1. Loại sữa bột có thành phần chủ yếu dựa trên sữa bò
Loại sữa bột này chiếm khoảng 80% trong thị phần các loại sữa bột lưu hành trên thị trường hiện hành. Mặc dù sữa bò là thành phần cơ bản của sữa bột, nhưng nó đã có những thay đổi đáng kể để an toàn hơn cho bé. Sữa bò được đun sôi lên và sử dụng nhiều phương pháp khác để làm cho đạm dễ được tiêu hóa hơn. Nhiều đường sữa (đường lác-tô-zơ) được thêm vào để cân bằng với lượng đường trong sữa mẹ, và chất béo (bơ sữa) được loại bỏ và thay thế bằng dầu thực vật và một số chất béo khác mà trẻ dễ hấp thụ hơn và tốt hơn cho sự phát triển của bé.
Hàm lượng chất sắt đã được thêm vào sữa bột chiết xuất từ sữa bò
Hàm lượng sắt được thêm từ sữa bột loại này đã làm giảm đáng kể tỉ lệ thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn sơ sinh của bé trong những thập kỉ gần đây. Một số bé không có đủ lượng sắt tự nhiên, một khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của con người, để đáp ứng nhu cầu của chúng. Vì lý do đó, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (APP) hiện khuyến nghị sử dụng sữa bột bổ sung sắt cho tất cả trẻ sơ sinh không bú sữa mẹ, hoặc chỉ bú một phần trong một năm đầu đời của bé.
Lượng sắt bổ sung có thể tìm thấy sẵn trong nhiều loại thực phầm của bé, đặc biệt là thịt, lòng đỏ trứng và ngũ cốc. Không nên sử dụng các loại sữa bột ít chất sắt vì chúng sẽ không cung cấp đủ chất sắt để hỗ trợ tối ưu cho sự tăng trường và phát triển của bé. Một số bà mẹ tin rằng lượng chất sắt trong sữa bột có thể khiến trẻ dễ bị táo bón, nhưng lượng chất sắt được cung cấp trong sữa bột không phải là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ. Hầu hết các loại sữa bột cũng có chứa axit docosahexaenoic (DHA) và axit arachidonic (ARA), đó là các axit béo, góp phần quan trọng cho sự phát triển trí não và mắt của bé.
Một số loại sữa bột ngày nay còn có chứa men vi sinh, đó là một loại vi khuẩn có lợi. Một số loại khác có chứa Prebiotic, một dạng tiền chất tạo nên Oligosaccharide, để mô phỏng các Oligosaccharide có chứa trong sữa tự nhiên của con người, là một chất thúc đẩy niêm mạc ruột của bé khỏe mạnh hơn.
2. Sữa công thức thủy phân (Sữa bột đạm thủy phân)
Một loại khác của sữa bột đó là sữa bột thủy phân, chúng thường được gọi là “tiền định”, nghĩa là hàm lượng đạm trong sữa đã bị phân hóa thành các loại đạm nhỏ hơn giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Ở trẻ sơ sinh có nguy cơ dị ứng cao (ví dụ như do gen di truyền) và không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong thời gian từ 4 đến 6 tháng đầu đời, một số bằng chứng cho thấy các tình trạng như chàm (viêm da dị ứng) có thể được ngăn chặn hoặc trì hoãn bằng cách cho bé dùng sữa bột thủy phân rộng rãi hoặc một phần (không gây dị ứng). Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa về các thương hiệu sữa bột thủy phân, điều này có thể làm giảm nguy cơ bị dị ứng cho bé. Tuy nhiên, các loại sữa thủy phân thường có xu hướng đắt đỏ hơn các loại sữa bột thông thường. Bác sĩ nhi khoa của bạn có thể tư vấn cho bạn liệu con bạn có cần thiết nên dùng sữa bột thủy phân hay không.
3. Sữa bột không gây dị ứng
Sữa bột không gây dị ứng sẽ giúp ích cho ít nhất 90% các bé bị dị ứng thực phẩm gây cho bé bị nổi mề đay, sổ mũi và các vấn đề về đường ruột. Trong trường hợp này, việc cho bé bú sữa mẹ là điều vô cùng quan trọng bởi vì khi gia đình bé có tiền sử dị ứng mạnh nó có thể giúp bé tránh được tình trạng dị ứng với thực phẩm, đặc biệt là khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của bé.
4. Sữa đậu nành công thức (sữa bột từ đạm đậu nành )
Sữa bột từ đạm đậu nành và đường Carbonhydrate (hoặc đường glucose hoặc đường sucrose) khác với các loại sữa bột dựa trên thành phần là sữa. Đôi khi loại sữa bột này được khuyên dùng cho các bé không thể tiêu hóa được đường sữa (loại đường chính trong loại sữa bột có thành phần dựa trên sữa bò), mặc dù trong loại sữa này cũng có sẵn loại đường sữa trong sữa bột có thành phần dựa trên sữa bò. Nhiều bé trong một khoảng thời gian ngắn không tiêu hóa được đường sữa, đặc biệt là sau khi bị tiêu chảy, điều này có thể làm hỏng các emzim tiêu hóa trong niêm mạc ruột của trẻ. Nhưng tình trạng này chỉ tạm thời và không cần phải thay đổi chế độ ăn của bé. Rất hiếm khi trẻ sơ sinh gặp các vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa và hấp thu đường sữa (mặc dù nó có xu hướng chỉ xảy ra trên trẻ lớn và người lớn). Nếu bác sĩ nhi khoa gợi ý cho bạn một loại sữa bột khác không có đường sữa (lactose), hãy lựa chọn sữa đậu nành công thức vì nó cung cấp đủ mọi dưỡng chất cho bé để phát triển giống như các loại sữa bột có chứa đường sữa khác.
Khi bé bị dị ứng với sữa sẽ gây đau bụng cho bé, bé không phát triển mạnh được hoặc thậm chí gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu, dị ứng với chất đạm có trong sữa công thức dựa trên thành phần là sữa bò. Trong trường hợp này, sữa đậu nành công thức, với thành phần đạm từ đậu nành là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên có đến hơn một nửa số trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa cũng nhạy cảm với đạm đậu nành, do đó chúng phải được cung cấp một loại sữa bột đặc biệt (như dựa trên các chất amino hoặc nguyên tố) hoặc sữa mẹ.
Một số bậc cha mẹ ăn chay nên chọn sữa bột từ đạm đậu nành cho bé vì nó không chứa các sản phẩm từ động vật. Nên nhớ rằng cho con bú là lựa chọn tốt nhất cho các gia đình ăn chay. Ngoài ra mặc dù họ cho rằng sữa công thức đậu nành có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng đau bụng hoặc quấy khóc của bé nhưng thực sự không có một bằng chứng nào cho thấy sữa đậu nành công thức hỗ trợ hiệu quả cho vấn đề này.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết có rất ít trường hợp phải dùng sữa bột từ đạm đậu nành để thay thế cho sữa bột có thành phần dựa trên sữa bò ở những bé đủ tháng. Một trong những trường hợp bắt buộc là ở những bé mắc chứng rối loạn hiếm gặp gọi là Galactosemia; bé mắc bệnh này không hấp thụ được với đường galactose, một trong 2 loại đường tạo nên đường sữa, và chúng cũng không thể hấp thụ sữa mẹ và bắt buộc phải sử dụng sữa công thức không chứa đường sữa. Hầu hết trẻ nên được xét nghiệm đường galactose định kỳ, bao gồm việc thực hiện xét nghiệm máu trên trẻ sau khi sinh.
5. Sữa bột chuyên dụng
Sữa bột chuyên dụng được sản xuất cho trẻ sơ sinh bị rối loạn hoặc bị các bệnh cụ thể. Ngoài ra còn có các loại sữa bột được sử dụng chuyên biệt cho trẻ sinh non. Nếu bác sĩ nhi khoa của bạn yêu cầu một loại sữa bột chuyên biệt cho bé của bạn, hãy làm theo hướng dẫn về các yêu cầu khi dùng sữa (về liều lượng, lên lịch, các chế phẩm đặc biệt kèm theo), vì những loại sữa bột này có thể khá khác so với các loại sữa bột thông thường.