Đối với một đứa trẻ, giai đoạn biết nói là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, khi biết nói trẻ sẽ dễ dàng tương tác hơn với mọi người xung quanh cũng như phát triển một cách toàn diện. Vậy trẻ mấy tháng biết nói và ba mẹ cần lưu ý những gì khi đồng hành cùng con trong giai đoạn này? Cùng PamperMe theo dõi những chia sẻ mới nhất trong bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn nhé!
1. Trẻ mấy tháng biết nói?
Rất khó để xác định chính xác trẻ bao nhiêu tháng biết nói. Bởi quá trình phát triển ngôn ngữ của mỗi trẻ là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để hiểu rõ khi nào trẻ biết nói, ba mẹ hãy cùng PamperMe tìm hiểu các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ dưới đây:
- Trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, tai của các con thật sự chưa phát triển nhiều nên chỉ nghe được tiếng mẹ ru ngủ. Do vậy, trẻ chỉ có thể phát ra các âm thanh đơn.
- Trẻ từ 2 đến 3 tháng tuổi: Tùy vào tình huống, con sẽ có biểu hiện về tiếng khóc khác nhau. Do đó, ba mẹ cần quan sát để có thể chăm sóc trẻ một cách phù hợp nhất.
- Trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi: Như đã chia sẻ ban đầu, khi tìm hiểu về “ trẻ mấy tháng biết nói”, có thể thấy đây là giai đoạn khá quan trọng.Con sẽ bắt đầu phát ra những âm thanh phức tạp hơn.
- Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi: Lúc này, con đã hiểu và có thể bắt chước theo ngữ điệu, âm lượng theo lời nói của ba mẹ.
- Theo các chuyên gia phát triển trẻ em, từ 7 tháng tuổi, bé đã có thể bắt đầu bập bẹ một số từ đơn giản như “ma ma”, “ba ba”, đây thường là những từ lặp lại nguyên âm chính.
- Từ 12 đến 15 tháng tuổi, trẻ có khả năng hiểu và nói được những từ đôi. Bé cũng có thể bắt chước một số từ mà mẹ nói và sử dụng ngữ điệu cũng như cử chỉ để thể hiện cảm xúc của mình.
Như vậy, trẻ mấy tháng biết nói có thể xác định từ cột mốc trẻ bắt đầu nói những từ ngữ hoàn chỉnh ở thời điểm 7-8 tháng tuổi.
2. Hướng dẫn trẻ tập nói theo từng giai đoạn phát triển
Khi tìm hiểu về “trẻ mấy tháng biết nói chuyện”, có thể thấy ở từng giai đoạn trẻ con sẽ có những biểu hiện sắp biết nói khác nhau. Vì thế, ba mẹ hãy áp dụng ngay những bài tập dưới đây để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn:
2.1. Giai đoạn 0 đến 6 tháng:
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã có thể nghe thấy âm thanh và phản ứng với những âm thanh đó. Sau khi chào đời, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin âm thanh của bé ngày càng phát triển. Do đó, việc thường xuyên nói chuyện và chơi với trẻ sơ sinh là điều cần thiết.
Bên cạnh đó, hầu hết trẻ em đều rất thích âm nhạc, đặc biệt là những âm thanh có giai điệu vui tươi, nhộn nhịp. Chính vì vậy, hãy hát cho bé nghe hoặc cho trẻ nghe nhạc thường xuyên để phát triển vốn từ về sau.
Ngoài ra, bơi thủy liệu cho bé là giải pháp hữu hiệu giúp trẻ khả năng ngôn ngữ của mình rất tốt. Trong quá trình bơi thủy liệu, trẻ được kích thích khám phá môi trường xung quanh và tương tác với người hướng dẫn. Việc quan sát, lắng nghe và thực hiện các hiệu lệnh giúp bé rèn luyện khả năng ngôn ngữ.
Khi tham gia các lớp bơi thủy liệu, trẻ sẽ có cơ hội giao tiếp và kết bạn với các bé khác. Việc giao tiếp và tương tác với bạn bè giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và ngôn ngữ quan trọng.
2.2. Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng:
Đối với câu hỏi trẻ mấy tháng biết nói, đây là giai đoạn mà ba mẹ nên chú ý. Lúc này, bạn mẹ có thể đọc sách cùng với con, gọi tên và chỉ ra những thứ con có thể nhìn thấy để tạo thói quen nhận biết về ngôn ngữ tốt hơn. Hướng dẫn con tham gia một số trò chơi để rèn kỹ năng chú ý và lắng nghe.
2.3. Giai đoạn từ 12 đến 18 tháng:
Ở độ tuổi này, nếu bé của bạn đang cố gắng nói một từ nhưng sai, hãy cố gắng điều chỉnh lại. Đồng thời, để tăng vốn từ cho con, ba mẹ có thể đưa ra lựa chọn các câu hỏi hay cho con thưởng thức những bài hát vui nhộn.
2.4. Giai đoạn 18 – 24 tháng:
Đối với trẻ ở giai đoạn này, sử dụng những câu nói đơn giản để con có thể hiểu rõ hơn. Bên cạnh đó, giới hạn thời gian xem tivi để con học trò chuyện cùng mọi người nhiều hơn.
2.5. Từ 2 đến 3 tuổi:
Nếu ba mẹ quan tâm về “trẻ mấy tuổi biết nói”, không thể bỏ qua giai đoạn này. Hãy đồng hành và giúp con xây dựng các câu ghép, thu hút sự chú ý của con bằng cách gọi tên khi bắt đầu một câu nói.
3. Ba mẹ cần lưu ý gì trước khi dạy trẻ tập nói?
Trẻ mấy tháng biết nói chuyện luôn là chủ đề được nhiều phụ huynh trao đổi trên các diễn đàn hiện nay. Để có thể dạy trẻ tập nói hiệu quả nhất, ba mẹ cần hiểu một vài nguyên tắc cơ bản dưới đây:
- Nụ cười và sự chú ý: Ba mẹ được khuyến khích giao tiếp với con thường xuyên bằng sự quan tâm và tình yêu thương. Hãy kiên nhẫn lắng nghe những câu chuyện của con với sự thoải mái không gắt gỏng.
- Bắt chước trẻ: Ngoài câu hỏi “trẻ biết nói khi nào”, cách để dạy trẻ tập nói được nhiều ba mẹ tìm kiếm. Một lưu ý quan trọng đối với hoạt động này là hãy bắt chước bé để tăng cường giao tiếp cùng với trẻ.
- Trò chuyện với trẻ thường xuyên: Trẻ con thường sẽ rất thích nghe ba mẹ nói, nhất là khi ba mẹ chia sẻ cùng con bằng giọng nói ấm áp và vui vẻ. Vì thế, càng trò chuyện nhiều trẻ càng nhanh chóng bắt chước được ngôn ngữ của bạn.
4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng nói của bé?
Có thể thấy, trẻ mấy tháng tuổi thì biết nói là chủ đề hấp dẫn đối với nhiều phụ huynh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nói của con, chẳng hạn như:
- Môi trường gia đình, nếu ba mẹ có khả năng giao tiếp tốt và thường xuyên trò chuyện cùng nhau thì khả năng nói của con sẽ nhanh chóng hơn.
- Môi trường giáo dục đúng cách, nếu con được học tập ở nơi có sự giáo dục tiến bộ, phương pháp phù hợp thì khả năng phát triển ngôn ngữ của con sẽ tích cực.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ vừa rồi của PamperMe đã giúp ba mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ mấy tháng tuổi biết nói. Đồng thời, có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc, nuôi dạy và hướng dẫn con phát triển kỹ năng này đúng với từng độ tuổi.