PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

PHƯƠNG PHÁP GIÚP BÉ ĂN NGON NGỦ NGON HƠN

10 Th3 2020Chăm con, Chia sẻ, Mẹo vặt

PHƯƠNG PHÁP GIÚP BÉ ĂN NGON NGỦ NGON HƠN

10 Th3 2020 | Chăm con, Chia sẻ, Mẹo vặt

Những phương pháp giúp bé ăn ngon miệng hơn

Sáng tạo với món ăn

Thay vì mỗi bữa đều nấu các món ăn theo thông lệ, mẹ có thể thử sáng tạo hơn trong việc trang trí món ăn cho bé. Trẻ rất thích khi được ăn một đĩa ốp-la với trứng ở giữa và một ít cà rốt thái sợi xếp thành hình tia nắng tỏa ra xung quanh. Tương tự, mẹ cũng có thể trang trí món ăn theo nhiều kiểu khác nhau để giúp trẻ ăn ngon miệng. Tuy nhiên, mỗi đĩa thức ăn như vậy chỉ nên có một lượng thức ăn vừa phải. Lúc đó, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng với “thực đơn sáng tạo” của mẹ và tự tin rằng mình có thể ăn hết chỗ thức ăn dễ dàng.

phương pháp giúp bé ăn ngon hơn ngủ ngon hơn

Thay đổi thực đơn thường xuyên

Trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn nếu được mẹ thay đổi thực đơn thường xuyên. Nếu với người lớn, các bữa ăn lặp đi lặp lại mang lại cảm giác nhàm chán thì với trẻ cảm giác này còn “tệ” hơn rất nhiều. Mẹ hãy chế biến những món ăn phù hợp khẩu vị của trẻ, thường xuyên có những món mới, trẻ sẽ hào hứng mỗi khi đến bữa ăn và ăn ngon miệng hơn.

phương pháp giúp bé ăn ngon hơn ngủ ngon hơn

Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi ăn

Để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt nhất, mẹ nên chọn cho trẻ một ghế ngồi thẳng lưng có phần dựa phía sau, ghế trẻ ngồi phải ngang tầm với vị trí thức ăn để giúp trẻ có thể ăn uống dễ dàng. Ghế ngồi phù hợp sẽ giúp các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa giãn nở tối đa làm cho thức ăn nhanh chóng được tiêu hóa và hấp thu, tránh được những phiền toái do đầy hơi, chướng bụng hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ra. Ban đầu, trẻ có thể sẽ khó chịu khi phải ngồi đúng tư thế, nhưng khi quen dần, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ hoạt động tốt nhất, trẻ ăn ngon miệng hơn. Mẹ cũng cần lưu ý tuyệt đối tránh cho trẻ “ăn rong”, hoặc vừa chơi vừa ăn để đảm bảo thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tốt nhất.

phương pháp giúp bé ăn ngon hơn ngủ ngon hơn

Biết điểm dừng

Mẹ không nên ép buộc trẻ ăn quá nhiều cho một bữa. Khi trẻ có xu hướng lắc đầu hay mím môi khi được cho ăn có nghĩa là trẻ không muốn ăn nữa. Mẹ không cần thiết cố ép cho trẻ ăn muỗng cuối hay uống nốt nước bởi hành động này sẽ tạo thành thói quen xấu cho trẻ, phá hỏng cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể. Nếu trẻ có các dấu hiệu như ngậm, nôn ọe hay không chịu ăn, điều đó có nghĩa là trẻ đang cảm thấy việc ăn uống giống như “cực hình”, mẹ có cố ép trẻ cũng sẽ không thấy ăn ngon miệng. Khi đó, mẹ nên điều chỉnh lại cách cho con ăn và ghi nhớ rằng nhu cầu về thức ăn của mỗi trẻ là khác nhau.

5.  Bữa tối không có tivi, ipad

– Vì để dỗ con ăn nhanh và ăn nhiều hơn, nhiều mẹ cho phép con vừa ăn vừa xem tivi hoặc xem ipad. Mặc dù, đôi lúc việc này có thể giúp trẻ ăn nhanh chóng hơn nhưng “lợi một mà hại mười”. Mải xem ti-vi, ipad sẽ khiến cho trẻ không chú trọng đến thức ăn và có nguy cơ trẻ ngậm thức ăn rất lâu, hoặc nuốt thức ăn mà không nhai – điều này sẽ gây hại cho dạ dày của trẻ, để lâu sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe không tốt. Đồng thời, khi trẻ đang bị thu hút bởi các chương trình trên tivi hay ipad, trẻ sẽ không cảm nhận được hương vị của thức ăn, ăn không ngon miệng, dễ dẫn đến cảm giác chán ăn.

6. Ăn “quà vặt” đúng cách

“Quà vặt” không phải lúc nào cũng xấu. Nhưng thay vì cho trẻ ăn những món ăn vặt như bánh, kẹo, bim bim… vào bữa xế hay những bữa ăn nhẹ, mẹ nên tăng cường cho trẻ uống sữa (vừa hạn chế trẻ đòi ăn vặt, vừa rất tốt cho sự phát triển của con), uống nước hoa quả, hoặc ăn các loại quả tươi. Ngoài ra, mẹ có thể chọn sữa công thức đặc thù dành riêng cho trẻ biếng ăn để cung cấp cho trẻ hệ dưỡng chất tốt, dễ hấp thu và giúp trẻ ăn ngon miệng.

7. Cho trẻ tự ăn

Mẹ không nên đút ăn cho trẻ suốt. Mặc dù ban đầu, khi loay hoay tự ăn, trẻ có thể bôi bẩn lên mặt mũi, quần áo, nhưng trẻ sẽ chủ động và tập trung vào món ăn, biết cảm nhận mùi vị và ăn ngon miệng hơn. Để trẻ thêm hào hứng với bữa ăn, cha mẹ có thể cho con ăn bằng những chiếc chén đĩa nhựa có hình nhân vật hoạt hình. Ngoài ra, một đĩa nước sốt cà chua với trò chơi rưới nước sốt hoặc chấm thức ăn cũng giúp trẻ thấy bữa ăn thú vị và ăn ngon miệng hơn.

8. Chơi trò làm bếp

Mẹ mua những vật dụng làm bếp kích thước nhỏ hơn (ví dụ như rổ rá đồ chơi, nồi đất nhỏ…) cho trẻ chơi trò làm bếp, cùng phụ mẹ nhặt rau, vo gạo, thậm chí có thể đựng thức ăn đã nấu chín vào trong những nồi đất nhỏ, đĩa đồ chơi. Với cách này, mẹ sẽ gợi được sự thích thú của trẻ với bữa ăn. Thậm chí nhiều bé còn chủ động mang bát, đĩa, xoong nồi của mình vào xin mẹ thêm thức ăn.

phương pháp giúp bé ăn ngon hơn ngủ ngon hơn

Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Trẻ mới sinh cho đến một tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú ( 2-3 giờ/ lần). Vì chưa phân biệt được ngày đêm nên bé có thể ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm (8-9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm)

Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi hoặc được 6 kg sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6-8 giờ) mà không thức giấc. Khi đó, cha mẹ không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cần lưu ý không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú.

Đối với các trường hợp đặc biệt như trẻ non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể phải cho bú thường xuyên hơn.

PHƯƠNG PHÁP GIÚP BÉ ĂN NGON NGỦ NGON HƠN

Và sau đây là một số phương pháp giúp bé ngũ ngon hơn

Ngày thứ nhất: Bắt đầu những thói quen thông thường

– Nhiều trẻ có thói quen sinh hoạt xáo trộn giữa ngày và đêm – các bé thường ngủ một giấc dài vào buổi chiều sau đó lại muốn chơi đùa vào ban đêm. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể giúp bé thay đổi.

– Buổi sáng, mẹ hãy đánh thức bé dậy sớm vào cùng một thời gian mỗi ngày để bé dần hình thành thói quen. Lưu ý, nên đặt bé nằm ngủ gần cửa sổ không che quá kín. Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp trẻ điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi bé ngủ trưa, mẹ cũng không nên đóng hay kéo rèm che cửa sổ. Sở dĩ, điều này có thể giúp bé thay đổi thói quen ngủ là do nếu bé thức dậy sau giấc ngủ trưa và thấy ánh sáng, bé sẽ hiểu rằng đã đến lúc thức dậy, nhưng nếu bé thức dậy và thấy cảnh vật xung quanh trong bóng tối, bé sẽ ngủ tiếp.

– Ban đêm, mẹ cần cho bé ngủ theo một trình tự nhất định. Các bà mẹ nên chọn cho bé một thói quen đi ngủ đặc biệt. Chẳng hạn, mẹ có thể mặc cho bé bộ pyjama và đặt bé vào nôi sau khi đã tắt hết đèn. Trước khi đặt bé vào nôi, bạn nên đọc cho bé nghe một câu chuyện hoặc hát ru để giúp các giác quan của bé hoạt động chậm lại.

Ngày thứ 2: Cùng bé tạo thói quen

– Sang ngày thứ 2, mẹ cần tiếp tục lặp lại chính xác những gì đã tập cho bé trong ngày đầu tiên. Nếu bé vẫn đòi bú sữa đêm, hãy tiếp tục cho bé bú nhưng giảm thiểu ánh sáng xung quanh bé. Điều quan trọng là mẹ cần tránh các hành động có thể gây sự chú ý của bé nếu không bé có thể muốn chơi đùa với mẹ. Cùng với đó, vào ban ngày, mẹ nên cho bé bú sữa kết hợp với việc chơi đùa cùng bé như: cù chân hoặc hát những bài hát vui nhộn… làm như vậy, bé dần sẽ phân biệt được ngày – đêm.

– Ngoài ra, mẹ cần tiếp tục chú ý tới những thứ có thể dỗ dành bé vào ban đêm. Đối với một số bé, việc tắm có thể giúp bé cảm thấy thư giãn, thả lỏng cơ thể trong khi một số bé khác lại cảm thấy hăng hái, hoạt bát và tỉnh táo hơn.

– Các mẹ cũng có thể sử dụng thêm “âm thanh trắng”. Âm thanh đều đều của chiếc quạt máy, máy điều hòa nhiệt độ, hoặc âm thanh của chiếc radio lặp đi lặp lại rất hữu ích với nhiều bé. Một điểm cộng của “âm thanh trắng” là mẹ có thể dừng nó một cách dễ dàng mà không làm bé giật mình.

Ngày thứ 3: Bé bắt đầu khóc

– Ở ngày thứ 3 này, mẹ cần phải cứng rắn hơn! Hãy đặt bé vào nôi khi bé vẫn đang thức. Đây là điều đơn giản nhất mẹ có thể làm. Nếu bé ngủ quên khi đang bú sữa mẹ, nên đánh thức bé dậy một cách nhẹ nhàng rồi đặt bé vào nôi. Chắc chắn bé sẽ quấy khóc dù ít hay nhiều.

– Các mẹ đương nhiên sẽ cảm thấy xót xa khi bé khóc nhưng hãy nhớ tới mục đích cuối cùng là giúp bé ngủ đẫy giấc và điều độ. Mẹ cũng không cần lo lắng việc bỏ mặc bé khóc sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý của bé.

– Thực tế, bé càng nhỏ, thì quá trình tập luyện cho bé càng đơn giản. Các bé từ 5 – 6 tháng tuổi trở lên sẽ cảm thấy khó thích nghi với việc bị thay đổi thói quen. Ngược lại, bé 3 tháng tuổi sẽ chỉ biết tới những thói quen mà mẹ đã hình thành cho bé. Đối với các bé mới sinh, cha mẹ thường cảm thấy các bé khóc lâu hơn thực tế; tuy nhiên, các bé dưới 5 tháng tuổi thường chỉ khóc trong vòng 15 đến 20 phút.

– Nếu bé “đấu tranh” quá dữ dội, mẹ hãy kiểm tra bé mỗi 5 phút trong đêm đầu tiên và giúp bé an tâm rằng mẹ luôn bên cạnh bé. Tuy vậy, mẹ cần lưu ý không bật đèn, không bế bé ra khỏi nôi, không đưa cho bé vú ngậm hay bình sữa khi bạn thăm bé… Nếu bé ngủ lại được nhờ một trong những thứ trên, vào những đêm sau, khi tỉnh giấc, bé sẽ lại khóc đòi những thứ đó.

Ngày thứ 4: Quan trọng là sự cứng rắn

– Đêm qua quả là một đêm dài phải không nào? Đêm nay, có lẽ mọi việc sẽ khả quan hơn đấy. Trước tiên, bé yêu sẽ có thể ghi nhớ một chút rằng việc quấy khóc sẽ không mang lại kết quả. Nếu bé tiếp tục “đấu tranh”, hãy kéo giãn khoảng thời gian giữa những lần kiểm tra bé, ví dụ như 10 phút mới kiểm tra một lần. Cho dù điều gì xảy ra đi nữa, đừng nhân nhượng! Nếu mẹ không kiên định, bé sẽ nhận ra và càng quấy khóc gấp đôi so với đêm thứ 3 để gây sự chú ý.

Ngày thứ 5: Bé bắt đầu quen dần với thói quen mới

– Hầu hết các bé làm quen được với ‘chương trình’ này sau từ 3 – 5 ngày, vì thế, đêm nay có thể là đêm may mắn của mẹ. Nếu bé yêu vẫn tiếp tục quấy khóc ban đêm, mẹ cần tiếp tục kéo dài các lần thăm bé lên 15 phút/ lần.

– Một vấn đề khác khi tập thói quen ngủ mới cho bé chính là việc cho bé bú đêm. Khi các bé được 3 hoặc 4 tháng tuổi, đa số các bé không cần bú đêm nữa. Đương nhiên mẹ không thể ngừng đột ngột việc cho bé bú đêm, nhưng cần cho bé bú nhanh và im lặng nhất có thể. Hãy bế bé nhưng đừng hát ru bé, tắt đèn ngay cả khi thay tã, đặt bé trở lại nôi sau khi bé bú xong thật nhanh. Đừng nhầm tưởng rằng các bé lớn hơn thức dậy vào ban đêm là do bé bị đói. Các bé có cân nặng hơn 5kg ít có nhu cầu bú đêm hơn. Các bé lớn hơn nữa thức đêm đôi khi là do các bé bú quá no do bú nhiều làm cho bé đi tiểu nhiều hơn, tã bị ướt là nguyên nhân khiến bé thức giấc.

Ngày thứ 6: Bé ngủ yên suốt đêm

– Điều này nghe thật tuyệt vời phải không? Nhưng có khi nào ngay cả khi bé ngủ yên, mẹ vẫn thức dậy và kiểm tra bé không? Hãy thư giãn! Mẹ nên mặc cho bé bộ đồ ấm áp để không cần lo lắng bé bị lạnh nếu bé gạt chăn ra. Mẹ cũng nên hạn chế các âm thanh không cần thiết để có thể nghe thấy bé rõ hơn nếu bé bị khó chịu. Các mẹ đã gần đi đến đích rồi, nhưng đừng phá hỏng những gì mình đã làm được khi vào thăm bé quá vội vàng. Hãy để bé tự tìm ra cách thích nghi, còn mẹ đã đến lúc thư giãn và tự thưởng cho mình một giấc ngủ ngon lành tới sáng hôm sau.

Ngày thứ 7: Mẹ cũng ngủ yên suốt đêm giống bé yêu

– Nên tự thưởng cho bản thân một chút matxa nhẹ nhàng ở vùng lưng! Các mẹ đã không chỉ tìm lại được giấc ngủ quý báu ban đêm mà còn mang tới cho bé yêu của bạn một món quà tuyệt vời: thói quen ngủ khoa học cũng quan trọng như vấn đề an toàn thực phẩm đối với sự phát triển của các bé. Đương nhiên, sự phát triển của bé sẽ gặp những khó khăn như đau ốm, có thêm em trai hoặc em gái, hay môi trường sống thay đổi. Ngay cả các bé ngủ tốt cũng vẫn gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, các bé sẽ có thể đối mặt với những vấn đề mới dễ dàng hơn vì bé đã biết cách tập luyện rồi.

Tổng kết 

Những phương pháp trên Pamperme đã đưa đến cho các bạn đọc về một số phương pháp giúp trẻ mau ăn chóng lớn, bảo vệ sức khỏe cho  bé hơn.

PamperMe Việt Nam

Website: pamperme.com.vn

Fanpage: facebook.com/Pampermevietnam

Hotline: 0902.422.188

Các chi nhánh của PamperMe tại HCM:

PamperMe Quận 7:
19 – 21 đường số 3, KĐT Him Lam, P. Tân Hưng

PamperMe Gò Vấp:
450 Nguyễn Văn Khối, P. 8

PamperMe Tân Bình:
16 Nguyễn Thái Bình, P. 4

PamperMe Tân Phú:
82 Lê Thúc Hoạch, P. Phú Thọ Hòa

PamperMe Bình Tân:
129 Vành Đai Trong, P. Bình Trị Đông B

PamperMe Phú Nhuận:
86/9 Thích Quảng Đức, P. 5

PamperMe Bình Tân:
193 Chiến Lược, P. Bình Trị Đông

PamperMe Quận 9:
01.07 Lô B1, Căn Hộ The Art, 523A Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức