PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi – Nguyên nhân và cách điều trị

Cẩm nang, Chăm sóc trẻ

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng lỗ mũi có nhiều dịch nhầy, làm cản trở hô hấp và lâu dần sẽ bị biến chứng thành những bệnh nghiêm trọng liên quan đến hô hấp. Trẻ sơ sinh cũng là đối tượng thường xuyên bị nghẹt mũi so với trẻ lớn do đường mũi còn nhỏ và đang phát triển.. Vậy có những nguyên nào làm trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi? Những triệu chứng và cách trị như thế nào? Hãy cùng PamperMe tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là tình trạng khoang mũi bị dịch nhầy lấp đầy, đường thở bị cản trở và gây khó khăn cho hệ hô hấp. Tình trạng này kéo dài sẽ làm trẻ khó thở nên cần được điều trị kịp thời.

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do các nguyên nhân như sau:

1.1. Cảm lạnh

Cảm lạnh là nguyên nhân đầu tiên gây ngạt mũi cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần lưu ý không chỉ thời tiết lạnh mà ngay cả khi thời tiết nóng bức trẻ cũng dễ bị cảm lạnh hơn. Khi bé chơi đùa ra nhiều mồ hôi hoặc nằm trong phòng điều hòa nhiệt độ lạnh quá cũng dẫn đến cảm lạnh và ngạt mũi, chảy nước mũi hoặc thậm chí sốt nhẹ.

1.2. Dị ứng

Trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết, khói bụi, dị ứng phấn hoa hoặc độ ẩm không khí quá thấp hay quá cao cũng làm cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.

1.3. Viêm xoang

Viêm xoang bẩm sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ bị nghẹt mũi. Hoặc do chất nhầy trong bào thai chưa được hút sạch khỏi hệ thống hô hấp của trẻ. Đây cũng là lý do nhiều bé sơ sinh khi mới đẻ xong đã xuất hiện triệu chứng ngạt mũi.

1.4. Dị vật trong mũi 

Mắc dị vật trong mũi cũng là nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Khi vui đùa, bé có thể vô tình nhẹt vật nhỏ vào mũi mà bố mẹ không hay biết. Do đó, nếu không phát hiện sớm, bé có thể bị tắc nghẹt mũi, chảy máu mũi hoặc nguy hiểm hơn là cản trở đường thở.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do đâu?

2. Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà, đơn giản, dễ thực hiện qua các cách dưới đây:

2.1. Dùng nước muối sinh lý 

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhiều mẹ thường dùng nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy, cách này đơn giản nhưng có hiệu quả rất tốt. Cách thực hiện như sau mẹ chỉ cần cho bé nằm ngửa rồi dùng nước muối sinh lý nhỏ vào từng bên lỗ mũi của trẻ. 

Tác dụng của nước muối sinh lý là loại bỏ dịch nhầy, làm sạch mũi giúp bé dễ thở hơn. Lưu ý không nhỏ mũi cho con trong 3 ngày vì lạm dụng nước muối có thể làm dịch mũi bị khô. Không được tự ý pha nước muối sinh lý và đặc biệt không sử dụng nước muối sinh lý đã hết hạn sẽ không an toàn cho trẻ.   

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

2.2. Hút mũi bằng máy hút hoặc bông gòn 

Đầu tiên, hãy nhỏ từ 1 – 3 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi của trẻ sơ sinh, sau đó đợi khoảng 30 giây để làm loãng dịch mũi. Khi tiến hành hút mũi hãy dùng tay bịt lỗ mũi còn lại và dùng dụng cụ hút mũi bằng dây hoặc bằng máy để hút chất nhầy trong mũi ra. Tiếp tục làm tương tự với bên mũi còn lại, nên nghỉ giữa 2 bên khi hút. Mẹ nên hút mũi cho bé trước khi bú, có thể hút 2 – 3 lần trong ngày và không nên hút mũi khi trẻ đang buồn ngủ.

Lưu ý trước khi sử dụng dụng cụ hút mũi bằng dây hay bóp tay cha mẹ đều cần tiệt trùng sạch và sau mỗi lần sử dụng hãy rửa bằng nước rửa chuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Tư thế hút mũi đúng cách chính là cho nửa đầu bé nằm nghiêng bên phải rồi từ từ hút dịch nhầy trong mũi ra.

2.3. Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách xông hơi hoặc làm ẩm không khí 

Không khí quá khô cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Do đó, mẹ hãy thử dùng máy phun sương hoặc máy tạo ẩm để làm ẩm không khí trong phòng. Khi đó, trẻ sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều và mũi cũng không còn khô rát khó chịu.

Để tránh nấm mốc và nhiễm khuẩn, cha mẹ cần thay nước trong máy và vệ sinh máy thường xuyên. Lưu ý không nên cho tinh dầu vào trong máy vì có thể gây kích ứng đường hô hấp của trẻ sơ sinh.

Bật máy tạo ẩm cho không khí không bị khô, dễ chịu hơn

Sử dụng máy tạo ẩm cho không khí để tạo môi trường dễ chịu, thoáng ẩm cho bé

2.4. Massage hoặc vỗ nhẹ lưng và ngực của trẻ

Mẹ hãy thử vỗ nhẹ vào lưng trẻ để long đờm và giảm cảm giác tức ngực và khó thở ở trẻ sơ sinh. Hãy đặt bé nằm sấp trên đầu gối của mình rồi dùng một tay giữ cố định người và một tay vỗ nhẹ nhàng vào lưng của trẻ. Hoặc ba mẹ cho bé ngồi trên đùi mình, sau đó dùng một tay ôm sao cho người bé ngã về phía trước khoảng 30 độ, tay còn lại vỗ thật nhẹ vào lưng trẻ. Cách này có tác dụng long đờm trong đường thở, giúp trẻ dễ chịu hơn. 

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé, tránh nhiễm gió lạnh và hít phải hơi lạnh sâu nên cần bật điều hòa nhiệt độ vừa phải. Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh từ 26 – 28 độ. Ngoài ra, mẹ cũng cần kiểm tra xem bé có bị dị ứng với các chất có trong nước giặt, nước xả vải, phấn rôm, phấn hoa, lông động vật… hay bất cứ thành phần nào có trong nhà. Các chất dị ứng gây viêm mũi chính là thủ phạm gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và người lớn.

Chữa ngạt mũi bằng cách massage hoặc vỗ nhẹ lưng và ngực bé

Thử massage và vỗ nhẹ vào lưng và ngực trẻ để chữa ngạt mũi

2.5. Cho bé uống nước ấm

Trẻ ngạt mũi đa số phải thở bằng mồm trong nhiều người nên việc cần làm phải bổ sung nhiều nước cho trẻ để hạn chế tình trạng mất nước và cũng cần bổ sung điện giải kịp thời. Cho trẻ uống nhiều nước ấm cũng giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ. 

Ngoài nước ấm, cha mẹ có thể cho bé uống thêm nhiều nước ép trái cây và rau xanh để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

3. Lưu ý cho ba mẹ khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi 

Ngoài cách điều trị và chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi tại nhà thì ba mẹ cũng cần lưu ý không làm những việc dưới đây để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3.1. Không tự ý dùng thuốc

Cha mẹ không được tự ý dùng thuốc kháng sinh và thuốc co mạch cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu sơ ý dùng sai thuốc vừa không khiến trẻ khỏi bệnh mà còn có nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

3.2. Không dùng que bông hoặc vật cứng làm sạch mũi trẻ 

Không dùng miệng để trực tiếp hút dịch nhầy trong mũi trẻ do vi khuẩn trong miệng có thể gây bội nhiễm, tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Tuyệt đối không dùng tăm bông hay vật cứng làm sạch mũi của trẻ do có thể làm rách niêm mạc mũi gây chảy máu và trẻ bị đau hơn.

3.3. Cho trẻ đi khám nếu tình trạng kéo dài 

Trong trường hợp tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi kéo dài nhiều ngày và mức độ nghiêm trọng hơn, trẻ xuất hiện biểu hiện khó thở, bỏ bú, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thăm khám để tìm chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp cho trẻ nhanh khỏi bệnh.

Nếu bị nghẹt mũi lâu ngày nên cho trẻ đi khám bác sĩ

Nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài

Trên đây bài viết vừa chia sẻ nguyên nhân và cách điều trị vô cùng đơn giản khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Do đó, cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ bớt khó chịu và tình trạng bệnh nhanh thuyên giảm. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình nuôi dưỡng trẻ khôn lớn.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt