Phần lớn các xương ở trẻ sơ sinh được cấu tạo, phát triển và hoàn thiện từ những phần sụn. Ngay từ khi sinh ra, hình thù của từng cái xương đã được hình thành. Đến khi trưởng thành, xương sẽ trở nên cứng và quá trình phát triển của xương cũng sẽ hoàn tất.
Quá trình hình thành và cấu tạo xương ở trẻ
Ở giai đoạn phôi thai
Xương của bé được phát triển từ lớp trung bì và phát triển qua 3 giai đoạn là: màng, sụn, và xương (trừ xương vòm sọ và một vài xương mặt không trải qua giai đoạn sụn, trong khi đó một phần xương sườn vẫn giữ tình trạng sụn cho đến già). Những xương này có tác dụng giúp cho cơ bắp co dãn dựa vào tác động như những đòn bẩy, tạo ra cử động, các cơ quan sinh tồn sẽ được bảo vệ nhờ vào phần đầu, ngực và bụng.
- Ở tháng thứ nhất của bào thai: bộ xương màng của người được hình thành
- Màng bắt đầu biến thành sụn khi bé ở tháng thứ 2 của thai kỳ, và sẽ được thay thế dần bằng xương ở cuối tháng.
- Sang tháng thai kỳ thứ 3: phần khung xương của thai nhi phát triển với tốc độ nhanh, có sự phân chia rõ ràng giữa các khớp khủy, đốt ngón ở bàn chân và bàn tay.
- Tháng thứ 5 và 6 của thai kỳ: các khớp ở tay và chân của bé đã bắt đầu có thể cử động.
- Sang tháng thứ 7 và 8: cơ bắt đầu phát triển quanh xương
- Vào tháng cuối thai kỳ: xương của bé về cơ bản đã thành xương cứng với đầy đủ các bộ phận, nhưng xương vẫn còn rất mềm.

Xương của bé bắt đầu phát triển lúc bé còn trong bụng mẹ
Ở giai đoạn sau sinh:
Lúc này phần lớn xương của bé được tạo bằng các chất liệu mềm, hay còn gọi là sụn và sụn sẽ dần biến thành xương trong quá trình lớn lên của trẻ. Quá trình hóa xương ở trẻ được chia thành 2 giai đoạn chính:
- Lúc mới sinh đến khi dậy thì: hệ xương phát triển mạnh hơn hệ cơ.
- Tuổi dậy thì trở về sau: hệ cơ sẽ phát triển mạnh hơn hệ cơ.
Quá trình phát triển xương
Giai đoạn quan trọng để phát triển xương là lúc còn bé và giai đoạn dậy thì. Ba mẹ cần chú ý xây dựng hệ xương mạnh mẽ cho các bé trong giai đoạn này để có nền tảng xương vững chắc, duy trì sức khỏe của xương trong suốt cuộc đời và có thể phòng tránh một vài bệnh như còi xương, nhuyễn xương, loãng xương.
Xương sẽ tiếp tục phát triển dày hơn, đến khi đạt mức “khối lượng xương đỉnh” trong giai đoạn tiếp theo, trong độ tuổi từ 18-25 tuổi. Cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu đánh mất khối lượng xương khi chúng ta già đi. Do đó, nếu ở giai đoạn còn bé và giai đoạn dậy thì xương được phát triển tốt thì xương sẽ tốt hơn ở những vị trí dễ mất khối lượng xương.
Khi gãy xương, ở giữa nơi gãy xương sẽ hình thành tổ chức liên kết do màng xương, cân cơ, mạch máu tuỷ xương và hệ thống havers. Tổ chức liên kết này ngấm vôi theo kiểu cốt hóa trực tiếp (cốt hóa màng) và làm lành xương. Do đó khi mổ kết hợp xương không được lấy đi màng xương và các tổ chức xương vụn, vì đây là nguồn cung cấp calci để tạo sự cốt hoá. Ngược lại khi cắt đoạn xương phải nạo màng xương để tránh hiện tượng tái tạo xương.
Các yếu tố tác động đến phát triển xương của trẻ
Sự phát triển xương ở trẻ chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhưng trong đó có 3 nhóm yếu tố chính:
- Gen di truyền từ ba, mẹ và người thân: đây là yếu tố cố định và không thể thay đổi được.
- Chế độ dinh dưỡng: ba mẹ cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho bé từ những giai đoạn đầu để bé có thể phát triển xương tốt chất. Những nhóm chất cần thiết như: chất đạm, chất béo, sắt, kẽm, canxi,…
- Hoạt động thể chất: thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất, thể thao sẽ giúp trẻ phát triển thể lực, tăng cường phản xạ, sức bền,… hỗ trợ phát triển xương tốt hơn.
Biện pháp khắc phục và hỗ trợ phát triển xương ở trẻ
Chế độ dinh dưỡng:
Yếu tố dinh dưỡng ảnh hướng lớn đến sự phát triển chiều cao ở trẻ, trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất:
- Chất đạm (protein): có vai trò thiết yếu trong cấu trúc cơ thể, đặc biệt là chất đạm của động vật sẽ cung cấp đầy đủ các loại acid amin cần thiết cho cơ thể bé.
- Canxi: đây là chất dinh dưỡng chính tham gia vào cấu trúc hệ xương. Sự phát triển chiều cao ở trẻ phụ thuộc rất nhiều vào lượng canxi cung cấp cho cơ thể.
- Chất béo (lipid): ngoài giúp trẻ phát triển xương, nó còn giúp trẻ hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu như: vitamin A, D,…
- Vi chất dinh dưỡng: trẻ có thể bị suy dinh dưỡng thể thấp còi nếu thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu kẽm, sắt, vitamin A.
Hoạt động thể chất
Các hoạt động thể chất nói chung, đặc biệt là chạy bộ, đi bộ nhanh những hoạt động chịu sức nặng có vai trò thiết yếu trong việc xây dựng và duy trì sự chắc khỏe của xương. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể nhận được những lợi ích từ các hoạt động thể chất. Việc lựa chọn các hoạt động thể chất ở các bé lớn hoặc với người lớn sẽ dễ dàng hơn so với các bé sơ sinh, nhưng có một sự thật mà ba mẹ cần biết là mọi sự can thiệp nhằm giúp sự phát triển xương của trẻ tốt hơn cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Hoạt động thể chất giúp bé phát triển xương
Bơi thủy liệu cho bé phát triển thể chất
Ở giai đoạn sơ sinh từ 2-36 tháng tuổi, trẻ có ít hoạt động thể chất để lựa chọn hơn. Ba mẹ có thể tìm hiểu về phương pháp bơi thủy liệu, đây là phương pháp vận động phù hợp và an toàn nhất cho các bé sơ sinh.
Bơi thủy liệu (floating baby) là phương pháp vận động cho trẻ sơ sinh phổ biến ở các nước phương Tây và đang dần phổ biến ở Việt Nam. Bơi thủy liệu được hiểu đơn giản là làm cho cơ thể bé nổi trên mặt nước, đánh thức bản năng bơi lội đã có ở bé trong lúc còn nằm trong bụng mẹ.

Bơi thủy liệu giúp bé phát triển xương
Tham gia bơi thủy liệu mang lại rất nhiều lợi ích cho bé, không chỉ giúp bé phát triển về xương mà còn phát triển về các mặt khác một cách toàn diện. Bơi thủy liệu cho phép bé được tự do vận động tay chân, giúp bé thư giãn, giảm căng thẳng, ăn ngon ngủ ngoan, tặng cường hoạt động của hệ tiêu hóa,… và còn nhiều lợi ích hơn nữa mà bé có thể có được từ bơi thủy liệu. PamperMe Việt Nam là địa chỉ cung cấp dịch vụ bơi thủy liệu cho bé uy tín và an toàn nhất, đã được rất nhiều ba mẹ tin tưởng lựa chọn. Ba mẹ hãy liên hệ với PamperMe để được tư vấn thêm về phương pháp bơi thủy liệu cho bé nhà mình nhé.