PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Những hoạt động thể chất thú vị dành cho trẻ sơ sinh

Cẩm nang, Phát triển trẻ

Hiện nay, hoạt động thể chất cho trẻ sơ sinh đang được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được những động tác phù hợp và cách thực hiện như thế nào. Bài viết sau từ PamperMe sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu kỹ càng hơn.

1. Lợi ích khi cho trẻ sơ sinh hoạt động thể chất 

Các hoạt động phát triển thể chất trẻ sơ sinh sẽ mang lại cho bé rất nhiều lợi ích: 

  • Phát triển thể chất: Thông qua các hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ nâng cao được sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ vậy giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý. Ngoài ra, khi vận động cho trẻ sơ sinh sẽ tiêu tốn calo nên từ đó kích thích được khả năng ăn uống. Trẻ luôn trong trạng thái tràn đầy năng lượng, vui vẻ, hoạt bát,…
  • Phát triển trí tuệ: Các hoạt động thể chất còn giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn, tăng khả năng phối hợp, tập trung,…
  • Phát triển kỹ năng xã hội: Khi trẻ sơ sinh được tham gia hoạt động thể chất sẽ góp phần là bước tiền đề để phát triển kỹ năng xã hội. Trẻ được giao tiếp nhiều hơn để học hỏi ngôn ngữ và quan sát những điều xung quanh. 
  • Phát triển các cảm xúc tích cực: Trẻ được tham gia vào những hoạt động trong môi trường thoải mái, an toàn. Vì vậy, bé sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tăng sự kết nối với những người xung quanh. 
lợi ích khi bé hoạt động thể chất

Những lợi ích khi bé hoạt động thể chất

2. Những hoạt động giúp trẻ sơ sinh phát triển thể chất 

Một số các hoạt động giúp trẻ phát trẻ thể chất mà ba mẹ nên tham khảo:

2.1. Nằm sấp 

Đầu tiên, ba mẹ nên đặt trẻ được nằm sấp trên khăn bông mềm hoặc là mền mềm. Đối với phía dưới ngực trẻ hãy kể thêm một chiếc gối nhỏ để có thể hỗ trợ đỡ đầu, vai. 

Bạn hãy đặt một chiếc gương hay đồ chơi mà bé thích ở phía trước. Điều này nhằm khuyến khích trẻ có thể ngẩng đầu lên. Cho bé nằm sấp như vậy trong khoảng từ 3 đến 5 phút mỗi ngày và có thể tăng dần thời gian phù hợp theo độ tuổi. 

Nằm sấp

Bài tập cho trẻ nằm sấp

2.3. Bắt mắt 

Đối với hoạt động bắt mắt trẻ sẽ được thực hiện trong tư thế nằm ngửa trên chiếc khăn hay chăn mềm. Phía dưới đầu, ba mẹ hãy kê thêm một chiếc gối nhỏ nhằm hỗ trợ phần cổ của bé. Ba mẹ hãy đưa cho bé đồ chơi có màu sắc hay âm thanh với khoảng cách mắt khoảng từ 20 đến 30 cm. Từ từ di chuyển đồ chơi từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Hành động này sẽ giúp bé theo dõi bằng mắt. Hãy lặp lại từ 3 đến 5 lần mỗi ngày và tăng dần lên theo độ tuổi của bé. 

2.4. Bắt tay

Bắt tay là một trong các hoạt động giúp bé tăng thể chất. Đối với hoạt động bắt tay, bé sẽ được đặt nằm ngửa trên chiếc khăn mềm, phần đầu kê thêm chiếc gối nhỏ. Hãy đưa cho trẻ những món đồ chơi có các hình dạng, kích thước, kết cấu khác nhau để bé có thể nắm giữ trong tay. 

Đồng thời ba mẹ cần khuyến khích trẻ cầm nắm và bóp để có thể cảm nhận được các thuộc tính đồ chơi. Hãy lặp lại hoạt động trong khoảng 3 đến 5 lần trong một ngày và có thể tăng theo độ tuổi của bé.

2.5. Bắt chân 

Hãy để trẻ nằm ngửa, phía dưới lót thêm một tấm khăn mềm, phần đầu kê vào một chiếc gối nhỏ để nâng đỡ cổ bé. Ba mẹ nắm nhẹ hai chân của trẻ và từ từ di chuyển theo hình vòng cung lên xuống hoặc hai bên.

Bắt chân

Bắt chân và vui đùa cùng trẻ

Các động tác này lặp lại khoảng từ 3 đến 5 lần trong mỗi ngày và được tăng dần lên theo độ tuổi của bé. 

2.6. Bơi thủy liệu

Hoạt động phát triển thể chất trẻ sơ sinh mà ba mẹ không nên bỏ qua đó là bơi thủy liệu. Đầu tiên cần chuẩn bị những đồ cần thiết như là bồn tắm đủ sâu và rộng, phao bơi an toàn phù hợp, đồ chơi cho bé,…

Hãy cho bé vào bồn tắm từ từ để cơ thể được làm quen với nước. Ba mẹ cần nói chuyện, vui đùa và âu yếm để bé cảm thấy được an toàn, thoải mái. Lưu ý khi đeo phao hãy cho bé nằm ngửa trên mặt nước.

Bơi thủy liệu

Bơi thủy liệu cho trẻ sơ sinh

3. Lưu ý dành cho ba mẹ

Khi hoạt động thể chất cho bé, ba mẹ cần lưu ý đến một số điều sau:

  • Luôn bên cạnh quan sát trẻ để đảm bảo an toàn. 
  • Các động tác cần được thực hiện khi có hướng dẫn của người có chuyên môn. 
  • Để bé hoạt động trong tâm lý thoải mái nhất, không thực hiện khi bé đang ốm, mệt mỏi hay quấy khóc. 

Bài viết trên từ PamperMe đã giới thiệu cho ba mẹ một vài bài tập và hoạt động thể chất cho trẻ sơ sinh. Hy vọng những kiến thức trên đã giúp ba mẹ có thêm những kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc cho bé yêu của mình.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt