PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh mấy giờ là tốt nhất và bao lâu là đủ?

Cẩm nang, Chăm sóc trẻ

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh luôn là chủ đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi con mình mới chào đời. Khi bé được cho tắm nắng đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp trẻ nhận được những lợi ích sức khỏe tốt nhất. Ngược lại, nếu tắm nắng sai cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng cả đến sức khỏe của trẻ. Vậy thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh mấy giờ là tốt và bao lâu là đủ? Bài viết sau từ PamperMe sẽ giải đáp chi tiết.

1. Lợi ích của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Tắm nắng đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh:

Lợi ích khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Tắm nắng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em

1.1. Giúp sản sinh vitamin D 

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có tác dụng tổng hợp vitamin D để duy trì, vận chuyển và hấp thụ canxi, phosphat cho trẻ. Đây đều là những chất có vai trò quan trọng liên quan đến sự phát triển về chiều cao và thể chất của trẻ.

Việc thiếu hụt vitamin D sẽ khiến trẻ trở nên còi cọc, kém phát triển cả về chiều cao lẫn thể chất. 

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp sản sinh nhiều vitamin D

1.2. Ngăn ngừa tình trạng vàng da 

Vàng da sau sinh là bệnh lý rất thường gặp, bác sĩ thường chỉ định phương pháp chiếu đèn ánh sáng để phá vỡ các phân tử bilirubin trong cơ thể trẻ sơ sinh. Do đó, đối với những trường hợp vàng da nhẹ mẹ chỉ cần cho bé tắm nắng đúng cách là đủ. 

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh có tác dụng làm giảm sự tiến triển của bệnh vàng da. Trong lúc làm ngừng diễn biến của vàng da, gan của trẻ sẽ có thời gian thanh lọc và đào thải bilirubin ra ngoài cơ thể giúp bé lấy lại làn da mịn màng, hồng hào.

1.3. Tăng cường khả năng miễn dịch 

Nghiên cứu từ viện nhi khoa Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh mắc các bệnh về hô hấp, giảm chức năng hoạt động của phổi. Tắm nắng cho bé còn có tác dụng giúp hấp thụ vitamin D3 – loại vitamin có chức năng  miễn dịch và hoạt động dựa trên cơ chế nội tiết trong môi trường miễn dịch. Từ đó, giúp cơ thể trẻ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và chống lại được mầm bệnh.

Tắm nắng trẻ sơ sinh đúng cách còn có tác dụng tăng số lượng bạch cầu và các kháng thể miễn dịch trong cơ thể trẻ. Hỗ trợ tăng cường chức năng vận chuyển oxy trong máu giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Tắm nắng giúp tăng cường hệ miễn dịch

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch

1.4. Tăng hiệu quả trao đổi chất, điều hòa hệ thần kinh trung ương 

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách còn có tác dụng tăng hiệu quả trao đổi chất, phát triển và duy trì hệ thần kinh trung ương khỏe mạnh. Tắm nắng hấp thụ nhiều vitamin D, giảm sự tăng trưởng của các peptide mang tên amyloid-β (Aβ) hòa tan và không hòa tan có trong não. Do vậy, tắm nắng còn làm giảm triệu chứng tự kỷ và rối loạn tâm thần. 

Vitamin D còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm đặc tính chống viêm, ngăn ngừa được nhiều bệnh lý nghiêm trọng và giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

2. Hướng dẫn cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Vậy tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào để đảm bảo hấp thụ vitamin D tốt nhất và có được thêm nhiều lợi ích khác cho sức khỏe ? Ba mẹ có thể tham khảo hướng dẫn tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách sau từ các chuyên gia tại PamperMe:  

2.1. Thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh tốt nhất

Dựa theo điều kiện thời tiết tại Việt Nam, khoảng thời gian tắm nắng tốt nhất cho trẻ từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng. Đây là khoảng thời gian cường độ tia UVB có trong ánh nắng đủ mạnh để kích hoạt các phản ứng tổng hợp vitamin D3 trong lớp biểu bì da của trẻ. 

Lưu ý vào mùa đông thời tiết lạnh nên bé thường mặc nhiều lớp quần áo, làm hạn chế cơ hội để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy, nếu muốn tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa đông hãy chọn vị trí kín gió, để lộ dần từng vùng da.

Vào mùa hè thời tiết oi bức, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ phơi nắng quá lâu tại một vùng cơ thể mà cần kết hợp tắm nắng luân phiên các phần để tránh bị nóng rát và làm kích ứng làn da mỏng manh của trẻ.

thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Ba mẹ cần chọn thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh phù hợp

2.2. Vị trí 

Không cần thiết phải mang bé ra tắm nắng tại các khu vực có không gian mở như ngoài sân, ngoài ban công hay ngoài vườn. Có thể cho con tắm nắng trong phòng nhưng đảm bảo ánh mặt trời chiếu được lên da của trẻ. Tuy nhiên, nếu những ngày gió to hoặc ô nhiễm khói bụi, trẻ nên ở trong nhà để tránh bị nhiễm bệnh về đường hô hấp. 

2.3. Thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp?

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh đang bú mẹ cần được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút mỗi tuần và trên 40% diện tích cơ thể phải được tiếp xúc với ánh nắng trong tối thiểu 16 tuần. Đây là thời gian ước tính tiêu chuẩn tối thiểu để trẻ hấp thụ đủ lượng vitamin D cần thiết.

2.4. Tần suất

Tần suất tắm nắng cho bé sơ sinh cũng cần được cân nhắc, không phải cứ phơi nắng càng lâu càng tốt. Chuyên gian khuyên rằng mỗi tuần trẻ cần được tắm nắng 2 tiếng và chia đều trong cả tuần. Lưu ý trong giai đoạn đầu thời gian tắm nắng cho trẻ chỉ cần vài phút là đủ.

2.5. Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Chọn vị trí tắm nắng phù hợp cho trẻ sơ sinh

Khi cho trẻ sơ sinh tắm nắng cần đảm bảo cơ thể trẻ được tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Hãy lần lượt tắm nắng toàn cơ thể trẻ, có thể không mặc áo nếu thời tiết ấm hoặc mặc đồ sơ sinh cực mỏng. Nên tắm theo thời gian và khung giờ bên trên để đảm bảo hấp thụ được nhiều vitamin D và an toàn cho sức khỏe trẻ. 

Ba mẹ tuyệt đối không cởi hết quần áo của trẻ, hãy cho bé làm quen dần với việc tắm nắng trên từng bộ phận. Mỗi bộ phận cơ thể chỉ nên tắm nắng từ 3 – 5 phút và mỗi ngày chỉ nên tắm từ 1 – 2 lần là đủ.

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Tắm năng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới tốt?

3. Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Không chỉ cần quan tâm đến thời gian, vị trí, tần suất và cách tắm nắng mà ba mẹ còn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

3.1. Thời điểm không nên cho trẻ sơ sinh tắm nắng

Tắm nắng không đúng cách, sai thời điểm có thể làm tổn thương làn xa cho bé và tăng nguy cơ mắc bệnh. Do vậy ba mẹ, cần lưu ý về một số thời điểm không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh:

  • Sau 9h sáng là thời điểm mà tia cực cực tím chiếu mạnh nhất, có thể gây lại đến làn da của trẻ. Do vậy, tuyệt đối không để trẻ tắm nắng hay tiếp xúc với ánh sáng từ 9h sáng cho đến khi ảnh nắng buổi chiều giảm yếu.
  • Tránh đưa trẻ đi tắm biển khi ánh nắng mặt trời còn đang gay gắt.
  • Để phòng tránh nguy cơ bệnh tật, ba mẹ cũng không nên cho trẻ sơ sinh tắm nắng khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Thời tiết khi giao

3.2. Không tắm nước ngay sau khi tắm nắng

Sau khi tắm nắng da bé sẽ có cảm giác nóng và khô ráp nên mẹ tuyệt đối không cho bé đi tắm nước ngay sau đó sẽ làm bé bị sốc nhiệt và giảm hấp thụ vitamin D. Hãy đợi khoảng 1 giờ sau hãy cho bé đi tắm nước nếu bé tắm sáng. 

3.3. Không dùng kem chống nắng cho trẻ

Tuyệt đối không sử dụng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi do làn da của bé rất mỏng và nhạy cảm với các thành phần có trong kem chống nắng, kể cả vật lý và hóa học. 

3.4. Cho trẻ tiếp xúc ánh nắng trực tiếp

Nhiều mẹ lo lắng tắm nắng sẽ gây tổn thương đến làn da non nớt của trẻ nên thường cho bé phơi nắng qua cửa kính. Nhưng cách làm này hoàn toàn sai khi bé không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ không hấp thụ được tia UVB có trong ánh nắng mặt trời và vitamin D. Do đó, mẹ hãy cho bé tắm nắng khoảng từ 7-9 giờ sáng và chọn không gian thoáng mát. 

Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

Cho trẻ sơ sinh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

3.5. Lưu ý đến thời tiết và thời điểm trong năm 

Thời tiết và thời điểm trong năm tại các vùng miền ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tắm nắng của trẻ sơ sinh. Do đó, tại những khu vực nắng nhiều, hãy rút ngắn thời gian tắm nắng của trẻ và ngược lại những nơi ít nắng hãy kéo dài thời gian tắm nắng nhưng vẫn phải đảm bảo làm đúng theo hướng dẫn. 

Bài viết trên từ PamperMe đã chia sẻ và hướng dẫn ba mẹ tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn. Phương pháp này không chỉ giúp hấp thụ nhiều vitamin D mà còn ngăn ngừa được tình trạng còi xương, phát triển chiều cao hiệu quả được bác sĩ khuyến khích thực hiện. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu của mình.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt