Dinh dưỡng cho bé – Giai đoạn mang thai, bà bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để tăng cường sức khỏe và nuôi em bé khỏe mạnh. Kể cả những loại thực phẩm xưa nay chưa từng dùng qua. Nhưng trong số đó bạn có biết bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi nhất? Làm thế nào để em bé trong bụng mẹ phát triển khỏe mạnh, tăng cân đều đặn?
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
Để thai nhi tăng trưởng và phát triển khoẻ mạnh, việc đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ khoa học và lành mạnh vô cùng quan trọng, trong đó việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu là điều tiên quyết ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong suốt thai kỳ và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.
-
Acid Folic
Khi chuẩn bị mang thai hay vừa biết có thai, mẹ bầu cần bổ sung acid folic giúp phòng tránh các dị tật ống thần kinh cho trẻ. Việc bổ sung viên uống acid folic có thể kéo dài đến hết 3 tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh đó, thực đơn hàng ngày cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều acid folic. Như bông cải xanh, rau chân vịt, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc thô, quả bơ… để tăng cường dinh dưỡng cho bé.
-
Canxi
Canxi không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp hệ thống tuần hoàn, cơ bắp và thần kinh của mẹ bầu và thai nhi hoạt động bình thường. Do đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung 1.200 miligam canxi mỗi ngày. Các thực phẩm giàu canxi gồm: sữa, bông cải xanh, cải xoăn, nước ép trái cây, ngũ cốc…
-
Vitamin D
Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm như cá hồi, sữa, nước cam… để tăng cường vitamin D cho chính bản thân và hỗ trợ cho sự phát triển xương của thai nhi. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu mẹ thiếu vitamin D sẽ rất dễ dẫn đến tiền sản giật.
-
Protein
Protein cần thiết cho sự phát triển các mô và cơ quan của em bé, đặc biệt là bộ não; đồng thời hỗ trợ phát triển mô vú và tử cung của mẹ trong thai kỳ. Nó thậm chí còn đóng một vai trò quan trọng giúp tăng nguồn cung cấp máu cho thai nhi. Thịt nạc, thịt gia cầm, cá và trứng là những nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể lựa chọn các loại hạt, đậu, sản phẩm từ đậu nành để bổ sung protein trong suốt thai kỳ, đảm bảo cho sự phát triển khoẻ mạnh của con.
-
Sắt
Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần cung cấp 1000 mg sắt/ngày để tăng lượng máu của mẹ. Cung cấp đủ máu cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc sinh.
Mẹ bầu nên tránh xa đồ ăn, thức uống nào?
- Rượu bia và thuốc lá vào cơ thể mẹ và qua nhau thai xâm nhập vào bào thai. Từ đó trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.
- Không nên sử dụng một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc.
- Không ăn một số món ăn mất vệ sinh an toàn như: Tiết canh, thịt, cá tái, sống, các thực phẩm quá hạn sử dụng, chưa qua tiệt trùng bởi chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại đến sự phát triển của thai nhi. Lưu ý: Nếu là fan của sushi thì mẹ sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn.
- Các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng. Không giống như nhiều mầm bệnh do thực phẩm khác. Listeria – một loài vi khuẩn gây sẩy thai – có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng. Và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Nếu vẫn muốn ăn thịt nguội và xúc xích, mẹ nên nấu chín, hấp hoặc nướng trước khi dùng.
- Sò, ốc, hàu sống là có thể nguồn ký sinh trùng và vi khuẩn. Do đó, mẹ nhớ phải nấu hàu, trai và hến chín cho đến khi vỏ mở. Nếu không mở thì bạn không nên dùng.
Nguyên tắc ăn uống để “vào con mà không vào mẹ”
Một chế độ dinh dưỡng tốt khi mang thai là chế độ đầy đủ và cân bằng các chất. Vì vậy, dù với lý do nào đi nữa, mẹ cũng cần ăn đủ các nhóm thực phẩm đạm. Đường, bột, béo và rau củ quả, trái cây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Một số nguyên tắc ăn uống để vào con mà không vào mẹ đó là:
-
Chia nhỏ bữa ăn
Trong ngày để cơ thể tiêu hoá và hấp thụ tốt hơn. Thay vì 3 bữa mỗi ngày như trước khi mang bầu thì mẹ nên ăn 6 bữa mỗi ngày.
-
Ăn uống đa dạng
Đa dạng hóa các loại thực phẩm, không nên ăn quá nhiều và liên tục một món bất kỳ nào đó dù bị nghén một món nhất định.
-
Định lượng khẩu phần ăn mỗi bữa
Chia định lượng cho khẩu phần ăn mỗi bữa để không bị thiếu dinh dưỡng và chia đều các nhóm thực phẩm cần ăn trong ngày.
Khẩu phần ăn mỗi bữa bao gồm:
– 25% đam( gồm thịt, cá, trứng..)
25% tinh bột (cơm, bánh mì, khoai, ngô, bún)..
và 50% là rau củ quả các loại ..
-
Hạn chế đường muối chất béo
Hãy tập thói quen đọc các hàm lượng chất béo đường muối trên nhãn sản phẩm dinh dưỡng bạn ăn để hạn chế lượng này thấp nhất có thể.
- Đường: Hạn chế tối đa dùng đồ ngọt nhất có thể như ăn ít bánh kẹo, kiêng nước ngọt có ga, kiêng các loại hoa quả nhiều đường..
- Chất béo không tốt: Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, chế biến sẵn như jambong, xúc xích, pate, thịt xông khói các thực phẩm này vừa có lượng muối cao. Và các chất béo không bão hòa nên rất dễ bị tăng cân.
- Muối: Hạn chế các thực phẩm ngậm muối quá mặn như dưa muối, cà muối…
Thay vào đó hãy chú trọng các nhóm thực phẩm có lợi cho phụ nữ mang thai. Như uống 1 lít sữa tươi không đường mỗi ngày, ăn phô mai cứng (vì không chứa vi khuẩn). Sữa chua không đường, uống nước cam, ăn chuối, hải sản để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể.
-
Ăn nhiều rau xanh
Ăn các loại rau củ có màu xanh đậm (bông cải xanh, rau chân vịt, rau muống…), màu đỏ và vàng (ớt chuông, bí đỏ…). Vì chứa nhiều vitamin, sắt, axit folic… rất tốt.
-
Uống đủ nước
Không thể thiếu với bà bầu, mỗi ngày bạn nên bổ sung từ 2,5 – 3 lít nước (bao gồm sữa, nước lọc, nước trái cây, nước canh…). Để giúp cung cấp đủ nước ối khi sinh. Và đồng thời nó còn giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp da dẻ luôn căng mịn nữa nhé.
-
Kiểm soát lượng tinh bột
Một lưu ý đặc biệt quan trọng là tinh bột cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ bầu. Nên không cần kiêng quá mức tinh bột thay vào đó nên kiểm soát lượng tinh bột vừa đủ.
Hãy chọn nguồn tinh bột có lợi như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang luộc, bắp luộc, các loại đậu… Để đảm bảo vừa cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Không bị đói nhanh mà vẫn không lo tăng cân nhanh.
-
Đừng quên hoạt động thể chất
Đi bộ đều đặn mỗi ngày 30 phút. Đồng thời, những lúc rảnh rỗi chị em nên tập các bài tập thể dục dành riêng cho bà bầu. Các hình thức tập thể dục phù hợp bao gồm bơi lội, đạp xe và đi bộ nhanh. Những phụ nữ có nguy cơ sinh non cao hơn thường được khuyên tránh hoàn toàn các môn thể thao.
Ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu. Để cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh. Dinh dưỡng tốt cho bé phát triển tối ưu đồng thời giảm áp lực ăn uống cho mẹ bầu.
Hy vọng với những kinh nghiệm ăn uống khi mang thai trên đây sẽ giúp bạn lên cho mình một thực đơn hoàn hảo cho cả mẹ và thai nhi. Nếu cần tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu thì bạn hãy để lại bình luận dưới đây để nhận được lời khuyên từ PamperMe.