PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ SƠ SINH KHÓ NGỦ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC – BƠI THỦY LIỆU

23 Th3 2023Chăm con, Chia sẻ, Kiến thức

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ SƠ SINH KHÓ NGỦ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC – BƠI THỦY LIỆU

23 Th3 2023 | Chăm con, Chia sẻ, Kiến thức

Khó ngủ ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề khiến các ba mẹ rất đau đầu. Vì trong những năm tháng đầu đời của trẻ, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bé. Việc trẻ sơ sinh khó ngủ, quấy khóc sẽ mang lại những ảnh hướng rất tiêu cực đến sức khỏe của bé. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ và những biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ cho trẻ, ba mẹ hãy lưu lại và tạo cho bé nhà mình những giấc ngủ ngon. 

Vì sao trẻ sơ sinh khó ngủ?

Trẻ sơ sinh dành hầu hết thời gian trong một ngày để ngủ, trung bình từ 18-20 tiếng và chỉ thức dậy khi đói. Những năm tháng đầu đời là giai đoạn các tế bào não của bé đang phát triển một cách mạnh mẽ, nhất là lúc bé đang ngủ. Đó cũng là lý do mà giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bé.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, hay tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến mà ba mẹ có thể tham khảo: 

Nguyên nhân sinh lý giấc ngủ:

Theo các chuyên gia, mỗi giấc ngủ thường được chia thành 2 giai đoạn: giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) và giấc ngủ Non – REM (Non rapid Eye Movement). Tỉ lệ 2 giai đoạn này ở người trưởng thành là 75% Non – REM và 25% REM.  Trong khi đó, tỉ lệ của 2 giai đoạn này ở trẻ sơ sinh là bằng nhau 50:50. 

 Khi trẻ đã chìm sâu vào giấc ngủ ở giai đoạn REM, não bộ và các cơ quan hô hấp của trẻ vẫn tăng cường hoạt động, lúc này trẻ sẽ thở nhanh và nhịp tim đập nhanh. Trong giai đoạn này, chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể khiến trẻ dễ tỉnh lại: như tiếng nói chuyện, tiếng mở cửa, ánh sáng,…

Trẻ khó ngủ do mắc các bệnh lý 

Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị mất ngủ, kèm theo đó là các biểu hiện bất thường thì có thể là trẻ đang mắc phải các bệnh lý, ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi đến các phòng khám, bệnh viện để được thăm khám. Một vài bệnh lý có thể  bắt gặp ở trẻ trong giai đoạn này: 

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: do sức đề kháng của trẻ còn yếu, không thể chống lại các tác động của vi khuẩn xung quanh mình. 
  • Việc thiếu các chất dinh dưỡng như kẽm, magie, sắt,.. có thể khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh còi xương, từ đó trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ. 
  • Thừa cân béo phì: khi mắc phải bệnh lý này trẻ sẽ cảm thấy khó thở do các mô mỡ xung quanh cổ tăng lên, làm áp lực đến đường hô hấp của trẻ. Vì vậy trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ và hay quấy khóc. 
  • Các bệnh lý nội khoa mà ba mẹ cần lưu ý: tiểu đường, viêm tai giữa, trào ngược dạ dày,… đều có ảnh hưởng xấu khiến bé khó ngủ. 
Khó ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh

Khó ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh

Trẻ khó ngủ do các nguyên nhân khác: 

  • Trẻ đã ngủ quá nhiều vào ban ngày, việc này sẽ làm trẻ khó ngủ khi về đêm 
  • Những tác động của môi trường xung quanh cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé: đèn quá sáng, nhiều âm thanh ồn ào, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh,…
  • Trẻ khó ngủ, quấy khóc do tả ướt, quần áo và chăn nệm không sạch sẽ. 
  • Trẻ có thói quen được ba mẹ bồng bé, hoặc ru ngủ bằng võng dễ dẫn đến việc trẻ sẽ không chịu ngủ nếu như thay đổi những cái này. 
  • Bú ít và không đủ lượng sữa cần thiết sẽ làm trẻ nhanh đói và ngủ không sâu. 

Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị khó ngủ

Một vài biểu hiện thường gặp mà ba mẹ có thể dựa vào để xác định trẻ có đang gặp tình trạng thiếu ngủ hay không: 

  • Trẻ sơ sinh thức dậy liên lục, hơn 3 lần/ đêm 
  • Khi ngủ trẻ hay bị giật mình 
  • Khó ngủ lại sau khi giật mình dậy 
  • Các giấc ngủ có thời lượng ngắn, chỉ từ 10-20 phút 

Biện pháp cải thiện giấc ngủ cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Khi xác định được đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị mất ngủ, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện giấc ngủ cho trẻ: 

Hình thành thói quen ngủ: Khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ như ngáp, mắt lim dim, quấy khóc,… ba mẹ cần cho bé đi ngủ vì nếu để bé thức quá lâu sẽ khiến bé khó đi vào giấc ngủ. 

  • Ngủ đúng giờ: Duy trì cho bé ngủ và thức cùng một thời điểm trong thời gian dài sẽ giúp bé hình thành thói quen, Bên cạnh đó, ba mẹ có thể áp dụng vài hoạt động trước khi ngủ để bé ngủ sâu hơn: tắm nước  ấm, nghe  nhạc nhẹ, đọc sách,…
  • Đảm bảo môi trường ngủ hợp lý: ba mẹ cần đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, hạn chế ánh sáng, nhiệt độ phòng hợp lý,.. để trẻ có thể dễ dàng ngủ và ngủ sâu. 
  • Cho trẻ ăn đúng bữa, ăn vừa đủ: việc cho trẻ ăn quá no trước giờ ngủ có thể khiến trẻ không thoải mái và khó ngủ. 
  • Tập thói quen tự ngủ cho bé: việc ba mẹ vừa bế bé vừa hát ru cho bé ngủ trong một thời gian dài sẽ hình thành thói quen không tốt ở bé, khi đặt bé xuống giường để ngủ bé có thể bị thức dậy, quấy khóc và không chịu ngủ. 
  • Cho bé vận động, chơi đùa: ba mẹ nên cho bé chơi đùa, vận động nhẹ nhàng để tiêu hao năng lượng và giúp bé dễ ngủ hơn. 
BIện pháp giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

BIện pháp giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Bơi thuỷ liệu giúp cải thiện giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh trong những giai đoạn đầu đời. Ba mẹ có thể cho bé tham gia các buổi bơi thủy lợi từ lúc bé 2 tháng tuổi để có thể cải thiện giấc ngủ cho bé. 

Bơi thuỷ liệu là gì?

Bơi thủy liệu hay tên tiếng anh là Floating Baby, có thể hiểu đơn giản bơi thủy liệu là phương pháp bơi nổi cho bé. Bơi thủy liệu cho phép bé được tự cho hoạt động dưới nước, kích thích sự phát triển của các giác quan và giúp bé phát triển tốt hơn. 

Bơi thủy liệu giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngoan

Bơi thủy liệu giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngoan

Vì sao bơi thuỷ liệu giúp trẻ cải thiện giấc ngủ?

Việc cho bé tham gia các buổi bơi thủy liệu sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của bé: 

  • Bơi thủy liệu giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, giúp bé ăn ngon và ăn nhiều hơn.Sau khi bơi thủy liệu, các bé sẽ được massage, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng trao đổi chất, tránh các tình trạng khó tiêu, đầy hơi ở bé và giúp bé ngủ ngon hơn. 
  • Bé tham gia bơi thủy liệu sẽ được thỏa sức vận động thoải mái, giải phóng năng lượng, có tinh thần thoải mái và giúp bé dễ đi vào giấc ngủ. 
  • Giảm tình trạng khóc đêm của các bé bơi thủy liệu thông qua việc giải phóng các năng lượng tiêu cực trong lúc bơi thủy liệu, não của bé lúc này sẽ sản sinh ra endorphin giúp bé vui vẻ và  thích thú. Cộng thêm việc bé sẽ ăn ngon, có hệ tiêu hóa tốt hơn,…sẽ góp phần làm giảm tình trạng khóc đêm của bé, và bé sẽ ngủ ngoan hơn. 

Trên đây là những lợi ích mà bơi thủy liệu mang lại cho bé, giúp bé cải thiện giấc ngủ và còn nhiều lợi ích khác cần thiết cho sự phát triển của bé. Hãy đưa bé đến PamperMe để được trải nghiệm dịch vụ bơi thủy liệu ngay thôi. Mọi thắc mắc về dịch vụ bơi thủy liệu, liên hệ với PamperMe để được giải đáp nhanh nhất.

 

PamperMe Việt Nam

Website: pamperme.com.vn

Fanpage: facebook.com/Pampermevietnam

Hotline: 0902.422.188

Các chi nhánh của PamperMe tại HCM:

PamperMe Quận 7:
19 – 21 đường số 3, KĐT Him Lam, P. Tân Hưng

PamperMe Gò Vấp:
450 Nguyễn Văn Khối, P. 8

PamperMe Tân Bình:
16 Nguyễn Thái Bình, P. 4

PamperMe Tân Phú:
82 Lê Thúc Hoạch, P. Phú Thọ Hòa

PamperMe Bình Tân:
129 Vành Đai Trong, P. Bình Trị Đông B

PamperMe Phú Nhuận:
86/9 Thích Quảng Đức, P. 5

PamperMe Bình Tân:
193 Chiến Lược, P. Bình Trị Đông

PamperMe Quận 9:
01.07 Lô B1, Căn Hộ The Art, 523A Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức