Sự phát triển của trẻ trong những giai đoạn đầu đời luôn là sự quan tâm hàng đầu của ba mẹ. Để đánh giá được trẻ có đang phát triển bình thường hay không, ba mẹ cần quan tâm các chỉ số như cân nặng, chiều cao, các chỉ số này cũng sẽ phản ánh được tình trạng sức khỏe của bé. Luôn có một khung chỉ số để ba mẹ có thể tham khảo và theo dõi cho các bé, ba mẹ hãy đọc bài viết dưới đây.
Chỉ số cơ thể của trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, ba mẹ cần quan tâm nhất đến chỉ số chiều cao,cân nặng và chu vi vòng đầu của bé. Các bé sinh đủ ngày đủ tháng, khỏe mạnh thì chỉ số phát triển của bé sẽ là:
- Cân nặng trung bình: 3.3 kg
- Chiều dài (chiều cao) trung bình: 50cm
- Chu vi vòng đầu trong khoảng từ 33,8 cm đến 34,3 cm.
Bố mẹ cần lưu ý, khoảng 4 ngày sau khi bé chào đời, bé có thể bị giảm khoảng 10% cân nặng so với lúc mới sinh, sau đó cân nặng của bé sẽ tăng trở lại từ 140-200 gam/ tuần và đạt cân nặng tiêu chuẩn dao động từ 4,2 – 4,5kg, chiều cao của bé sau sinh 1 tháng sẽ rơi vào 52,7-53,7cm.
Bảng chỉ số chiều cao và cân nặng của bé
Các bé sơ sinh hầu như đều có chỉ số phát triển tiêu chuẩn gần bằng nhau, nhưng sẽ có sự khác nhau rõ rệt trong từng tháng tuổi sau đó, giữa bé trai và bé gái thì chỉ số phát triển cũng sẽ khác nhau. Bé được xem là phát triển bình thường nếu mỗi tháng bé cao thêm từ 1 đến 2,5cm và cân nặng tăng khoảng từ 400g đến 1kg.
Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một bảng chỉ số phát triển của trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi, trong đó có chỉ số về chiều cao và cân nặng, được chia cụ thể theo từng tháng dành cho cả bé trai và bé gái mà ba mẹ có thể tham khảo thêm để có thể theo dõi và đánh giá sự tăng trưởng của bé.
Bảng chỉ số phát triển của trẻ trai từ 0 – 12 tháng
Tháng | CÂN NẶNG (kg) | CHIỀU CAO (cm) | ||||||
Thiếu cân | Nguy cơ thiếu cân | Bình thường | Nguy cơ thừa cân | Thừa cân | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên | |
0 | 2.4 | 2.8 | 3.2 | 3.7 | 4.2 | 45.4 | 49.1 | 52.9 |
1 | 3.2 | 3.6 | 4.2 | 4.8 | 5.4 | 49.8 | 53.7 | 57.6 |
2 | 4 | 4.5 | 5.1 | 5.9 | 6.5 | 53 | 57.1 | 61.1 |
3 | 4.6 | 5.1 | 5.8 | 6.7 | 7.4 | 55.6 | 59.8 | 64 |
4 | 5.1 | 5.6 | 6.4 | 7.3 | 8.1 | 57.8 | 62.1 | 66.4 |
5 | 5.5 | 6.1 | 6.9 | 7.8 | 8.7 | 59.6 | 64 | 68.5 |
6 | 5.8 | 6.4 | 7.3 | 8.3 | 9.2 | 61.2 | 65.7 | 70.3 |
7 | 6.1 | 6.7 | 7.6 | 8.7 | 9.6 | 62.7 | 67.3 | 71.9 |
8 | 6.3 | 7 | 7.9 | 9 | 10 | 64 | 68.7 | 73.5 |
9 | 6.6 | 7.3 | 8.2 | 9.3 | 10.4 | 65.3 | 70.1 | 75 |
10 | 6.8 | 7.5 | 8.5 | 9.6 | 10.7 | 66.5 | 71.5 | 76.4 |
11 | 7 | 7.7 | 8.7 | 9.9 | 11 | 67.7 | 72.8 | 77.8 |
12 | 7.1 | 7.9 | 8.9 | 10.2 | 11.3 | 68.9 | 74 | 79.2 |
Bảng chỉ số phát triển của trẻ gái từ 0 – 12 tháng
Tháng | CÂN NẶNG (kg) | CHIỀU CAO (cm) | ||||||
Thiếu cân | Nguy cơ thiếu cân | Bình thường | Nguy cơ thừa cân | Thừa cân | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên | |
0 | 2.5 | 2.9 | 3.3 | 3.9 | 4.3 | 46.3 | 47.9 | 49.9 |
1 | 3.4 | 3.9 | 4.5 | 5.1 | 5.7 | 51.1 | 52.7 | 54.7 |
2 | 4.4 | 4.9 | 5.6 | 6.3 | 7 | 54.7 | 56.4 | 58.4 |
3 | 5.1 | 5.6 | 6.4 | 7.2 | 7.9 | 57.6 | 59.3 | 61.4 |
4 | 5.6 | 6.2 | 7 | 7.9 | 8.6 | 60 | 61.7 | 63.9 |
5 | 6.1 | 6.7 | 7.5 | 8.4 | 9.2 | 61.9 | 63.7 | 65.9 |
6 | 6.4 | 7.1 | 7.9 | 8.9 | 9.7 | 63.6 | 65.4 | 67.6 |
7 | 6.7 | 7.4 | 8.3 | 9.3 | 10.2 | 65.1 | 66.9 | 69.2 |
8 | 7 | 7.7 | 8.6 | 9.6 | 10.5 | 66.5 | 68.3 | 70.6 |
9 | 7.2 | 7.9 | 8.9 | 10 | 10.9 | 67.7 | 69.6 | 72 |
10 | 7.5 | 8.2 | 9.2 | 10.3 | 11.2 | 69 | 70.9 | 73.3 |
11 | 7.7 | 8.4 | 9.4 | 10.5 | 11.5 | 70.2 | 72.1 | 74.5 |
12 | 7.8 | 8.6 | 9.6 | 10.8 | 11.8 | 71.3 | 73.3 | 75.7 |
Bảng chỉ số trên chỉ mang tính chất tham khảo, mỗi bé sẽ có những cột mốc phát riêng và không giống nhau. Vì vậy việc cân nặng và chiều cao của bé có sự khác biệt một chút so với những con số trong bảng thì ba mẹ cũng không nên quá lo lắng, hoặc để yên tâm, ba mẹ có thể gặp bác sĩ và chuyên gia để được tư vấn khi trường hợp đó xảy ra.
Ngoài ra ba mẹ cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Ba mẹ nên thực hiện cân đo cho bé vào cùng một thời điểm nhất định theo tuần, hoặc tháng để có thể đánh giá đúng nhất tình hình phát triển của bé.
- Đo cân nặng: để lấy được cân nặng chính xác nhất, ba mẹ nên thực hiện cân bé vào buổi sáng, khi chưa cho bé ăn uống (kể cả bú), đã cho bé đi tiêu tiểu, cởi toàn bộ quần áo dày.
- Đo chiều dài: trước khi đo ba mẹ cần bỏ giày và mũ ra khỏi cơ thể bé.
Biển hiện và hệ quả khi trẻ phát triển thể chất kém
Như đã nói ở trên, mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, nhưng đa số đều tuân thủ theo một mốc thời gian chung, đối với trường hợp trẻ sinh non thì chỉ số phát triển có thể chậm hơn vài tuần hoặc đôi khi vài tháng. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần lưu ý và theo dõi kỹ, nếu bé không đạt được mức trung bình ở các mốc chỉ số quan trọng trong vòng vài tuần như trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi thì đó chính là biểu hiện của việc bé đang phát triển thể chất kém, ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia càng sớm càng tốt, và can thiệp điều trị nếu cần thiết.
Nếu để tình trạng chậm phát triển thể chất ở trẻ diễn ra trong một khoảng thời gian thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai: trẻ sẽ ốm yếu hơn so với các bạn đồng trang lứa, mất tự tin, suy dinh dưỡng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về trí tuệ của trẻ.
Biện pháp giúp bé cải thiện và phát triển thể chất
Một số biện pháp giúp bé cải thiện và phát triển thể chất mà ba mẹ có thể tham khảo:
Thường xuyên theo dõi tăng trưởng và dinh dưỡng cho bé:
Ba mẹ cần thường xuyên theo dõi các yếu tố về cần nặng và chiều cao cho bé vì nó đều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé. Khi phát hiện ra bé có chỉ số tăng trưởng kém thì có thể can thiệp kịp thời.
Cho trẻ vận động từ sớm để phát triển thể chất:
Vận động được xem là một trong những biện pháp giúp bé phát triển thể chất tốt nhất. Càng cho bé vận động càng sớm, thì thể chất của bé sẽ phát triển hơn so với các bé đồng trang lứa, nhưng đặc biệt, ba mẹ phải lựa chọn cho bé những hình thức vận động phù hợp với từng độ tuổi.
Phương pháp bơi thủy liệu
Nếu ba mẹ muốn bé nhà mình được vận động từ lúc mới chỉ 2 tháng tuổi, ba mẹ có thể tìm hiểu thêm phương pháp bơi thủy liệu. Bơi thuỷ liệu (Floating baby) là một phương pháp phổ biến ở nước ngoài. Có thể hiểu đơn giản bơi thủy liệu là cho bé bơi nổi thông qua việc sử dụng lực đẩy trong nước, bé sẽ được massage và vận động tay chân thỏa thích. Tham gia các buổi bơi thủy liệu, bé sẽ được tăng cường sự tuần hoàn máu và đem lại nhiều lợi ích khác cho bé.
Bể bơi thủy liệu dành cho các bé cần đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể về độ tinh khiết của nước và các vấn đề liên quan đến sự an toàn và phát triển của bé. Ba mẹ hãy đến PamperMe – nơi cung cấp dịch vụ bơi thủy liệu uy tín, và đã được rất nhiều phụ huynh an tâm trải nghiệm. Nếu có thắc mắc gì về phương pháp bơi thủy liệu, hãy liên hệ ngay PamperMe để được giải đáp chi tiết nhé.