Trẻ sơ sinh bị sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tình trạng sốt cần được chăm sóc và hỗ trợ điều trị sớm tránh kéo dài để hạn chế tối đa nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé sau này. Vậy trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt và cách xử trí khi trẻ bị sốt? Tham khảo bài viết này để có câu trả lời.
1. Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh
Thân nhiệt của trẻ sơ sinh luôn phản ánh đúng nhất tình trạng sức khỏe của trẻ lúc này. Lưu ý cơ chế hoạt động thân nhiệt của con trong những năm tháng đầu đời còn chưa hoàn thiện và non nớt nên cũng có nhiều điểm khác biệt so với người lớn. Mẹ hãy chú ý theo dõi thân nhiệt của bé để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và điều trị đúng bệnh.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thân nhiệt của trẻ so sinh thấp hơn so với người lớn từ 1 – 1,5 độ C. Với những cơ quan khác trên cơ thể thì nền nhiệt độ không giống nhau và thân nhiệt của trẻ phụ thuộc nhiều vào thời tiết trong ngày.
Nhiệt độ bình thường ở trẻ sơ sinh đo được tại những bộ phận khác nhau trên cơ thể như sau:
- Thân nhiệt khi đo ở mông: 36,6 độ C đến 38 độ C
- Thân nhiệt khi đo ở miệng: 35,5 độ C đến 37,5 độ C
- Thân nhiệt khi đo ở nách: 34,7 độ C đến 37,3 độ C
- Thân nhiệt khi đo ở tai: 35,8 độ C đến 38 độ C.
2. Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt?
Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh được kiểm soát bởi vùng hạ đồi của não, thân nhiệt dao động ở khoảng tương đối hẹp trong ngày nhờ tác dụng duy trì của vùng hạ đồi. Bộ phận này được điều chỉnh mức nhiệt độ bằng cách cân bằng giữa sự sinh nhiệt của gan và cơ do sự mất nhiệt qua da và phổi. Khi trẻ bị sốt đa phần do vùng hạ đồi làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Nhiệt độ của trẻ sơ sinh khỏe mạnh dao động từ 36,8 độ C – 37,3 độ C. Đo nhiệt độ buổi chiều thường cao hơn buổi sáng khoảng 0,5 độ C. Vậy cùng đi trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt, các mức nhiệt đo tại các bộ phận khác nhau trong cơ thể:
- Nhiệt độ nách: lớn hơn 99 độ F (37,2°C)
- Nhiệt độ ở trực tràng (hậu môn): lớn hơn 100,4 độ F (38°C)
- Nhiệt độ miệng: lớn hơn 99,5 độ F (37,5°C)
- Nhiệt độ tai: lớn hơn 100,4 độ F (38°C)
Nền nhiệt độ đo ở tai hoặc hậu môn là chính xác nhất, nhưng thường ba mẹ áp dụng đo nhiệt độ ở nách. Nhiệt độ sốt của trẻ sơ sinh khi thân nhiệt từ 39 – 40 độ C, nếu trên 40,5 độ C thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để hạn chế nguy cơ bị co giật. Nhất là những trẻ có tiền sử co giật thì nhiệt độ sốt gây co giật có thể thấp hơn, thậm chí sốt dưới 38,5 độ C cũng có nguy cơ bị co giật.
3. Nguyên nhân trẻ bị sốt là do đâu?
Sốt là phản ứng tự vệ của hệ miễn dịch trong cơ thể để chống lại những điều kiện và các tác nhân khác nhau. Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, trẻ nào cũng có nguy cơ bị sốt nhất là trẻ nhỏ càng dễ sốt cao. Sốt là dấu hiệu chỉ ra rằng cơ thể vẫn có khả năng phản vệ, nhưng luôn khiến ba mẹ lo lắng và cho con đi khám bệnh sớm.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt, thường gặp nhất là do nhiễm khuẩn. Các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn gây ra chính là nguyên nhân gây sốt:
- Trẻ bị cảm lạnh, tiêu chảy, viêm ruột.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn tai, viêm đường hô hấp, viêm ruột, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản cấp,
- Trẻ bị nhiễm khuẩn tai, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiểu.
Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nhưng không sốt, hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch, lao nặng cũng không bị sốt. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng khiến trẻ sơ sinh bị sốt như sau:
- Sau khi trẻ tiêm phòng vắc-xin xong.
- Trẻ bị trúng nóng, trúng nắng.
- Trẻ sử dụng kháng sinh liên tục và trong thời gian.
- Trẻ đang mọc răng, xem xét nguyên nhân sốt do mọc răng.
- Do mặc quá nhiều quần áo cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi cũng là nguyên nhân làm tăng thân nhiệt, nhiệt độ hậu môn đạt 38,5 độ C nên xem xét kỹ để biết được trẻ có đang bị sốt không.
4. Hướng dẫn cách tự theo dõi thân nhiệt trẻ sơ sinh
Đo thân nhiệt của trẻ có vai trò rất quan trọng khi cần xác định chính xác tình trạng sức khỏe của con. Tuy nhiên, những kiến thức này nhiều mẹ không biết được.
Khi đo thân nhiệt của con mẹ cần cho bé mặc quần áo rộng, không mặc quá dày và trước khi đo không được vận động nhiều sẽ làm thân nhiệt con tăng nhanh hơn là điều hết sức bình thường. Lưu ý cần điều chỉnh cả nhiệt độ phòng về mức nhiệt trung bình khi cần đo nhiệt độ.
Đối với trẻ sơ sinh, cách đo nhiệt độ chính xác nhất khi thực hiện đo ở mông, đặc biệt là với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Nhiều mẹ thường đo nhiệt độ trên trán hoặc đo tại miệng nhưng cách đo này chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 4 – 5 tuổi. Ba mẹ hạn chế đo nhiệt độ ở tai do ống tai bé còn hẹp nên đo nhiệt độ sẽ khó khăn và khiến bé cảm thấy khó chịu.
5. Hướng dẫn cách đo nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh
Nếu ba mẹ thấy trẻ có các biểu hiện như mệt mỏi, thức dậy nửa đêm, nhăn nhó, má hồng, người toát mồ hôi, người nóng… cha mẹ hãy lấy nhiệt kế để đo thân nhiệt cho bé ngay. Ưu tiên sử dụng nhiệt kế điện tử để đảm bảo an toàn và chính xác hơn sử dụng nhiệt kế thủy ngân.
Cách đo nhiệt độ của trẻ sơ sinh tại các vị trí như nách, tai, miệng, trán, hậu môn dựa vào độ tuổi của trẻ như sau:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi: đo thân nhiệt cho trẻ ở nách là cách làm thuận tiện nhất. Nếu thấy người trẻ nóng hoặc trên 37,2 độ C thì sử dụng cách đo thân nhiệt ở trực tràng. Sau khi dùng nhiệt kế đo trực tràng nếu kết quả trên 38 độ C hoặc cao hơn hãy đưa bé đến ngay bác sĩ.
- Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi: Đo nhiệt độ tại tai hoặc nách.
- Trẻ dưới 4 tuổi: Kẹp nhiệt kế ở nách để xác định thân nhiệt, nhiệt độ đo từ 38 độ C trở lên tức là trẻ đã bị sốt.
- Trẻ trên 4 tuổi: Đo thân nhiệt tại miệng sẽ cho kết quả chuẩn nhất, trẻ bị sốt khi nhiệt độ từ 37,8 độ C trở lên.
- Trẻ lớn từ 6 tuổi trở lên: Dùng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử kẹp nách.
6. Cách xử trí khi trẻ bị sốt
Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, bé nên đến bác sĩ kiểm tra và điều trị, chăm sóc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đối với bé trên 1 tháng tuổi nếu xuất hiện các biểu hiện của sốt nhẹ, mẹ hãy thực hiện một số cách hạ sốt dưới đây:
6.1. Cho bé mặc quần áo thoáng mát, nhẹ nhàng
Nếu mặc quần áo quá nhiều hoặc mặc quá dày khiến thân nhiệt của bé tăng lên nhanh chóng và không thể thoát nhiệt ra ngoài được. Điều này dẫn đến tình trạng bé càng khó chịu và ớn lạnh, sốt cao hơn.
6.2. Bổ sung đủ nước cho bé
Trẻ bị sốt thường có xu hướng ăn kém, chán ăn nên mẹ cần tăng số cữ bú của bé lên đặc biệt đối với trẻ trên 6 tháng tuổi. Cho bé ăn đủ bữa, bổ sung thêm nước không chỉ hạn chế tình trạng trẻ bị mất nước mà còn giúp bé nhanh hạ sốt. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây… cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ.
Đối với bé trên 6 tháng tuổi: Mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt dạng gói hoặc dạng siro theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý mẹ tuyệt đối không cho bé uống thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ, nhất là thuốc ibuprofen hoặc thuốc chứa aspirin đối với bé dưới 6 tháng tuổi.
6.3. Làm mát người cho bé bằng khăn ấm
Dùng khăn ấm lau khắp người cho bé nhất là vùng nách và bẹn của trẻ. Sau khi lau khắp người mẹ hay đắp khăn ấm đã vắt vào trán, nách, tay, chân hoặc bẹn cho trẻ. Chú ý thay khăn liên tục để đảm bảo nhiệt độ nước ấm.
Giữ nhiệt độ phòng luôn mát mẻ, thông thoáng: Nhiệt độ phòng khi em bé bị sốt không nên để quá nóng hay quá lạnh. Ba mẹ có thể sử dụng điều hòa hoặc quạt để điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp giúp bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái nhất.
6.4. Tắm nước ấm cho bé
Mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ nước tắm cẩn thận trước khi cho bé tắm. Khi tắm bằng nước ấm, nước có tác dụng hạ thân nhiệt cho bé xuống. Tuy nhiên, để tránh bị cảm lạnh chỉ cho bé tắm dưới 5 phút, không tắm quá lâu.
6.5. Những việc cần tránh thực hiện khi trẻ bị sốt
Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ bị sốt cần tuyệt đối không thực hiện những việc làm sau đây để tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn:
- Ủ ấm, chườm lạnh cho trẻ.
- Dùng rượu lau người cho trẻ hoặc dùng lá cây chà sát ngoài da.
- Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh và kết hợp các loại thuốc hạ sốt.
- Dùng đồng thời paracetamol và ibuprofen.
Do đó, cách xử trí khi trẻ bị sốt còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân và triệu chứng kèm sốt để làm trẻ bớt khó chịu.
Sốt chính là khi nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn bình thường. Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do sốt gây ra cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần trang bị cách đo thân nhiệt cho bé, biết được trẻ sơ sinh nóng bao nhiêu độ là sốt và cách xử trí thích hợp. Cần đưa trẻ sơ sinh sốt cao đến bệnh viện nếu thấy bé có các dấu hiệu bất thường kèm theo.
Hy vọng với những thông tin Pamper Me vừa chia sẻ sẽ giúp các mẹ biết được trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt và cách xử trí thích hợp khi trẻ bị sốt để hạn chế những biến chứng nguy hiểm khác.