PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

TRẺ LƯỜI VẬN ĐỘNG – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

23 Th3 2023Cẩm nang, Chăm con, Kiến thức, Lối sống

TRẺ LƯỜI VẬN ĐỘNG – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

23 Th3 2023

Trình trạng trẻ lười vận động đang rất phổ biến trong đời sống ngày nay. Trẻ lười vận động sẽ gây ra những tác động vô cùng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ, trẻ có thể mắc các bệnh về tim mạch, bệnh béo phì…Vì sao trẻ lười vận động? Các biện pháp khắc phục lười vận động ở trẻ là gì? Ba mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé. 

Vì sao trẻ trở nên lười vận động

Sự phát triển của khoa học công nghệ trong cuộc sống hiện nay

Không thể phủ nhận những lợi ích mà sự phát triển này mang lại, nhưng bên cạnh đó nó cũng mang đến nhiều tác hại tiêu cực kèm theo. Sự phát triển của khoa học công nghệ được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự lười vận động ở trẻ. Hơn thế nữa, ở những thành phố lớn, những khu công nghiệp thì những không gian vui chơi rộng rãi, công viên cũng ngày càng bị thu hẹp thay vào đó là tốc độ các khu cao ốc, chung cư, trung tâm thương mại xuất hiện ngày càng nhanh, việc đó cũng làm hạn chế vận động của bé. 

Các nguyên nhân trẻ lười vận động

Các nguyên nhân trẻ lười vận động

Yếu tố gia đình 

Ba mẹ thường có thói quen “dụ dỗ” bé bằng việc cho bé xem tivi, xem điện thoại. Khi bé biếng ăn hoặc quấy khóc, ba mẹ sẽ cho bé xem những chương trình mà bé yêu thích để có thể dỗ bé. Đặc biệt vào những dịp cuối tuần, thay vì tranh thủ thời gian không phải làm việc để dẫn bé ra ngoài đi chơi, vận động thì ba mẹ lại cảm thấy mệt mỏi sau 1 tuần làm việc và chỉ nằm dài trên ghế sofa. 

Yếu tố giáo dục 

Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến đến sự lười vận động của trẻ. Nhiều ba mẹ có thói quen cho bé đi học từ sớm, ngoài việc học chính ở trường lớp thì còn có những lớp học khác, việc này làm cho bé cảm thấy mệt mỏi sau khoảng thời gian học, về nhà còn phải hoàn thành các bài tập về nhà, những điều đó sẽ làm bé ít có thời gian để vận động và không cảm thấy hứng thú với việc vận động. 

Khả năng bẩm sinh của bé

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu chứng minh ra rằng, gen có ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ. Các yếu tố di truyền từ cha mẹ quyết định cường độ vận động của cơ xương, khả năng thích ứng của hệ tim mạch, hô hấp cũng như chi phối các hormone điều hòa hoạt động thể chất. Đây chính là lý do có những trẻ từ bé đã có đam mê các môn thể thao, đam mê được vận động và ngược lại cũng có những bé không yêu thích và gặp nhiều khó khăn khi tham gia vận động. 

Biểu hiện của chứng lười vận động ở trẻ

Trẻ lười vận động thường sẽ có những biểu hiện như: 

  • Trẻ dành nhiều thời gian ở trong nhà 
  • Trẻ từ chối tham gia các buổi vui chơi, buổi sinh hoạt với bạn bè 
  • Trẻ cảm thấy lười biếng hoặc không vui khi được ba mẹ nhờ làm những việc vặt 
  • Trẻ dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử, và cảm thấy vui vẻ hơn so với việc chơi đùa. 

Hệ quả của việc lười vận động ở trẻ

Tăng tỷ lệ mắc bệnh thừa cân, béo phì ở trẻ 

Trẻ lười vận động dẫn đến việc tiêu hao được ít calo, nhưng lượng hấp thụ lại nhiều. Từ đó sẽ tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ. 

Nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng trong tương lai

Các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, tăng cholesterol trong máu, loãng xương đều là những bệnh có tỷ lệ mắc phải cao nếu trẻ lười vận động. Đây đều là những bệnh mãn tính, phải điều trị suốt đời và có nguy cơ tử vong rất cao. 

Lười vận động mang lại những hệ quả tiêu cực cho bé

Lười vận động mang lại những hệ quả tiêu cực cho bé

Rút ngắn tuổi thọ

Các bệnh lý tim mạch, rối loạn chuyển hóa và ung thư ngày trở nên phổ biến và trẻ hóa. Nếu ngày xưa những bệnh lý này thường  gặp phải ở những người trung niên, lớn tuổi, thì ngày nay đã có số lượng lớn các bệnh nhân mang những bệnh lý này khi chỉ vừa trong độ tuổi 30-35 tuổi. Nguyên nhân hàng đầu đến từ lối sống tĩnh lặng từ lúc còn bé. 

Sức khỏe tinh thần bị hủy hoại 

Ngoài sự ảnh hưởng đến thể chất, lười vận động còn làm cho sức khỏe tinh thần của bé bị đe dọa và hủy hoại. Việc vận động giúp bé giải tỏa căng thẳng, áp lực, giúp tinh thần bé thoải mái, lưu thông máu tốt hơn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn,… từ đó bé có thể tránh việc bị mất ngủ, trầm cảm lo âu,…những việc này ảnh  hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé. Thêm vào đó, những trẻ lười vận động sẽ không hòa nhập với xã hội, có lòng tự trọng thấp và đôi khi bị bạn bè xa lánh. 

Hạn chế việc phát triển trí tuệ ở bé 

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ không chịu vận động mà chỉ dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử thì sẽ mất dần khả năng tập trung, khả năng đọc hiểu, ghi nhớ và giảm khả năng tiếp thu những kiến thức mới.  

Biện pháp khắc phục chứng lười vận động ở trẻ

Từ nhỏ bé đã có thể hình thành những thói quen, và nó sẽ theo bé suốt trong những giai đoạn phát triển về sau. Ba mẹ cần hình thành cho bé thói quen tốt như thường xuyên vận động vận động, khuyến khích bé tham gia các hoạt động vui chơi,… những việc này sẽ giúp bé tránh khỏi sự lười vận động. 

Chơi cùng bé 

Ba mẹ nên dành nhiều thời gian để chơi đùa cùng con, hãy bắt đầu từ những trò đơn giản, sau đó là những trò mà con thích. Không nhất thiết phải là những bài tập như đi bộ, chạy bộ,… mà ba mẹ có thể cùng con chơi những trò chơi trốn tìm, giấu đồ vật,…

Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ của bé

Bé cần được ba mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và được ngủ nghỉ đầy đủ, từ đó bé mới có đủ năng lượng để vận động. 

Khuyến khích bé tham gia các hoạt động nhóm 

Bạn nên đưa bé đến những môi trường sinh hoạt tập thể, hội nhóm để bé có thể tham gia chơi đùa cùng những bé khác. Ở những năm tháng đầu đời của bé, các bé rất thích bắt chước cũng như chơi đùa với những bé cùng trang lứa. Qua những hoạt động đó bé còn có thể học hỏi thêm được nhiều điều mới. 

Bơi thủy liệu giúp bé yêu thích vận động

Ba mẹ có thể hình thành thói quen vận động cho bé chỉ khi bé được 2 tháng tuổi bằng phương pháp bơi thủy liệu. 

Bơi thủy liệu là phương pháp vận động thích hợp và cực kỳ an toàn cho những bé sơ sinh vài tháng tuổi cho đến khi bé được 3 tuổi. 

Bơi thủy liệu được hiểu đơn giản là làm cho bé bơi nổi, bằng áp lực và các chuyển động của nước trong hồ bơi sẽ khiến bé phải vận động tay chân liên tục, từ đó tập thói quen vận động cho bé. 

Bơi thủy liệu giúp bé yêu thích vận động

Bơi thủy liệu giúp bé yêu thích vận động

Tham gia bơi thủy liệu, bé sẽ được tiếp xúc với môi trường nước gần giống với môi trường bên trong bụng mẹ, bé sẽ cảm thấy thích thú và thư giãn, giải tỏa được nỗi lo của ba mẹ rằng bé còn quá nhỏ và sẽ sợ nước. 

Bơi thủy liệu mang lại cho bé rất nhiều lợi ích, cho bé vận động từ sớm và thường xuyên sẽ hình thành thói quen vận động, niềm yêu thích vận động với bé. Bé tham gia bơi thủy liệu sẽ tiêu hao năng lượng, giúp bé ăn ngon, ngủ ngoan, kích thích các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác của bé phát triển, tăng khả năng tuần hoàn máu, hệ tiêu hóa của bé tham gia bơi thủy liệu cũng sẽ hoạt động tốt hơn. 

Và còn nhiều lợi ích hơn nữa mà bơi thủy liệu có thể mang lại cho bé. Ba mẹ còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với PamperMe để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về dịch vụ bơi thủy liệu nữa. 

 

PamperMe Việt Nam

Website: pamperme.com.vn

Fanpage: facebook.com/Pampermevietnam

Hotline: 0902.422.188

Các chi nhánh của PamperMe tại HCM:

PamperMe Quận 7:
19 – 21 đường số 3, KĐT Him Lam, P. Tân Hưng

PamperMe Gò Vấp:
450 Nguyễn Văn Khối, P. 8

PamperMe Tân Bình:
16 Nguyễn Thái Bình, P. 4

PamperMe Tân Phú:
82 Lê Thúc Hoạch, P. Phú Thọ Hòa

PamperMe Bình Tân:
129 Vành Đai Trong, P. Bình Trị Đông B

PamperMe Phú Nhuận:
86/9 Thích Quảng Đức, P. 5

PamperMe Bình Tân:
193 Chiến Lược, P. Bình Trị Đông

PamperMe Quận 9:
01.07 Lô B1, Căn Hộ The Art, 523A Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức