PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo chuẩn mới nhất từ WHO

Cẩm nang, Phát triển trẻ

Bố mẹ cần nắm được cân nặng trẻ sơ sinh để biết con mình có phát triển tốt hay không. Điều này giúp phụ huynh có được các biện pháp hợp lý để giúp bé phát triển. Bài viết dưới đây PamperMe sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn.

1. Bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO 

Để biết được cân nặng của con đã đạt chuẩn hay chưa, bố mẹ hãy cùng theo dõi bảng cân nặng trẻ sơ sinh bên dưới. Thông tin trong bảng là của bé gái, bé trai từ lúc sơ sinh cho đến khi trẻ 12 tháng tuổi. Bạn hãy đối chiếu chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ nhận biết được mức độ tăng trưởng của con như thế nào.

chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh

Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ chuẩn dành cho bé trai, bé gái

2. Cách tính chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng 

Từ bảng cân nặng của trẻ sơ sinh ở trên, bạn đã biết được cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn cho bé trai, bé gái. Đối với sự phát triển về thể chất của trẻ nhỏ sẽ có những thay đổi theo từng giai đoạn. Vậy nên, phụ huynh cần phải theo dõi sát sao về sự tăng trưởng của trẻ qua cả chiều cao và cân nặng. Nhờ vậy mới biết được những thay đổi hay nhu cầu về sức khỏe của bé. 

– Trẻ sơ sinh:

Theo như bảng cân nặng của trẻ sơ sinh vào năm 2021 thì trẻ mới sinh sẽ dài trung bình là 50cm, cân nặng tiêu chuẩn khoảng 3.3kg. Theo trung tâm quốc gia về thống kê y tế Hoa Kỳ các bé sẽ có chu vi vòng đầu của bé trai là 34.3cm và bé gái là 33.8cm. 

– Bé từ khi chào đời đến 4 ngày tuổi: Trong giai đoạn này cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ giảm xuống khoảng 5 đến 10% so với lúc trẻ mới sinh. Nguyên nhân đó là trẻ bị mất nước và dịch thể khi bé đi tiểu hoặc là đi ngoài. 

– Từ 5 ngày đến 3 tháng tuổi: Đối với khoảng thời gian này, mỗi ngày trẻ sẽ tăng khoảng 15 đến 18g. Vậy nên, sau 2 tuần tuổi thường cân nặng của các bé sẽ quay lại trở về như thời điểm lúc mới sinh. 

– Từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi: Trong giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ sẽ tăng khoảng 225g trong 2 tuần. Đến thời điểm bé được 6 tháng tuổi, cân nặng của bé sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh. 

– Từ 7 tháng đến 12: Cân nặng của bé sẽ tăng khoảng 500g trong 1 tháng. Thời điểm này các bé sẽ tiêu tốn nhiều calo bì bắt đầu tham gia vận động nhiều hơn như bò, tập đi, trườn,…Trẻ trước khi tròn 1 tuổi sẽ có chiều cao nằm trong khoảng từ 72cm đến 76cm và cân nặng gấp 3 lần mới sinh.

– 1 tuổi: Bé sẽ không phát triển nhanh như các giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, mỗi tháng bé sẽ tăng khoảng từ 225g và cao thêm 1.2cm. 

– 2 tuổi: Trẻ ở giai đoạn 2 tuổi sẽ cao thêm khoảng 10cm chiều cao và 2.5kg cân nặng so với lúc 1 tuổi. Vào thời điểm này, bác sĩ nhi khoa có thể dự đoán được chính xác hơn về chiều cao, cân nặng khi bé lớn. 

– Từ 3 đến 4 tuổi: Độ tuổi mẫu giáo này lượng mỡ ở trên cơ thể của bé và nhất là ở mặt sẽ giảm đi nhiều. Bố mẹ sẽ thấy chân tay của trẻ phát triển hơn so với các thời điểm trước đó. 

Từ 5 tuổi trở lên: Trẻ từ 5 tuổi cho đến khi dậy thì sẽ có chiều cao phát triển rất nhanh. Các bé gái thông thường đạt chiều cao tối đa sau 2 năm khi có kỳ kinh nguyệt đầu tiên, bé trai đạt chiều cao ở tuổi trưởng thành cho đến năm 17 tuổi. 

Cách tính chiều cao và cân nặng cho bé

Chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh được tín như thế nào?

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh 

Vậy có những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh? Dưới đây là một số yếu tố chính như:

3.1. Di truyền 

Yếu tố đầu tiên chúng ta cần biết đó ảnh hưởng tới cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh là di truyền. Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các bé như là chứng bệnh di truyền, hội chứng Down, hội chứng Turner, hội chứng Noonan,… Tất cả những điều này sẽ làm thể trong của các bé khác ở mức bình thường. 

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng các yếu tố như nhóm máu, lượng mỡ thừa của bố mẹ cũng tác động đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ thường chỉ chịu ảnh hưởng từ di truyền khoảng 23%. 

3.2. Dinh dưỡng 

Ngoài gen di truyền, chiều cao và cân nặng của trẻ còn phụ thuộc vào cả dinh dưỡng và môi trường bên ngoài. Những bé có tình trạng suy dinh dưỡng sẽ có ảnh hưởng làm chậm đến quá trình phát triển thể chất. 

Điều này không chỉ tác động đến mật độ xương, sự chắc khỏe của răng, kích thước của các hệ cơ quan,… Vì thế mà làm tăng khả năng trì hoãn sự phát triển của trẻ ở độ tuổi tiền dậy thì và dậy thì. 

3.3. Sức khỏe mẹ lúc mang thai 

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ đó là sức khỏe của mẹ lúc mang thai. Mẹ có sức khỏe tốt là điều đầu tiên tạo tiền đề để bé phát triển khỏe mạnh từ khi trong bụng mẹ đến khi chào đời. 

Chính vì vậy, mẹ cần đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh thông qua việc duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, khám thai theo định kỳ, làm các xét nghiệm tầm soát theo hướng dẫn của các bác sĩ. 

3.4. Môi trường 

Môi trường sống sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất của trẻ. Các bé chịu sự ảnh hưởng của môi trường không tốt như ô nhiễm môi trường, khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ sơ sinh.

yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ

4. Cha mẹ cần làm gì đề cải thiện cân nặng của trẻ sơ sinh 

Vậy để bé nhà bạn đạt được bảng cân nặng của trẻ sơ sinh 2023 đúng chuẩn, bố mẹ cần làm những điều sau:

4.1. Nhờ sự tư vấn bác sĩ 

Mỗi giai đoạn khác nhau trẻ sẽ có những sự thay đổi. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà trẻ có sự phát triển tốt hay không. Vậy nên, bố mẹ muốn con phát triển tốt về cả mặt thể chất và trí não thì nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa và nhận tư vấn. Từ đó, bố mẹ sẽ có được các giải pháp đúng đắn để giúp trẻ phát triển tốt nhất. 

4.2. Cải thiện dinh dưởng 

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Trong những năm đầu đời trẻ bú mẹ sẽ tăng cân chậm hơn so với những trẻ sử dụng sữa công thức. Tuy nhiên, giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi sự phát triển chững lại và các bé sẽ có mức cân nặng tương đương với nhau. 

Bố mẹ cần xây dựng cho bé yêu một chế độ ăn uống lành mạnh theo cách sau:

  • Bổ sung vào thực đơn của trẻ các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt. 
  • Lựa chọn thêm nguồn Protein từ các loại thực phẩm như là thịt gà, thịt bò, thịt heo,…
  • Cho bé uống ít sữa béo hoặc tách béo, các chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa, phô mai,..
  • Cho bé uống đủ lượng nước trong ngày.
  • Hạn chế tối đa cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh, thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc là chất béo bão hòa.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc, nuôi dưỡng giúp trẻ phát triển hiệu quả

4.3. Cho trẻ tham gia hoạt động thể chất 

Các hoạt động thể chất vô cùng quan trọng và cần thiết đối với trẻ từ khi mới sinh. Những hoạt động này sẽ giúp bé tăng khả năng giao tiếp, gần gũi với bố mẹ, giảm căng thẳng và lo âu, hỗ trợ tăng cường phát triển cân nặng và chiều cao,…

Bài viết trên, PamperMe đã cùng bạn tìm hiểu về cân nặng trẻ sơ sinh như thế nào là đạt chuẩn. Dựa vào thông tin này, bạn đã có thêm kiến thức để giúp con yêu phát triển toàn diện nhất theo từng giai đoạn. 

Bài viết được thẩm định bởi BS.Lê Quốc Huy – Hiện đang công tác tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt