Tăng trương lực cơ là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh, khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc vận động và thay đổi tư thế. Vậy dấu hiệu nào giúp bố mẹ nhận biết tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh? Nguyên nhân đến từ đâu? Hãy cùng Pamper Me đi tìm câu trả lời với bài viết dưới đây.
1. Tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh là gì?
Tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng tăng hoạt cơ xảy ra khi các vùng của não hoặc tủy sống kiểm soát các tín hiệu này bị tổn thương. Lúc này, trẻ sẽ có biểu hiện co cơ bất thường, đặc biệt là phần cánh tay, chân và cổ đều co cứng, dẫn đến cản trở nhiều trong việc vận động hoặc điều chỉnh tư thế ở trẻ.
Đối với các bé từ 1 tuổi trở lên khi bị tăng trương lực cơ sẽ dễ gặp biểu hiện thăng bằng kém, khó khăn trong việc cầm nắm, với lấy vật dụng hoặc phải cần đến sự hỗ trợ trong việc ăn uống hằng ngày. Trẻ càng lớn những dấu hiệu sẽ càng rõ ràng hơn.
2. Có những loại tăng trương lực cơ trẻ sơ sinh nào?
Có ba loại tăng trương lực cơ phổ biến ở trẻ sơ sinh:
- Co cứng
- Loạn trương lực cơ
- Cứng khớp
3. Biểu hiện khi trẻ bị tăng trương lực cơ
Các biểu hiện của tăng trương lực cơ thường do việc cơ bắp quá căng cứng:
- Trẻ bị hạn chế trong chuyển động và thay đổi tư thế;
- Cánh tay, chân hoặc cổ khó cử động; thiếu linh hoạt
- Trẻ bị mất thăng bằng và hay bị ngã;
- Các cơ bị co cứng, đau nhức;
- Không kiểm soát được các cơn co giật hoặc giật cơ;
- Rối loạn trương lực cơ.
Các trường hợp tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng có thể dẫn đến co rút, khiến các khớp, cơ, gân, mô, da bị thắt chặt vĩnh viễn, làm cho khớp của trẻ teo ngắn lại và rất cứng. Sự co cứng này gây khó khăn cho việc di chuyển, cử động và có thể trở thành di chứng vĩnh viễn khi lớn lên.
4. Nguyên nhân tăng trương lực ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây ra trương lực cơ ở trẻ sơ sinh thường là do các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Có thể hiểu đơn giản là khi các vùng của não bộ hoặc tủy sống là nơi kiểm soát trương lực cơ, nếu bị tổn thương sẽ cản trở quá trình dẫn truyền tín hiệu của não hoặc tủy sống đến nhóm cơ, gây ra hiện tượng co cơ khiến các chi và thân mình đều co cứng. Vẫn thường được gọi là tăng trương lực cơ trẻ sơ sinh.
Như vậy, nguyên nhân của việc tổn thương đường truyền gây tăng trương lực cơ có thể do:
- Trẻ bị thiếu oxy trong quá trình chuyển dạ.
- Trẻ bị mắc hội chứng Down, u não;
- Các dây thần kinh giao tiếp với cơ có vấn đề hay bị tổn thương;
- Có tổn thương ở hệ thống thần kinh trung ương;
- Các vấn đề liên quan đến quá trình hình thành và phát triển não bộ của thai nhi;
- Đột quỵ.
Một số bệnh lý khác cũng có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của trẻ, dẫn đến triệu chứng của bệnh tăng trương lực cơ như:
- Bại não;
- Đa xơ cứng
- Bệnh Parkinson.
5. Ba mẹ nên làm gì khi phát hiện trẻ sơ sinh bị tăng trương lực cơ?
Khi thấy trẻ có dấu hiệu của tăng trương lực cơ, ba mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại chuyên khoa thần kinh để được các bác sĩ chuẩn đoán và có biện pháp chữa trị phù hợp nhất.
Phác đồ điều trị sẽ khác nhau dựa trên mức độ chẩn đoán tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh, có thể gồm:
- Cho trẻ tập thể dục thường xuyên theo sức của trẻ;
- Tham gia hồi phục với vật lý trị liệu để cải thiện phạm vi chuyển động;
- Tiêm thuốc botulinum với các nhóm cơ bị ảnh hưởng để tắt tín hiệu thần kinh;
- Giảm co thắt cơ bằng thuốc giãn cơ…
Việc tích cực điều trị tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh chủ yếu là để cải thiện khả năng vận động và sự an toàn của trẻ , đặc biệt là để giảm nguy cơ té ngã có thể gây gãy xương khi trẻ lớn lên.
Nếu tình trạng trương lực cơ ở trẻ chỉ ở mức độ nhẹ, cha mẹ chỉ cần kiên nhẫn hỗ trợ trẻ tập luyện các kỹ năng vận động như cầm nắm đồ vật, bò với lấy đồ vật… dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia vật lý trị liệu nhi khoa, trẻ vẫn có thể phát triển thể chất tương đương với các trẻ đồng lứa.
Còn trường hợp ở mức độ nặng có thể cần phải can thiệp thiết bị di động được thiết kế phù hợp để cải thiện mức độ tàn phế sau này.
Hy vọng với những thông tin trên, Pamperme đã giúp bố mẹ giải tỏa phần nào băn khoăn của mình về tình trạng tăng trương lực cơ ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ. Tuy hiện tại chưa có cách nào ngăn ngừa được tình trạng này, đặc biệt nếu là do chấn thương khi sinh nhưng với việc sử dụng thuốc và liệu pháp vật lý trị liệu thích hợp vẫn giúp trẻ đạt được các mốc phát triển thể chất theo tuổi cũng như hòa đồng trong cuộc sống khi lớn lên.