Lần đầu tiên đi ngoài của trẻ sẽ không có mùi hôi. Đó là một chất nhầy, màu đen gọi là phân su, hay còn gọi là phân su vô trùng. Cho đến khi ruột bị vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột thì mới có thể làm phân có mùi hôi thối.
Tuy nhiên, đừng đi khoe khoang rằng em bé của bạn đi ngoài không có mùi vì vi khuẩn sẽ bắt đầu hoạt động sau lần cho ăn đầu tiên của bé. Một số em bé có thể sẽ đã trải qua giai đoạn phân su khi còn trong tử cung của mẹ, thường là do áp lực sinh lý như nhiễm trùng hoặc do việc sinh nở. Khi điều này xảy ra, em bé có nguy cơ mắc phải bệnh phổi, được gọi là hội chứng hít nước ối phân su (MAS).
Trẻ sơ sinh của bạn rất có thể sẽ đi tiêu phân su lần đầu tiên trong 24 giờ đầu đời. Khi mất nhiều thời gian hơn, các bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề như tắc ruột, hậu môn kém phát triển hoặc phân bị kẹt, được gọi là kẹt phân su.
Trẻ của bạn sẽ tiếp tục đi tiêu phân su trong ngày đầu tiên hoặc lâu hơn, nếu bé bú tốt, bạn sẽ nhận thấy rằng trong vài ngày, phân chuyển từ màu đen sang màu xanh đậm và sang màu vàng. Những đứa trẻ bú sữa mẹ thường đi ngoài ra phân giống như mù tạt, chảy nước với những mảnh nhỏ trông giống như những hạt trắng. Trẻ bú sữa công thức (sữa bột) thì phân có thể có ít nước, thường có bột nhão và có màu vàng hoặc nâu. Nhiều bậc cha mẹ sẽ quan tâm nếu họ thấy phân của con họ có màu xanh chứ không phải màu vàng. Trong thực tế, tất cả phân có các tông màu đất là một dấu hiệu tốt, từ màu vàng sang màu xanh lá cây đến màu nâu.

Khi nào thì nên đưa bé đến bác sĩ
Có 2 màu phân không nên có khi trẻ đi ngoài. Một là màu trắng, phân màu trắng đất sét có thể là một dấu hiệu của bệnh gan nghiêm trọng. Còn lại là màu đỏ, mặc dù máu trong phân bé có thể đơn giản là bé nuốt khi sinh hoặc có thể là do mẹ bị chảy máu núm vú, nhưng tốt nhất nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra.