Sự tập trung là yếu tố quan trọng để trẻ có thể học hỏi một cách nhanh chóng và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, có nhiều trẻ gặp phải các vấn đề kém tập trung, hay lơ là trong sinh hoạt và học tập. Điều này đã làm nhiều ba mẹ rất lo lắng sự ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập và tương lai của trẻ.
Trong bài viết này, PamperMe sẽ chia sẻ 7 phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả mà ba mẹ có thể đưa vào sinh hoạt hàng ngày để giúp con rèn luyện khả năng tập trung.
1. Tham gia bơi thủy liệu giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung từ bé
Bơi thủy liệu mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, bao gồm các tác động tích cực lên cơ thể, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá và cả sự phát triển của trí não. Trong số đó phải kể đến lợi ích cải thiện khả năng tập trung của bé. Bơi thuỷ liệu đòi hỏi trẻ tham gia vào các hoạt động dưới nước, có sự hướng dẫn, dẫn dắt của ba mẹ và người hướng dẫn.
Hoạt động này giúp kích thích não bộ, tăng cường kết nối giữa các tế bào thần kinh, đồng thời cải thiện khả năng điều chỉnh hành vi và kiểm soát cảm xúc ở trẻ. Đặc biệt, bơi thuỷ liệu là hoạt động dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Do đó, bơi thuỷ liệu là lựa chọn phù hợp để dạy trẻ kém tập trung từ nhỏ.
Nếu ba mẹ cho trẻ tham gia càng sớm thì càng giúp trẻ học được cách tập trung tốt hơn. Tham khảo thêm về dịch vụ bơi thủy liệu cho trẻ tại https://pamperme.com.vn/dich-vu-float-thuy-lieu-cho-be-o-hcm/.
2. Tạo không gian yên tĩnh, riêng tư giúp bé tập trung cao độ
Môi trường học tập đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tập trung. Trẻ nhỏ có bản chất tò mò, thích khám phá nên rất dễ bị thu hút bởi các yếu tố xung quanh và quên mất việc đang làm. Ví dụ như âm thanh tivi, tiếng người nói chuyện, tiếng kêu của thú cưng,… đều có thể làm trẻ sao nhãng.
Vì thế, ba mẹ nên tạo cho bé không gian yên tĩnh, riêng tư, hạn chế tiếng ồn và các yếu tố xao nhãng. Ngay từ nhỏ, ba mẹ nên rèn cho trẻ những khoảng thời gian độc lập trong môi trường yên tĩnh để giúp trẻ làm quen. Ví dụ như khi con xem sách truyện, khi con tập tô màu hoặc đơn giản là lúc ăn uống cần tập trung không vừa xem tivi vừa ăn.
Tạo không gian yên tĩnh và riêng tư là một phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả, đặc biệt khi trẻ vào giai đoạn đi học. Bàn học của bé nên được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, chỉ có những vật dụng cần thiết cho việc học. Ba mẹ nên đặt bàn học của trẻ ở vị trí yên tĩnh trong nhà, ít bị tác động bởi mọi người xung quanh.
3. Ba mẹ đồng hành cùng bé trong các hoạt động
Sự tham gia và quan tâm của cha mẹ là động lực to lớn giúp trẻ học tập và rèn luyện tốt hơn. Trong giai đoạn đầu đời, tất cả thói quen của trẻ đều cần được học hỏi. Khả năng tập trung cũng là một trong số đó.
Ba mẹ hãy dành thời gian cùng trẻ trong các hoạt động thường ngày như ăn uống, sinh hoạt, thay quần áo, vui chơi, dọn dẹp đồ chơi… để có thể từ từ giúp trẻ học cách tập trung. Khi trẻ lớn hơn, ba mẹ nên dành thời gian học tập cùng trẻ, cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa và trò chuyện cởi mở với con về những vấn đề mà con gặp phải.
Đôi khi ba mẹ có thể nóng giận trước sự sao nhãng của trẻ, nhưng trẻ vẫn chưa tự hiểu được vấn đề của bản thân. Bị la mắng sẽ làm trẻ hoảng sợ và càng dễ phạm lỗi hơn. Phương pháp dạy trẻ kém tập trung tốt nhất lúc này chính là sự kiên nhẫn và đồng hành của ba mẹ.
4. Xây dựng thời khóa biểu hợp lý, cân đối giữa học và chơi
Việc sắp xếp thời gian học tập và vui chơi hợp lý giúp trẻ tránh cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, từ đó nâng cao khả năng tập trung. Ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ nên đặt ra thời gian giữa việc vui chơi thoải mái tự do với thời gian tham gia các trò chơi rèn luyện trí tuệ hoặc thể chất. Như vậy sẽ giúp trẻ biết cách tập trung vào các thời gian nhất định và cần thiết.
Ba mẹ giúp trẻ xây dựng thời khóa biểu khoa học, đảm bảo cho bé có đủ thời gian học tập, vui chơi và nghỉ ngơi. Sau đó có thể trò chuyện và lắng nghe nhu cầu của trẻ để dẫn điều chỉnh lại. Mục đích là giúp trẻ hiểu được thời khoá biểu sinh hoạt là phương pháp để trẻ biết cách dành sự tập trung cho những hoạt động quan trọng.
5. Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị di động
Ngày nay nhiều phụ huynh vì quá bận rộn mà hay dùng các thiết bị di động để cho con giải trí nhằm tránh cho con quấy rầy công việc.của bản thân. Đối với trẻ nhỏ, điều này có hại rất nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra biểu hiện kém tập trung ở trẻ nhỏ.
Ba mẹ nên giới hạn thời gian trẻ được xem tivi, điện thoại hoặc ipad hàng ngày. Đồng thời hãy giúp con hiểu được đây không phải là phương tiện giải trí duy nhất. Nếu có thời gian, ba mẹ nên cho trẻ vui chơi ngoài trời để vận động, gặp gỡ bạn bè nhiều hơn. Nếu ba mẹ quá bận rộn, có thể cho trẻ chơi trò chơi xếp hình, vẽ tranh, gấu bông, đọc sách truyện ngay tại nhà.
Phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả chính là hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị di động. Thời gian của trẻ nên sử dụng vào những sinh hoạt lành mạnh hơn, khuyến khích được tính tập trung và học hỏi cho trẻ.
6. Đặt mục tiêu cụ thể để trẻ tập trung thực hiện
Việc đặt mục tiêu cụ thể, dễ thực hiện là phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả, giúp trẻ có động lực và dễ dàng tập trung hơn. Ba mẹ rèn cho trẻ cách đặt mục tiêu, tập trung hành đồng và đạt được mục tiêu từ những việc nhỏ nhất.
Ví dụ như trẻ sẽ tự thay quần áo sạch trong 10 phút; trẻ hoàn thành một mô hình đồ chơi trong 15 phút, phụ giúp mẹ rửa sạch rau củ quả hoặc trẻ học được 3 chữ cái mới trong hôm nay,…
Ba mẹ chia nhỏ các nhiệm vụ lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn để trẻ dễ dàng thực hiện. Mỗi trẻ có một quá trình phát triển và năng lực khác nhau, ba mẹ không nên so sánh con và các bạn đồng trang lứa và ép con cố gắng quá sức. Hãy kiên trì, nhẫn nại từng bước một để giúp con thích nghi và cảm thấy tự tin hơn.
Khi trẻ hoàn thành mục tiêu, ba mẹ đừng quên dành cho trẻ sự khen ngợi và động viên. Hãy giải thích cho con biết sự thành công này đến từ việc cố gắng và cách con nghiêm túc thực hiện. Ngược lại, nếu trẻ không hoàn thành hãy từ tốn hỏi han con, giúp con tìm ra phương pháp thực hiện hoặc giảm bớt độ khó của mục tiêu.
7. Rèn luyện tính tập trung cho trẻ thông qua các trò chơi
Một phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả khác mà ba mẹ có thể lựa chọn đó là cho con tham gia các trò chơi đòi hỏi sự tập trung. Có rất nhiều trò chơi giúp rèn luyện tính tập trung cho trẻ như xếp hình, giải đố, tô màu, vẽ tranh… Ba mẹ nên thường xuyên chơi cùng con và hướng dẫn con cách tập trung vào trò chơi.
Khi trẻ lớn hơn, ba mẹ có thể cho trẻ học một môn thể thao như đạp xe, bơi lội, đá bóng… học các lớp nhạc cụ, nhảy múa, vẽ tranh… cũng có hiệu quả rèn luyện khả năng tập trung cho bé. Ba mẹ có trẻ có cơ hội trải nghiệm nhiều trò chơi khác nhau và lựa chọn những trò thật sự phù hợp để giúp trẻ thích thú, có động lực và tham gia nhiệt tình hơn.
PamperMe Việt Nam hy vọng bài viết này đã giúp ba mẹ tìm ra phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả, an toàn. Chúc ba mẹ và trẻ sẽ có những trải nghiệm học hỏi và khôn lớn đầy niềm vui và hạnh phúc.