tuổi

Ở giai đoạn trẻ 3 tuần tuổi, mẹ cũng nên chú trọng đến việc điều chỉnh thói quen ngủ của bé. Bằng việc giới hạn thời gian ngủ vào ban ngày trong khoảng 3 đến 4 giờ, bé có thể phân biệt được được ngày và đêm. Ngoài ra, ở thời điểm này, sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé vẫn còn yêu nên mẹ hạn chế cho trẻ ra ngoài và tiếp xúc với nhiều người.

1.1. Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

Trong tuần thứ 4, trẻ sơ sinh đã có khả năng phản ứng với tiếng ồn thông qua các phản xạ như giật mình, khóc hoặc im lặng. Khi bé ngưng khóc, mẹ hãy tạo thói quen vận động sớm cho trẻ sơ sinh bằng bài tập nằm sấp. Điều này giúp cải thiện sức khỏe thể chất cho bé.

Ngoài ra, lúc này bé cũng thường xuyên cảm thấy đói và đòi ăn nhiều hơn. Vậy nên mẹ hãy chú ý chăm sóc trẻ sơ sinh bằng cách đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Chăm sóc trẻ 4 tuần tuổi

Cách chăm sóc cho trẻ 4 tuần tuổi

2. Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh toàn diện cho từng bộ phận

2.1. Chăm sóc phần đầu

Trong quá trình vệ sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh, ba mẹ cần chú ý đến 2 thóp (điểm mềm) trên đầu của bé.

Thóp thứ nhất nằm ở đỉnh đầu, có hình dạng giống viên kim cương. Kích thước của điểm mềm này tương đối lớn vào khoảng 5cm. Thóp này thường sẽ đóng lại khi trẻ đủ 6 tháng tuổi và đóng hoàn toàn khi bé đạt 2 tuổi.

Thóp thứ hai nằm ở phía sau đầu, hình dạng giống như hình tam giác. Kích thước của điểm mềm này đạt khoảng 1cm. Thóp này thường đóng lại sớm hơn, có thể ngay sau khi bé vừa chào đời hoặc khi bé đủ 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, nó có thể mở lại khi bé 2 tuổi để cung cấp một khoảng không gian cần thiết cho não phát triển.

Chăm sóc phần đầu cho trẻ sơ sinh

Ba mẹ cần chú ý 2 thóp đầu khi chăm sóc cho trẻ

Cả hai thóp đều có chức năng bảo vệ não bộ và giúp hộp sọ thay đổi theo kích thước phù hợp. Từ đó, tạo điều kiện cho não bộ phát triển tốt trong năm đầu đời. Nếu ba mẹ phát hiện thóp bị lõm xuống hoặc bị phồng lên liên tục thì hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ ngay.

2.2. Cẩm nang chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh

Thông thường vào giai đoạn tuần thứ 14 đến 15 của thai kỳ, các nang tóc của bé đã bắt đầu phát triển để chuẩn bị cho việc mọc tóc sau này. Tuy nhiên, khi vừa chào đời, việc bé có hay không có tóc là điều bình thường. Bởi thời gian mọc tóc có thể kéo dài từ 6 tháng đến 2-3 năm.

Khoảng 2-3 tháng sau sinh, bé có thể trải qua giai đoạn tẩy tế bào chết ở da đầu. Để giúp tóc phát triển khỏe, mẹ lưu ý giữ trẻ nằm ngửa khi thức, không nên chải tóc quá mạnh. Ngoài ra, hãy sử dụng gối có chất liệu thoáng khi và thấm hút tốt.

chăm sóc tóc trẻ sơ sinh

Chăm sóc thế nào để giúp tóc của trẻ thêm chắc khỏe?

2.3. Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Vì là vết thương hở nên cuống rốn cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng mà không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu.

Dưới đây là các bước chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh:

  • Bước 1: Rửa tay thật sạch và sát trùng tay bằng cồn 90 độ trước khi chăm sóc rốn cho trẻ.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của bé ra
  • Bước 3: Kiểm tra mặt cắt rốn và vùng xung quanh xem có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch hoặc chảy máu, có mùi hôi hay có gì bất thường không.
  • Bước 4: Thấm bống gòn vào nước chín vô trùng và lau rốn. Sau đó, thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
  • Bước 5: Sử dụng nước muối sinh lý để sát trùng vùng da quanh rốn.
  • Bước 6: Sử dụng lớp gạc mỏng đã vô trùng để che rốn cho bé.
  • Bước 7: Quấn tã dưới rốn của bé và cần lưu ý không để bất kỳ thứ gì vấy bẩn vào vùng này.
cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Ba mẹ cần chú ý vệ sinh cuống rốn đúng cách để tránh bị nhiễm trùng

Khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh, nếu thấy vùng rốn có một số biểu hiện sau thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay:

  • Xuất hiện dịch vàng, có mùi hôi hoặc có mủ ở rốn
  • Rốn bị chảy nhiều máu và khó cầm
  • Vùng da quanh rốn sưng tấy và viêm đó
  • Sau 3 tuần tuổi mà trẻ chưa rụng rốn

2.4. Cách chăm sóc da cho trẻ

Trẻ sơ sinh có làn da rất dễ bị tổn thương và cực kỳ nhạy cảm nên cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau :

  • Cho bé mặc quần áo chất liệu cotton mềm, thoáng mát, hãy cắt bỏ mác và giặt sạch quần áo bằng nước giặt dành riêng cho bé để tránh bị kích ứng da.
  • Chọn loại bỉm có thành phần bông tự nhiên, an toàn không chứa hóa chất để hạn chế bị kích ứng da. Mỗi khi thay tã cần vệ sinh sạch sẽ, lau khô rồi mới mặc tã mới.
  • Giữ độ ẩm trên da thích hợp với điều kiện thời tiết, nếu mùa hanh khô hãy thoa kem dưỡng ẩm toàn thân và cả trên mặt cho bé để bé không khó chịu.
  • Chọn sữa tắm dịu nhẹ, độ pH trong mức cho phép phù hợp với làn da của trẻ để da bé không bị kích ứng.
  • Cho bé tắm nắng hàng ngày để hấp thụ thêm vitamin D3 và canxi rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ.
chăm sóc da trẻ sơ sinh

Ở giai đoạn sơ sinh, da của trẻ rất nhạy cảm nên cần chăm sóc kỹ lưỡng

3. Hướng dẫn cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

3.1 Quan sát vấn đề hô hấp của trẻ

Trong cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh toàn diện, hãy theo dõi hô hấp qua nhịp thở trung bình của trẻ theo từng độ tuổi, cụ thể: 

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở nhanh trên 60 lần mỗi phút
  • Trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi: nhịp thở nhanh khoảng trên 50 lần mỗi phút 
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: thở nhanh, nhịp thở khoảng trên 40 lần mỗi phút

Nếu trẻ thở nhanh kết hợp với bị khò khè, thở nặng tiếng, co thắt lồng ngực, nhịp thở không đều… thì ba mẹ hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay.

Hô hấp của trẻ sơ sinh

Chú ý đến vấn đề hô hấp của trẻ sơ sinh

Lưu ý: Những bé sinh non rất dễ gặp phải những triệu chứng ngừng thở diễn ra trong khoảng dưới 15 giây. Cha mẹ chú ý theo dõi nếu có biểu hiện này xuất hiện, hãy ôm bé rồi áp dụng phương pháp da kề da để kích thích bé thở lại như bình thường. Trong trường hợp trẻ vẫn thở ngắn hoặc ngưng thở quá 15 giây, da tím tái thì hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Nếu trẻ đang bị sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi thì mẹ hãy dũng nước muối sinh lý ấm nhỏ mũi hàng ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng không được cải thiện thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị và dùng thuốc phù hợp.

3.2. Theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh

Tiếp theo, khi chăm sóc trẻ sơ sinh hãy chú ý đến thân nhiệt của bé. Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ dao động trong khoảng từ 36,5 – 37,2 độ C. Nếu thân nhiệt hạ thấp, trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm phổi. Ngược lại nếu thân nhiệt tăng cao sẽ khiến trẻ bị sốt.

Để thân nhiệt của trẻ sơ sinh luôn giữ ở mức ổn định, cha mẹ hãy cho bé nằm trong không gian thoáng mát, có nhiều ánh sáng tự nhiên vào mùa hè và phòng ngủ cần kín gió vào mùa đông. Cha mẹ lưu ý không cho trẻ mặc quần áo quá dài hoặc quấn quá chặt sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng và cơ thể trẻ sẽ rất khó chịu, khiến trẻ quấy khóc.

Theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh

Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh

3.3. Hướng dẫn bế con đúng cách

Với các cặp vợ chồng trẻ và mới có em bé thì cách chăm sóc bé nhỏ làm sao cho đúng đắn và con mình được khỏe mạnh là luôn được quan tâm nhất, trong số các cách chăm sóc trẻ sơ sinh thì bế con đúng cách cũng chính là điều mà mọi người cần quan tâm.

Việc bế con đúng cách vô cùng dễ dàng khi mà các bạn chỉ cần bế con theo hướng nằm nghiêng, đầu cao hơn chân là được và sau vài tháng bé cứng cáp thì bạn có thể bế bé theo hướng thẳng đứng. Tuy nhiên các bạn chỉ cần quan tâm là không nên bế bé theo một tư thế quá lâu, nên thay đổi tư thế bế trẻ để con không cảm thấy mệt mỏi.

Bế trẻ sơ sinh

3.4. Chăm sóc cho trẻ sơ sinh khi bú

Mẹ cần cho bé bú đúng cách và đúng tư thế để lượng sữa chảy ra đều và bé hấp thụ tốt nhất. Cách cho bé bú đúng phương pháp chính là bế bé sao cho mũi bé ở vị trí ngang núm vú, bụng con áp vào bụng mẹ, đầu ti gần miệng cho bé tự động há miệng và bú sữa, mẹ không nên ép con ăn.

Trẻ mới sinh trong tháng đầu tiên mỗi ngày cần bú từ 8 – 12 cữ, mỗi cữ cách nhau từ 2 – 3 giờ để đảm bảo lượng sữa cung cấp đủ theo nhu cầu của trẻ nên mẹ cần cho bú đúng tư thế. 

Những tháng tiếp theo số cữ bú sẽ giảm dần và lượng sữa tăng lên do lực mút của trẻ mạnh hơn. 

cách cho trẻ bú

Cho trẻ bú no, đúng tư thế cũng rất quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh

3.5. Cách vỗ ợ hơi cho trẻ

Chăm sóc trẻ sơ sinh rất quan trọng nhất là sau khi bé ăn no mẹ cần vỗ ợ hơi để trẻ tiêu hóa tốt, hạn chế bị ọc sữa, trào ngược dạ dày.

Cách làm như sau: Mẹ hãy bế bé vác lên vai, bụng bé áp sát ngực mẹ, đầu tựa vào vai mẹ và khum bàn tay nhẹ nhàng vỗ từ từ vào lưng bé. Thực hiện lặp lại các động tác này trong khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ được hết lượng khí bé bú trong khi ăn sữa.

3.6. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi ngủ

Giấc ngủ có vai trò quan trọng quyết định xem bé phát triển toàn diện hay không. Muốn bé có giấc ngủ chất lượng mẹ cần quan tâm đến vị trí bé nằm, loại đệm để bé không cảm thấy nóng.

Ngoài ra, tâm lý của bé cũng quan trọng để có giấc ngủ ngon, cha mẹ cần trò chuyện cùng con trước khi đi ngủ để trẻ có tâm lý vui vẻ, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

Khi chăm sóc trẻ mới sinh cha mẹ cần chú ý đến giờ giấc ngủ, các cữ ngủ trong ngày của trẻ để điều chỉnh phù hợp với lịch sinh hoạt của trẻ và cho con ngủ đúng giờ. Mẹ nên tập cho bé thói quan tự ngủ và không nên ép bé ngủ hãy để bé tự ngủ khi có cơn buồn ngủ. 

Ngoài ra, để chất lượng giấc ngủ đảm bảo và không bị gián đoạn mẹ cần cho bé ăn đủ no, thay tã sạch sẽ để bé vào giấc ngủ dễ dàng. 

lưu ý khi đặt bé ngủ

Nên đặt bé trong môi trường yên tĩnh, thoải mái để đảm bảo chất lượng giấc ngủ

3.7. Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, được hầu hết các cha mẹ quan tâm để biết được cách tắm đúng cho bé không bị nhiễm lạnh. Bác sĩ khuyến cáo nhiều bậc cha mẹ nếu không tắm đúng cách trẻ rất dễ bị ốm.

Lưu ý khi tắm nên dùng nước ấm và tắm sạch những phần da nếp gấp như sau gáy, cổ, nách, khuỷu chân, tay, bẹn…Sau khi tắm xong phải lau khô bằng khăn bông mềm, giữ ấm cho bé.

Nếu mùa lạnh mẹ có thể thoa thêm dầu để giữ ấm cho cơ thể. Để tắm cho bé sơ sinh nhanh và không bị lạnh, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết khi tắm, tránh mất thời gian đi tìm.

tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho trẻ sơ sinh cần cẩn thận, đúng cách do da bé rất nhạy cảm

3.8. Thay tã và vệ sinh vùng kín cho trẻ

Nhiều người nghĩ thay tã cho trẻ rất đơn giản chỉ cần tháo tã cũ ra và thay tã mới là được, những cách làm này hoàn toàn sai lầm và không đúng cách khiến trẻ bị hăm và khó chịu. 

Do đó, để thay tã và vệ sinh vùng kín cho trẻ đúng cách mẹ cần chọn thương hiệu tã uy tín để sử dụng, tránh chọn những sản phẩm không có thương hiệu, không rõ nguồn gốc vì chất lượng sẽ không đảm bảo.

Lưu ý khi thay tã cần nâng chân bé lên thật nhẹ nhàng sau đó vệ sinh mông bé bằng nước ấm, thấm khô bằng khăn mềm. Khi mặc tã mẹ nên chọn loại tã vừa vặn, không chật quá cũng không quá lỏng để bé được thoải mái vận động và không cảm thấy khó chịu.

3.9. Massage và xoa bóp cho bé

Trong các cách chăm sóc sau sinh thì việc xoa bóp cũng như là massage cho bé là điều mà các bạn cũng phải thật quan tâm đến bởi em bé rất cần được thoải mái và thư giãn, chính vì thế mà xoa bóp cũng như massage chính là biện pháp giúp trẻ thư giãn tốt nhất.

Việc xoa bóp và massage cho bé đúng cách cũng được các bác sĩ khuyên bạn nên làm bởi nó đã được chứng minh là có nhiều tác dụng như:

  • Giúp bé thư giãn
  • Giúp phát triển sự yên tâm và tin cậy của bé đối với cha mẹ
  • Massage có thể cải thiện giấc ngủ của bé
  • Giúp tăng cường hệ miễn dịch
  • Cải thiện lưu thông máu và tình trạng da
  • Massage cho bé còn có thể hỗ trợ tiêu hóa
  • Massage cũng có giúp cho trẻ sơ sinh giảm thiểu các triệu chứng như đau bụng và trào ngược.
Xoa bóp cho trẻ sơ sinh

Massage đúng cách sẽ giúp trẻ được thư giãn và giảm stress

Để biết cách mát xa cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả thì bạn nên tham khảo hoặc hơn nữa thì có thể tham gia một khóa học chăm sóc bé tại các trung tâm, bệnh viện để có được cho mình những kinh nghiệm tốt nhất về chăm sóc trẻ nhỏ.

4. Một số lưu ý để chăm sóc cho trẻ sơ sinh đúng cách

Chăm sóc trẻ sơ sinh cần nắm vững những nguyên tắc cơ bản như cho bé có môi trường sống an toàn, lành mạnh, cho bé ăn và bú đúng cữ, ngủ đủ giấc để cơ thể thích ứng và phát triển toàn diện.

Đa phần những cha mẹ lần đầu có con đều không tránh khỏi lo lắng khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dù đang khỏe mạnh nhưng chỉ cần xuất hiện một vài thay đổi nhỏ cha mẹ cũng cần theo dõi cẩn thận hơn trong quá trình chăm sóc.

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh những việc làm khiến cha mẹ quan tâm là cho bé ăn no, giấc ngủ của bé, tiêu hóa…. Do đó, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, đừng quá lo lắng mà cần chú ý nhiều hơn đến hoạt động của bé để đảm bảo bé ăn ngoan, ngủ tốt.

lưu ý khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh

Các lưu ý quan trọng cần chú ý khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có làn da cực kỳ nhạy cảm nên khi chăm sóc trẻ mẹ không được bỏ qua những nguyên tắc sau đây: 

  • Tuyệt đối không để da trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất kích thích như xà phòng tắm thô, sữa tắm người lớn vì có chứa độ pH cao có thể làm da bé bị kích ứng.
  • Chọn sữa tắm có độ pH phù hợp với làn da của trẻ sơ sinh, chọn loại chuyên dụng cho trẻ để đảm bảo an toàn và giữ được độ ẩm trên da. 
  • Luôn giữ cho da bé có độ ẩm ổn định, thoa kem dưỡng ẩm phù hợp.
  • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng có hại trong môi trường như nước tiểu, phân… khi trẻ mặc tã. Do đó, mẹ cần chú ý thời gian thay tã cho trẻ, thay ngay khi trẻ tè đầy hoặc đi ị để đảm bảo vùng da của bé luôn khô thoáng. Nên chọn loại tã có tính năng thấm hút tốt và đảm bảo chất lượng. 
  • Hạn chế để mắt bé tiếp xúc với các chất độc hại, do trẻ sơ sinh chưa có phản xạ nhắm mắt và bài tiết nước mắt còn yếu. 
  • Ba mẹ hãy lưu ý cho trẻ sơ sinh tránh xa khói thuốc lá và môi trường độc hại để bảo vệ hệ hô hấp còn non yếu của con yêu.
  • Vệ sinh mắt, mũi cho bé bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, nhất là sau khi tắm.

Trên đây là các phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh và một số nguyên tắc ba mẹ cần lưu ý được PamperMe tổng hợp và gửi đến các bạn để các bạn có thể nắm bắt được chi tiết hơn về việc chăm sóc tốt nhất cho con em mình. Ngoài ra, cha mẹ nên tìm hiểu thêm các phương pháp chăm sóc khác được chuyên gia chia sẻ để có được kinh nghiệm chăm sóc bé tốt nhất. 

PamperMe hy vọng thông qua bài viết này thì các bậc cha mẹ sẽ hiểu rõ và thực hiện đúng những điều cơ bản trong cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh từ các chuyên gia của chúng tôi. Hy vọng ba mẹ có thể áp dụng những thông tin trên vào việc chăm sóc con em mình để con có được sự phát triển tốt nhất, khỏe mạnh nhất để làm bệ phóng cho sự phát triển về sau này.

5/5 - (2 đánh giá)
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt