Lý tưởng nhất là bạn sẽ thông báo cho bác sĩ phụ sản và bác sĩ nhi khoa trước lúc bạn muốn được cho con bú. Người chăm sóc hoặc người đỡ đẻ cho bạn nên nhắc nhở bác sĩ và y tá sản khoa hoặc y tá chăm sóc trẻ rằng bạn không muốn bé được cung cấp nước, núm vú giả hay thực phẩm bổ sung nào mà không có lý do y tế hợp lệ.
1. Tiếp xúc skin-to-skin (da kề da)
Bạn cần đặt bé của bạn lên bụng và cho bú trong vòng một giờ hoặc hơn sau khi sinh để tận dụng bản năng bú mẹ của con bạn. Khi được tiếp xúc skin-to-skin với mẹ, bé sẽ khỏe hơn, tỉnh táo và có khả năng ngậm vú mà không cần có sự trợ giúp cụ thể nào trong vòng một giờ sau khi sinh.
Trẻ được đặt trên bụng mẹ ngay khi vừa sinh xong và ngậm vú trong vòng một giờ sẽ có khả năng cho con bú cao hơn so với bé không cho ngậm vú sớm. Dòng sữa chảy xuống cũng sẽ xảy ra sớm hơn với những bà mẹ cho con bú ngay sau khi sinh. Trên thực tế những bé bú sớm sau khi sinh thường có khả năng bú mẹ được lâu hơn từ 2 đến 4 tháng tuổi so với những trẻ bắt đầu bú mẹ chậm hơn 2 giờ sau khi sinh.
Cho con bú ngay lập tức cũng bắt đầu thiết lập được nguồn sữa của bạn trong tương lai, giúp tử cung co bóp và trở lại trạng thái trước khi sinh, làm giảm nguy cơ mất quá nhiều máu sau khi sinh.
Bé có thể bú mẹ được ngay lập tức đối với hầu hết các ca sinh khỏe mạnh, khi đó bé cần ít sự chăm sóc y tế hơn ngoại trừ việc làm khô và giữ ấm. Cho bé ngậm vú ngay sau sinh sẽ giúp bé tận dụng bản năng tự nhiên của mình để ngậm và bú. Ba ạn nên để bé tiếp xúc da kề da với bạn bằng cách đặt bé lên bụng hoặc ngực, cho da của bạn tiếp xúc với da của bé, không cho bé mặc gì trừ tã nếu bạn thấy cần thiết. Nếu bé bị lạnh, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ làm tăng nhiệt độ của bé lên. Vị trí da kề da này cũng sẽ cho phép bé tiếp cận trực tiếp với vú mẹ.
2. Sự gắn kết
Những điều trên không có nghĩa là bé con của bạn sẽ biết phải làm gì ngay lập tức. Một số bà mẹ cho rằng bé của họ không chủ động trong những lần bú đầu tiên mà thay vào đó đơn giản bé chỉ là rúc vào vú, liếm núm vú hoặc gắn miệng vào núm vú và mút nhưng ngay sau đó dừng lại và nhìn xung quanh. Nhiều bà mẹ khác lại thấy em bé của họ bám lấy mẹ ngay lập tức và bú như thể bé đã quen với việc này trong nhiều tháng (Hầu hết các bé đã luyện tập trong bụng mẹ bằng cách mút tay hoặc cánh tay trong tử cung của mẹ)
Cho dù bé của bạn có thực sự bú mẹ một cách hiệu quả vào thời điểm này hay không thì cũng không quan trọng. Thay vào đó, đây là thời gian để cả hai tìm hiểu nhau, để bé được hướng dẫn cách bú và để bé có những liên tưởng về thị giác, khứu giác và cảm giác về bầu ngực của mẹ và để tạo sự thỏa thích cho bé . Bé cũng học được việc tiếp xúc da kề da với mẹ sẽ giúp bé cảm thấy ấm áp hơn, cảm thấy được thoải mái và được bao bọc.
3. Điều này cũng tốt cho mẹ
Việc cho con bú lần đầu tiên này cũng rất quan trọng đối với người mẹ. Đây là bước đầu tiên để bạn thiết lập mối quan hệ với bé trong quá trình cho con bú. Cho dù bạn có chuẩn bị trước kĩ lưỡng như thế nào thì trải nghiệm cho con bú lần đầu tiên cũng sẽ khiến bạn cảm thấy có một chút gì đó lạ lẫm. Lưỡi của bé trên núm vú của bạn hoặc cử động nắm chặt vú của bé có thể bạn thấy khác với những gì mình tưởng tượng, hoặc bạn có thể băn khoăn rằng liệu mình đã đang giữ bé một cách chính xác hay bé có thực sự ngậm hay không. Bạn cũng có thể thấy sự giúp đỡ của y tá là sự xâm phạm cá nhân và cảm thấy ngượng ngùng khi cố gắng cho bé bú mẹ trong một căn phòng đầy người lạ. Tất cả các cảm giác này là rất bình thường đối với một người mới làm mẹ.
Cũng như trong bấy kỳ mối quan hệ hợp tác nào, bạn và bé sẽ phải học hỏi và điều chỉnh cùng nhau. Cũng như đối với bất kỳ kỹ năng thể chất nào, bạn sẽ nắm vững nếu chịu khó thực hành nhiều. Và bây giờ, tốt nhất là hãy thư giãn và tận hưởng khoảnh khắc này và chờ đợi cho đến khi cả 2 được nghỉ ngơi trước khi lo lắng về việc hoàn thiện kỹ thuật của mình.
4. Nếu bạn cần đợi để có thể cho con bú
Có một số tình huống mà khi đó bạn không thể hoặc không nên cho bé bú ngay lập tức được. Nếu bé của bạn sinh non, ốm yếu, trong tình trạng dễ bị tổn thương hoặc nếu bạn đang cố gắng hồi phục sau khi dùng thuốc để sinh mổ hoặc bất kỳ loại thuốc an thần nào khác, lúc này có thể bạn phải hoãn lại. Ngay lúc này, bạn vẫn còn nhiều thời gian để làm quen với bé. Việc cho con bú sau khi sinh nên được thực hiện càng sớm càng tốt, hãy yêu cầu trợ giúp từ bệnh viện để việc cho con bú có thể diễn ra suôn sẻ nhất có thể.