PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Mẹ đã biết cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú chưa?

Cẩm nang, Chăm sóc trẻ

Đầy hơi sau khi bú no làm trẻ thấy khó chịu, nôn trớ, quấy khóc dẫn đến ngủ chập chờn, không sâu giấc. Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên vỗ lưng cho trẻ. Đây là kỹ thuật đơn giản nhưng cần thực hiện đúng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy mẹ đã biết cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh đúng cách sau khi bú chưa? Hãy cùng PamperMe theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm vững kỹ năng này nhé.

1. Vì sao sau khi bú trẻ thường ợ hơi?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở các bé vừa mới chào đời, thường chưa phát triển hoàn thiện.

Dạ dày của trẻ có kích thước rất nhỏ. Lúc mới sinh dạ dày của bé chỉ bằng kích cỡ một quả cherry nên chỉ chứa được khoảng từ 5 – 7 ml sữa. Sau khi được 3 ngày tuổi dạ dày to bằng quá óc chó và chứa được khoảng từ 22 – 27 ml sữa.

Vì kích thước dạ dày của bé lại quá nhỏ nên khi chứa cả sữa và không khí sẽ bị căng đầy gây ra sự khó chịu và đầy hơi sau khi bú.

vì sao trẻ cần vỗ ợ hơi sau khi bú

Lý do trẻ cần vỗ ợ hơi sau khi bú

Ngoài ra, cũng do vị trí dạ dày của trẻ nằm ngang, chưa nằm dọc như người lớn và các cơn co thắt dạ dày và thực quản còn yếu khiến thức ăn và khí khó di chuyển. Do vậy khi bị đầy do chứa nhiều không khí, trẻ rất dễ bị trào ngược dẫn đến tình trạng ọc sữa, nôn trớ, quấy khóc, ọc sữa khi đang ngủ.

Giải pháp là ba mẹ nên thực hiện thao tác vỗ ợ hơi vỗ lưng cho trẻ để tống được khí đang bi kẹt trong dạ dày ra ngoài để bé thấy dễ chịu, thoải mái. Cách làm này cũng giảm tình trạng nôn trớ sau khi bú no, thể tích dạ dày được giải phóng nên bé sẽ bú sữa nhiều hơn, no lâu hơn và ngủ ngon hơn.

2. Khi nào ba mẹ nên vỗ lưng ợ hơi cho bé sơ sinh?

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh là một việc làm cần thiết để giúp bé tiêu hóa tốt hơn, giảm tình trạng đầy hơi, khó chịu và nôn trớ. Thời điểm thích hợp để vỗ ợ hơi cho trẻ chính là:

  • Sau mỗi lần bú
  • Giữa các cữ bú
  • Khi cho trẻ bú được một nửa bình sữa
  • Trẻ bú xong một bên vú, mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ trước khi chuyển sang vú bên kia.
Thời điểm vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh

Cha mẹ nên vỗ lưng ợ hơi cho bé sơ sinh lúc nào?

Đối với những trẻ thường xuyên nôn trớ thì ba mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú để giảm tình trạng này. Lưu ý dù cữ bú ban ngày hay ban đêm ba mẹ cần cố gắng duy trì vỗ ợ hơi đều đặn cho con.

3. 4 cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà ba mẹ nên áp dụng

3.1. Cách 1: Bế vác bé để đầu bé dựa vào vai

Đầu tiên, mẹ hãy chuẩn bị một chiếc khăn sạch và vắt qua vai mình. Sau đó, dùng một tay ôm bé và tay còn lại vỗ vào lưng của bé. Lưu ý khi vỗ lưng bé, mẹ hãy chụm bàn tay lại và thực hiện vỗ lực vừa phải theo thứ tự từ trên xuống dưới rồi lặp lại vài lần đến khi có tiếng ợ từ bé.

Bế vác bé để đầu bé dựa vào vai để vỗ ợ hơi

Vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sơ sinh theo cách bế vác bé để đầu bé dựa vào vai

 3.2. Cách 2: Đặt trẻ ngồi dựa vào trong lòng

Cách này cũng cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch sau đó mẹ đặt khăn lên trên đùi mình. Tư thế bé ngồi và tựa lưng vào ngực mẹ, một tay mẹ giữ bé và tay còn lại mẹ xoa lưng hoặc khum bàn tay để vỗ lưng bé. Thao tác vỗ nhẹ theo thứ tự từ dưới lên.

Lưu ý rằng mẹ nên cho bé ngồi nghiêng về phía trước để bé dễ dàng ợ hơi.

3.3. Cách 3: Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay mẹ

Đặt trẻ nằm sấp lên cánh tay mẹ, lưu ý điều chỉnh tay để phần đầu của bé cao hơn phần ngực. Sau khi đã ổn định được tư thế cho con, mẹ hãy tiến hành xoa lưng của bé theo hình tròn.

Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay của mẹ

Để bé nằm úp trên cánh tay của mẹ và tiến hành vỗ lưng

Ngoài ra, mẹ có thể đặt bé nằm sấp lên đùi và vỗ lưng nhẹ nhàng để loại bỏ những hơi đang bị kẹt trong dạ dày ra bên ngoài.

3.4. Cách 4: Bế bé trước ngực

Trường hợp này áp dụng đối với những bé đã cứng cáp, cổ cơ thể giữ thẳng. Mẹ hãy bế bé mặt hướng ra bên ngoài, tay của mẹ đặt ở phía dưới mông của trẻ, tay còn lại vòng qua bụng của bé.

Sau đó, mẹ hãy đứng lên đi lại nhẹ nhàng, áp lực từ tay của mẹ kết hợp với sự chuyển động đi lại cũng góp phần làm hơi trong dạ dày bé thoát ra bên ngoài.

Tìm hiểu thêm: Cẩm nang chăm sóc cho bé sơ sinh giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt

4. Nên vỗ hơi ợ hơi cho bé trong thời gian bao lâu là tốt?

Thời gian vỗ ợ hơi cho bé không có quy định cụ thể mà phụ thuộc vào lượng khí trong dạ dày bé. Thông thường, nếu bé vẫn chưa hết hiện tượng ợ hơi thì mẹ cần thay đổi tư thế cho trẻ và tiếp tục lặp lại thao tác đến khi bé cải thiện tình trạng đầy hơi.

Một số bé có thể cần ít thời gian hơn để loại bỏ hơi, trong khi một số bé khác có thể cần thời gian lâu hơn. Vì vậy, hãy theo dõi dấu hiệu ợ hơi của bé dưới đây để biết khi nào nên tiếp tục và khi nào nên ngừng lại:

  • Bé ợ ra hơi ra thành tiếng.
  • Bé mỉm cười hoặc tỏ ra thoải mái hơn và tiếp tục bú.
Xem ngay: Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh để đảm bảo sức khỏe của bé

5. Ba mẹ cần lưu ý gì khi vỗ lưng ợ hơi cho trẻ?

Ba mẹ cần lưu ý khi vỗ ợ hơi cho trẻ cần thực hiện nhẹ nhàng để mang lại hiệu quả cao. Mặc dù, mẹ vỗ mạnh hơn cũng không làm tăng hiệu quả nhanh hơn mà còn làm trẻ hoảng sợ.

Ngoài ra, bé bị trớ một ít sữa trong quá trình vỗ lưng ợ cho trẻ là điều hoàn toàn bình thường và ba mẹ không cần phải quá lo lắng. Việc sử dụng một chiếc khăn sạch để lót sẵn trên vai hoặc đùi trước khi vỗ hơi sẽ giúp tránh bẩn quần áo của mẹ khi bé trớ sữa.

Lưu ý khi vỗ lưng ợ hơi cho trẻ

Ba mẹ không phải quá lo lắng nếu trẻ có trớ chút sữa trong lúc vỗ lưng cho bé

Trong 6 tháng đầu sau sinh, hệ tiêu hóa của bé còn chưa phát triển hoàn thiện và dễ bị tổn thương, mẹ nên thường xuyên vỗ ợ hơi trên lưng cho trẻ.

Khi trẻ lớn, hệ tiêu hóa của bé hoàn thiện hơn, bé biết ngồi, biết đi và cơ thể cứng cáp, bé có thể biết cách tự đẩy khí ra khỏi dạ dày, khi đó ba mẹ không cần vỗ ợ hơi.

Trên đây là những gợi ý về cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú no. Mẹ hãy áp dụng để bé giảm tình trạng nôn trớ, tiêu hóa tố và không khó chịu.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt