Bạn nghĩ rằng ở độ tuổi nào mới có thể bắt đầu giáo dục cho bé yêu nhà mình? Câu trả lười đó là ngay khi mang thai. Ngay khi bé còn là bào thai, bố mẹ đã có thể có những biện pháp tác động trên 5 giác quan để kích thích não bộ của bé. Đây được gọi là phương pháp thai giáo. Một trong những phương pháp thần kỳ được các mẹ mách nhau. Cùng PamperMe vén màn những bí mật của thai giáo nhé.
Phương pháp thai giáo là gì?
Thai giáo là quá trình giáo dục với các biện pháp tổng hợp được bắt đầu từ lúc mới mang thai. Điều chỉnh hoàn cảnh trong và ngoài cơ thể tránh những kích thích, ảnh hưởng không tốt. Mang đến cho thai nhi những ảnh hưởng có lợi, thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh về thể chất và tinh thần của thai nhi. Để từ đó, thai nhi có sự phát triển toàn diện và đầy đủ.
Có bao nhiêu phương pháp thai giáo?
Hiện nay có 2 phương pháp thai giáo chính đang được nhiều mẹ bầu áp dụng và cho kết quả tốt là:
– Thai giáo gián tiếp: Là phương pháp thai giáo mà bố mẹ cần thực hiện một số tác động về mặt dinh dưỡng, tinh thần. Đặc biệt cần tránh những kích thích không tốt đến người mẹ.
– Thai giáo trực tiếp: Là phương pháp thai giáo mà ở đó bố mẹ sử dụng những thông tin bên ngoài trực tiếp tác động lên thai nhi. Khiến thai nhi vui vẻ, hưng phấn qua đó kích thích sự phát triển tinh thần của thai nhi.
Lợi ích từ việc thai giáo cho bé
Các bộ phận của thai nhi trong bụng mẹ dần được hình thành mỗi ngày. Áp dụng phương pháp thai giáo đúng cách theo từng giai đoạn phát triển sẽ giúp kích thích toàn bộ giác quan. Trẻ lớn lên sẽ phản xạ nhanh và linh hoạt hơn. Dưới đây là 6 lợi ích mà mẹ và bé nhận được khi tiến hành thai giáo:
– Phát triển ngôn ngữ ở trẻ
– Em bé được thai giáo đúng cách sẽ thông minh hơn, chỉ số IQ tăng lên nhờ có bố mẹ giúp phát triển nhận thức sớm.
– Thai giáo giúp trẻ phản xạ tốt hơn
– Thai giáo làm tăng chỉ số cảm xúc ở trẻ, giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt sau này
– Thai giáo là con đường gắn kết tình thân giữa bố mẹ và thai nhi
– Tránh trầm cảm cho mẹ bầu
Thính giác
Bố mẹ có thể thai giáo trẻ thông qua thính giác bằng các câu chuyện kể, nói chuyện, nhạc cổ điển, câu hò, câu hát,… Âm thanh được phát ra gần bụng bầu sẽ giúp trẻ phát triển thính giác.
Đồng thời, âm nhạc có thể tác dụng nhất định đến trí thông minh của trẻ nhỏ. Tăng sự gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi. Tuy vậy, mẹ bầu cần hạn chế hoặc tránh xa hoàn toàn các âm thanh mạnh, chói tai, cường độ mạnh.
Hệ thống truyền âm thanh của tai hoàn chỉnh vào tuần thứ 24-25 của thai kỳ. Do vậy, đây là thời gian thích hợp để bố mẹ phát triển thính giác cho trẻ.
Nếu sớm hơn thì hiệu quả đem lại không cao. Mặc dù tai ngoài đã hình thành, nhưng trung khu thần kinh thính giác của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện. Nên vẫn chưa nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài.
Thị giác
Thai giáo thông qua thị giác như một trò tương tác giữa bố mẹ và thai nhi. Thị giác vốn hình thành muộn hơn so với các cơ quan khác. Nên quá trình phát triển thị giác cho thai nhi sẽ muộn hơn.
Thông thường, mắt của trẻ sẽ hình thành từ tháng thứ 2 thai kỳ. Đến tháng thứ 4, trẻ có khả năng cảm thụ ánh sáng. Bố mẹ nên lựa chọn thai giáo bằng thị giác ở tháng thứ 6 để đem lại hiệu quả.
Bố mẹ có thể dùng ánh sáng của đèn pin để thực hiện. Sử dụng đèn pin có ánh sáng dịu nhẹ. Tránh ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp qua lớp giấy nilon màu vào thành bụng trong vài giây rồi tắt đi. Di chuyển đèn dọc theo bụng, tốc độ chậm rãi, chờ xem các phản ứng của bé. Trong khi thực hiện chiếu đèn, mẹ bầu nên trò chuyện âu yếm với trẻ. Nhằm tạo sự âu yếm, thân quen. Hành động này có thể kéo dài 5 phút, thực hiện 3 lần.
Quá trình này không nên thực hiện quá thường xuyên, bởi có thể gây tổn hại cho các tế bào mắt non nớt của thai nhi. Ngoài ra, tắm nắng cũng là một cách để phát triển thị giác cho trẻ.
Xúc giác
Thai giáo bằng xúc giác là phương pháp được thực hiện sớm nhất. Có thể tiến hành từ tháng thứ 2 của thai kỳ. Thời điểm này, trẻ đã có thể cảm nhận được những kích thích về xúc giác.
Phương pháp này giúp các tế bào não thai nhi phát triển tốt hơn. Bé cảm nhận được sự yêu thương của bố mẹ, làm tăng cường khả năng phản ứng của bé. Massage chính là cách phổ biến nhất để mẹ thực hành thai giáo bằng xúc giác. Tuy vậy, bố mẹ đặc biệt lưu ý quá trình massage cần phải có kỹ thuật chứ không phải dùng tay xoa lên bụng nhiều lần. Sai lầm của phương pháp này sẽ gây hại cho cả mẹ bầu và thai nhi. Chẳng hạn như dẫn đến những cơn co thắt tử cung dọa sinh non hoặc sẩy thai.
Cách thực hiện:
- Mỗi ngày nên tiến hành mát xa vuốt ve bụng mẹ bầu
- Thời gian: khoảng 5-10 phút vào buổi sáng và buổi tối
Vị giác
Vị giác là công cụ giúp thai nhi cảm thụ sự kích thích từ bên ngoài. Đến tháng thứ 4 thai kỳ thì cơ quan cảm thụ vị giác trên đầu lưỡi của thai nhi hình thành hoàn toàn. Bé có sự phân biệt và sở thích về các vị rõ rệt.
Những gì thai phụ ăn uống đều sẽ đi vào trong tử cung và thai nhi đều cảm nhận được mùi vị khác nhau của các thức ăn. Để kích thích vị giác phát triển, thai phụ cần ăn những thức ăn ngon, hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng.
Khứu giác
Từ tháng thứ 2, mũi của thai nhi đã bắt đầu hình thành. Đến tháng thứ 7, mũi của trẻ hoạt động hiệu quả. Những kinh nghiệm về mùi vị mà thai nhi nhận được trong bụng mẹ sẽ quyết định bé thích mùi vị nào khi lớn lên. Để phát triển khứu giác, thai phụ nên ngửi những hương thơm mà mình thích. Ưu tiên mùi hương thiên nhiên như hoa quả, cây cỏ và mùi của những loại thức ăn ưa thích.
Cần tránh những phương pháp bên dưới khi thực hiện phương pháp thai giáo
Nếu không thích thì không cần nghe nhạc cổ điển
Nghe nhạc cổ điển không phải là cách duy nhất để luyện thai giáo cho em bé. Các chị các mẹ rất cần chú ý. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các loại nhạc có âm giai nhẹ nhàng. Tiết tấu chậm ở ngưỡng 60-80 nhịp/phút mới thích hợp cho việc thai giáo cho em bé khi trong bụng mẹ.
Như vậy với kế hoạch thực hành thai giáo bằng âm nhạc. Các mẹ đừng cố ép bản thân phải nghe nhạc giao hưởng, opera hay những dòng nhạc không phù hợp sở thích. Các mẹ hãy cứ mở rộng ra các thể loại nhạc pop – ballad nhẹ nhàng, nhạc mang hơi hướng dân ca… Hoặc bất kỳ loại nhạc nào mà giúp tâm trí của mẹ trở nên thư giãn.
Bởi em bé khi còn trong bụng có thể cảm nhận những thay đổi về cảm xúc, sự khó chịu của mẹ. Tất cả phương pháp thai giáo bằng âm nhạc chủ yếu phát triển thính giác cho con. Nếu bản thân mẹ không thoải mái, em bé cũng sẽ khó phát triển đầy đủ.
Vặn âm lượng lớn ở những tháng mang bầu
Có một sự thật, không phải em bé ở trong túi thai thì không thể nghe rõ âm thanh. Bởi vì trong quá trình phát triển thính giác của em bé, những dây thần kinh của bé rất nhạy cảm. Nó có thể nghe và cảm nhận được tất cả nhờ mẹ. Việc mẹ hay người nhà mở nhạc có song âm cao từ 4.000 đến 5.000Hz. Có thể sẽ gây hại cho thính giác của trẻ. Khi đó em bé sẽ phản ứng gay gắt kịch liệt như “đạp mạnh vào bụng mẹ”.
Do đó, phương pháp tốt nhất luyện nghe cho bé đó là mẹ chỉ nên mở loa ngoài vừa đủ nghe. Hoặc dùng tai nghe chuyên dụng cho bà bầu để đảm bảo an toàn cho sự phát triển thính giác của bé. Trong khi cho bé nghe nhạc, mẹ nên lắng nghe chuyển động của bé. Để xác định bé có đang thấy thoải mái với hoạt động này hay không.
Thường xuyên xoa bụng bầu
Ở tuần thai thứ 18-20 khi bé có cử động thai máy đầu tiên là lúc ba mẹ có thể bắt đầu thực hành thai giáo bằng xúc giác cho con. Cụ thể là việc vuốt ve bụng bầu. Tuy nhiên, hành động xoa, vuốt mạnh tay và thường xuyên trên thành bụng. Đặc biệt là khu vực đáy tử cung, có thể kích thích các cơn co tử cung gây ra sinh non hoặc sảy thai.
Mẹ bầu lưu ý không nên dùng cả bàn tay mà chỉ dùng ngón tay vuốt nhẹ thành bụng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Nên vuốt một hoặc hai lần một ngày và mỗi lần không quá 10 phút.
Bên cạnh đó, không nhất thiết phải xoa bụng mà động tác ôm bụng và đi lại nhẹ nhàng. Hoặc vừa chạm tay lên bụng vừa trò chuyện cùng con cũng là cách giao tiếp hiệu quả. Giúp thể hiện tình cảm yêu thương bạn dành cho bé.
Thai giáo là phương pháp giúp mẹ kích thích sự phát triển não bộ của trẻ ngay trong những năm tháng đầu đời chỉ bằng những phương pháp đơn giản. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng không cần quá cứng nhắc áp dụng những cách kích thích giác quan như trên hằng ngày mà chỉ nên thực hiện khi bản thân thật thoải mái.