PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

TRẺ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO LÀ BÌNH THƯỜNG?

23 Th3 2023Chia sẻ, Chăm con, Gia đình, Lối sống

TRẺ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO LÀ BÌNH THƯỜNG?

23 Th3 2023 | Chia sẻ, Chăm con, Gia đình, Lối sống

Để đánh giá trẻ có đang phát triển bình thường hay không, trước hết ba mẹ cần đánh giá sự tăng trưởng về thể chất và sự phát triển về tinh thần của trẻ. Sự phát triển của các trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ luôn diễn ra một cách nhanh chóng, thay đổi theo từng ngày, do đó ba mẹ cần phải đặc biệt chú ý. 

Phát triển về ngôn ngữ

Giai đoạn mang thai đến 6 tháng tuổi

Từ giai đoạn mang thai trẻ đã có thể nghe được những âm thanh. Trong năm đầu tiên, trẻ sơ sinh đã có thể phát triển các kỹ năng ngôn ngữ từ rất sớm. Mặc dù chưa thể nói hoàn toàn, nhưng trẻ đã có thể hiểu được những gì mình nghe thấy, nhận biết được đâu là giọng nói của ba mẹ, người thân, nhận biết được giọng nói nhẹ nhàng, hay hung dữ. 

Trẻ 3-6 tuần tuổi đã bắt đầu sử dụng tiếng kêu để thể hiện nhu cầu khác nhau của bản thân, như buồn ngủ, đói,… thậm chí là quấy khóc để yêu cầu ba mẹ làm gì đó theo mong muốn của mình, đây đều là những dấu hiệu phát triển bình thường của trẻ. 

Trong giai đoạn này trẻ cũng đã có thể quan sát người đối diện nói chuyện và phản ứng lại. Khoảng 5 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu bập bẹ hoặc bắt chước lặp lại những âm thanh của người khác và hơn thế nữa, trẻ cũng có thể nhận ra tên mình khi được ai đó gọi. 

Giai đoạn sau 6 tháng tuổi 

Từ 6-9 tháng tuổi, việc bắt chước âm thanh và nhịp điệu của lời nói bắt đầu phát triển ở trẻ. Lúc này, trẻ có thể bập bẹ giao tiếp những từ đơn giản, và biết phản ứng lại với những yêu cầu như vẫy tay, cười,…

Khi 1 tuổi, phần lớn các trẻ phát triển bình thường sẽ bập bẹ được các từ như “ba”, “mama”. Bắt đầu từ độ tuổi này trở đi, trẻ đã có thể hiểu được nhiều từ hơn, có xu hướng phát ra những âm thanh không rõ ràng, nói chuyện lung tung,… bắt chước lại giọng điệu của các cuộc trò chuyện mà bé nghe được. 

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ sơ sinh

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ sơ sinh

Phát triển về nhận thức

Sự phát triển nhận thức của trẻ thường xảy ra khi trẻ bắt đầu có khả năng tương tác với mọi người, tò mò và cảm nhận mọi thứ từ môi trường xung quanh bé. 

Giai đoạn từ 1-3 tháng tuổi, trẻ bắt đầu quan tâm đến những thứ chuyển động xung quanh, từ con người đến đồ vật thông qua việc trẻ sẽ quay đầu về một phía. Từ đó sẽ hình thành khả năng dự đoán những điều quen thuộc và phản ứng lại với chúng. 

Giai đoạn từ tháng thứ 4 trở đi: thị giá của trẻ sẽ được cải thiện và phần lớn trẻ đã có tích hợp các giác quan, có thể hiểu là trẻ đã có thể liên kết các giác quan như thị giác, vị giác, thính giác và khứu giác để tạo thành một bản sắc của một đồ vật hay một con người. 

Giai đoạn từ 6-9 tuổi: trẻ bắt đầu nhận ra những thứ xung quanh mình, từ cảnh vật, âm thanh cũng như những cử chỉ quen thuộc của ai đó. Trẻ cũng có thể hiểu rõ hơn về sự vắng mặt và tạo ra ký ức, đây được gọi là  tính vĩnh viễn của vật thể. 

Phát triển tâm lý, tình cảm và xã hội 

Việc phát triển tâm lý, tình cảm và xã hội của trẻ sẽ được thể hiện qua nét mặt, cảm xúc, cách trẻ quan sát cũng như các hành động bò trườn, đi lại. 

Giai đoạn từ 1-4 tháng tuổi: trẻ sẽ bắt đầu biểu hiện cảm xúc của mình, trẻ biết quan sát và học cách cười, cách giao tiếp bằng mắt cũng như sự cử động của cánh tay, bàn chân. Ở giai đoạn này, trẻ cũng đã phát triển cảm giác quen thuộc gắn bó với những người chăm sóc mình. 

Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi: trẻ sẽ dễ dàng biểu lộ cảm xúc thông qua nét mặt hơn. Những cảm xúc dễ nhận thấy nhất là tức giận, vui mừng và lo lắng. Trẻ có thể bắt đầu cảm thấy khó chịu khi bị tách khỏi ba mẹ, khóc và quay mặt đi, hoặc có thể cảm thấy lo lắng và sợ khi ở gần người  lạ. 

Giai đoạn từ 9-12 tháng tuổi, trẻ sẽ trở nên dạn dĩ hơn, sự lo lắng và sợ hãi đối với người lạ có thể giảm xuống. Trẻ bắt đầu thể hiện tình cảm với người chăm sóc mình nhiều hơn thông qua hành động và biểu cảm. 

Phát triển về thể chất

Để đánh giá việc phát triển thể chất của bé có diễn ra bình thường hay không, ba mẹ có thể theo dõi theo những chỉ số dưới đây: 

Từ lúc sinh đến 4 tháng tuổi, cân nặng của trẻ sẽ tăng trung bình 2kg, và cao khoảng 7,6cm so với cân nặng và chiều cao của trẻ khi mới chào đời. Khi được 6 tháng tuổi, trọng lượng của trẻ thường gấp đôi so với khi mới sinh, trung bình mỗi ngày sẽ tăng từ 15 đến 30 gam. 

Khoảng thời gian sau 6 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu phát triển chậm lại. Các trẻ phát triển bình thường sẽ là các trẻ khi 1 tuổi có chiều dài tăng khoảng 25cm và trọng lượng gấp 3 lần so với lúc mới sinh. Ngoài ra ba mẹ cần chú ý, trong giai đoạn từ 4-8 tháng tuổi, bé đã có thể bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. 

Phát triển thể chất ở trẻ sơ sinh

Phát triển thể chất ở trẻ sơ sinh

Phát triển về giác quan và vận động

Giai đoạn 0-9 tháng tuổi

Từ tháng đầu tiên, các cơ của trẻ đã đầu tăng cường, đa phần các trẻ đã có thể nâng đầu lên trong một khoảng thời gian ngắn khi nằm sấp. Các cử động tay chân khác của trẻ ở thời điểm này có thể là do phản xạ của trẻ sơ sinh, khi trẻ bị giật mình hoặc bất ngờ bởi các tiếng động lớn. Khi trẻ được 6 tuần tuổi thì những phản xạ này sẽ mất dần. 

Ở giai đoạn 3-9  tháng tuổi, trẻ sẽ kiểm soát đầu tốt hơn, và tỏ ra thích thú với bàn tay, bàn cân của mình. Trẻ đã có thể học cách cầm, nắm các vật xung quanh. Được 4 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu lăn lộn, nằm sấp hay lật, do lúc này trẻ đã kiểm soát được thăng bằng của đầu, cổ và thân. Từ 6-9 tháng, trẻ đã có thể ngồi, bò và thậm chí là đứng dậy do sự phối hợp giữa chân và thân mình được cải thiện hơn. Khoảng 7 tháng tuổi thì thị giác của trẻ đã phát  triển tương đương với thị giác của một người trưởng thành. 

Giai đoạn sau 9 tháng tuổi

Những tháng sau đó, trẻ bắt đầu phát triển vận động nhiều hơn. Việc kiểm soát bàn tay, ngón tay trong việc cầm nắm các vật xung quanh đối  với trẻ trở nên dễ dàng. Trẻ bắt đầu bám vào các vật xung quanh để đứng dậy và tập đi. 

Nhìn chung, sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu sẽ có tốc độ nhanh và thay đổi nhiều, đây cũng là lý do khiến ba mẹ cảm thấy việc chăm con rất thú vị và đôi khi cũng rất căng thẳng. Để trẻ có thể phát triển toàn diện về mọi mặt, ba mẹ có thể tham khảo thêm nhiều phương pháp để kích thích sự phát triển của trẻ.

Phương pháp bơi thủy liệu giúp trẻ phát triển toàn diện

Đối với những trẻ sơ sinh còn “non yếu”, phương pháp bơi thủy liệu đã được các chuyên gia và bác sĩ đánh giá là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chứng minh rằng: bơi thủy liệu sẽ giúp bé phát triển cả 4 giác quan: thính giác, khứu giác, xúc giác và thị giác.

Bơi thủy liệu giúp trẻ phát triển tối ưu

Bơi thủy liệu giúp trẻ phát triển tối ưu

Bơi thủy liệu giúp cho trẻ phát triển trí não nhanh chóng, phát triển hệ thần kinh và chỉ số thông minh của trẻ. Trẻ cũng có thể phát triển kỹ năng vận động từ sớm thông qua việc tham gia các buổi bơi thủy liệu, phát triển xương khớp, từ đó tạo tiền đề cho sự  phát triển chiều cao sau này. Bơi thủy liệu hiện đang là phương pháp nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều phụ huynh, việc cho trẻ tham gia bơi thủy liệu càng sớm sẽ giúp trẻ phát triển tối ưu hơn. Để được tư vấn thêm thông tin về bơi thủy liệu, hãy liên hệ ngay với Pamperme. 

 

PamperMe Việt Nam

Website: pamperme.com.vn

Fanpage: facebook.com/Pampermevietnam

Hotline: 0902.422.188

Các chi nhánh của PamperMe tại HCM:

PamperMe Quận 7:
19 – 21 đường số 3, KĐT Him Lam, P. Tân Hưng

PamperMe Gò Vấp:
450 Nguyễn Văn Khối, P. 8

PamperMe Tân Bình:
16 Nguyễn Thái Bình, P. 4

PamperMe Tân Phú:
82 Lê Thúc Hoạch, P. Phú Thọ Hòa

PamperMe Bình Tân:
129 Vành Đai Trong, P. Bình Trị Đông B

PamperMe Phú Nhuận:
86/9 Thích Quảng Đức, P. 5

PamperMe Bình Tân:
193 Chiến Lược, P. Bình Trị Đông

PamperMe Quận 9:
01.07 Lô B1, Căn Hộ The Art, 523A Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức