Cũng giống như người lớn, các bé sơ sinh cũng cần phải được vận động cơ thể. Vận động cơ thể sẽ giúp kích thích sự phát triển toàn diện cả về sức khỏe và tinh thần cho bé. Vậy phải tập vập động cho bé như thế nào để kích thích sự phát triển này ? Bài viết sau từ PamperMe sẽ tổng hợp những bài tập vận động cho trẻ sơ sinh cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Ba mẹ hãy xem ngay nhé !
1. Lợi ích của việc tập vận động cho trẻ sơ sinh
Tập vận động cho trẻ sơ sinh là một quá trình kết hợp giữa bài tập, rèn luyện thể lực và sức khỏe cho bé. Trong suốt quá trình này, cơ thể bé được làm quen với những chuyển động nhẹ nhàng từ đó nâng cao khả năng thể chất và sức khỏe tổng quát cho bé. Tập vận động cho trẻ sơ sinh có mang lại rất nhiều lợi ích cho bé, dưới đây là những lợi ích đã được PamperMe tổng hợp lại cho ba mẹ:

Tập vận động cho trẻ sơ sinh mang nhiều lợi ích về thể chất và giác quan cho trẻ
1.1. Giúp bé khỏe mạnh cứng cáp hơn
Khi vận động cho trẻ sơ sinh, cơ thể của bé sẽ sản sinh ra các kháng thể miễn dịch. Cơ thể tăng cường sức đề kháng tốt, dẻo dai và ít ốm vặt. Những bài tập vận động nhỏ cũng giúp cơ thể bé sơ sinh bài tiết mồ hôi, kích thích hệ tuần hoàn và cải thiện sức khỏe tổng quát cho trẻ.
1.2. Phát triển các nhóm cơ vận động
Tập vận động cho trẻ sơ sinh chính là ba mẹ đang giúp bé luyện tập các vùng cơ trên cơ thể, từ đó tăng sức mạnh các nhóm cơ hỗ trợ vận động cho bé. Các bài tập vận động này cũng giúp trẻ nhanh biết lật, bò hay thậm chí đi đứng so với các bé không tập.
1.3. Phát triển khả năng phối hợp vận động
Vận động ngay từ sớm giúp phát triển các khả năng vận động, sự linh hoạt và phối hợp các chi, các bộ phận với nhau. Tạo tiền đề cho các hoạt động phát triển thể chất sau này linh hoạt hơn.

Các nhóm cơ vận động của bé được kích thích phát triển
1.4. Phát triển tư duy và nhận thức
Các bài tập vận động cho trẻ sơ sinh sẽ đều kích thích các giác quan của trẻ. Cơ chế phản xạ của trẻ sơ sinh trong quá trình này sẽ được nâng cao và hình thành khả năng nhận thức rõ ràng về cơ thể bé và thế giới xung quanh. Dựa vào đây, trẻ sẽ hiểu nhiều hơn về cơ thể mình và điều khiển các bộ phận một cách có ý thức. Não bộ của trẻ cũng sẽ tạo ra hàng triệu đường dẫn liên kết thông qua việc vận động và rèn luyện cơ thể từ sớm.
1.5. Giúp bé phát triển toàn diện
Khi tập vận động cho trẻ sơ sinh, bé sẽ cử động cơ thể và làm tiêu hao năng lượng. Những bài tập vận động nhờ đó sẽ kích thích sự thèm ăn và giúp bé có một giấc ngủ ngon. Vận động cũng sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn phát triển tốt hơn.

Vận động là phương pháp hữu hiệu giúp bé phát triển toàn diện
2. Các bài tập vận động cho trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi
2.1. Trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi
– Bài tập nằm sấp
Mẹ bế bé theo hướng bụng bé tiếp xúc với ngực mẹ. Sau khi đã cố định được tư thế nằm sấp của trẻ thì mẹ có thể đặt bé lên thảm và để một số đồ chơi xung quanh trẻ. Để bé nằm sấp và cố gắng thu hút trẻ bằng những món đồ chơi.
Mẹ có thể tập bài tập này ngay khi trẻ vừa mới được sinh ra và kéo dài trong vòng 30s và có thể tăng thời gian bài tập nếu bé đã có thể cứng cáp hơn. Đây là cách tập vận động cho trẻ sơ sinh giúp phần cơ cổ và cơ lưng của trẻ trở nên cứng cáp hơn. Không chỉ có vậy mà bài tập còn giúp xương sống cũng như các bộ phận khác của trẻ có thể hoạt động một cách linh hoạt hơn

Bài tập này sẽ kích thích cơ vùng cổ và lưng của bé
– Bài tập lăn tròn
Mẹ đặt bé nằm ngửa trên giường hoặc trên thảm, sau đó nhẹ nhàng lật người bé qua lại theo hướng lăn tròn. Cho trẻ thực hiện bài tập liên tục 30s sau đó đảo chiều và làm tương tự với chiều còn lại. Bài tập này có tác dụng hỗ trợ phát triển cơ xương lưng và cổ cho trẻ, tăng khả năng kiểm soát tư thế nằm và phối hợp vận động cho trẻ.

Ba mẹ không nên để trẻ lăn quá nhiều dẫn đến chóng mặt
– Bài tập vận động tay
Các bài tập thể dục tay cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp phát triển kỹ năng vận động thô mà còn nâng cao sự phát triển ở cả 2 bán cầu não. Đầu tiên, mẹ nên bắt đầu vuốt ve, massage lòng bàn tay bé; khuyến khích trẻ cầm nắm bàn tay của mình:
- Động tác 1: Trong tư thế nằm ngửa, mẹ nhẹ nhàng di chuyển cánh tay của bé lên xuống dọc cơ thể để kích thích sự dẻo dai của vai.
- Động tác 2: Dang tay bé sang ngang sau đó bắt chéo tay trước ngực là động tác giúp trẻ mở rộng vai và phát triển các nhóm cơ ở ngực.
- Động tác 3: Di chuyển tay bé lên xuống, xen kẽ một tay lên, tay xuống. Khi bé quen dần, mẹ có thể giữ tay bé xoay qua vai tạo thành vòng tròn. Sau đó đổi chiều một lần nữa. Động tác này giúp phát triển khả năng di chuyển của vai.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng đồ chơi chạm vào bàn tay của trẻ, giúp bé cảm nhận được các loại vật thể khác nhau. Tranh thủ lúc cho con bú, mẹ có thể cầm tay trẻ đặt trên ngực; hoặc hướng bàn tay bé sờ vào khuôn mặt, cách tay của mẹ.

Ba mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng bài tập này để không làm đau bé
– Bài tập nắm chặt ngón tay
Đây là bài tập vận động cho trẻ sơ sinh giúp tăng cường cơ bắp ở cánh tay, vai và lưng của em bé. Bài tập này có thể được bắt đầu vào khoảng sau sáu tuần tuổi. Đặt trẻ nằm ngửa và đưa các ngón tay trỏ để trẻ nắm. Ngay khi bé nắm chắc, hãy nhẹ nhàng rút tay lại. Làm điều này cho đến khi em bé gần như ở tư thế ngồi hoặc gần khuôn mặt của mẹ. Sau đó, từ từ hạ bé nhẹ nhàng trở lại tư thế nằm.

Bé nắm tay sẽ kích thích xúc giác và phối hợp vận động cho bé
– Bài tập phát triển cơ bụng
Bố mẹ đặt trẻ nằm ngửa và nhẹ nhàng di chuyển chân lên xuống theo chuyển động giống như động tác đạp xe đạp, nó còn rất tốt cho các khớp, đầu gối, hông và cơ bụng của bé, đồng thời cải thiện tính linh hoạt của đôi chân. Đây là động tác tập vận động cho trẻ sơ sinh thường được các bé rất thích. Bố mẹ còn có thể trò chuyện với con, mỉm cười cùng con khi đang thực hiện động tác.
2.2. Trẻ sơ sinh từ 4-6 tháng tuổi
– Bài tập lẫy
Giữ một tay bé và di chuyển nhẹ nhàng về phía đối diện. Khuyến khích bé tự dịch chuyển cơ thể mình về hướng chuyển động. Lưu ý không kéo tay bé quá mạnh để ép bé di chuyển nếu bé chưa đủ mạnh để tự kích hoạt nhóm cơ này. Nếu cần thiết thì giữ cho đầu bé quay theo hướng này. Luân phiên thay đổi bên. Đây là bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh chuẩn bị rất tốt cho kỹ năng lật của bé.

Bài tập này sẽ giúp bé tăng phối hợp vận động toàn thân
– Bài tập ngồi
Đặt trẻ nằm ngửa, nắm lấy cánh tay và nhẹ nhàng kéo trẻ lên tư thế ngồi. Đảm bảo lưng của bé thẳng đứng. Nhẹ nhàng đặt con xuống một lần nữa. Lặp lại điều này một vài lần mỗi ngày và động tác cần nhẹ nhàng và từ tốn.
– Bài tập bò
Bài tập này rất tốt cho những bé đã bắt đầu tập bò. Sắp xếp một vài chiếc gối dưới dạng một ngọn đồi nhỏ trên khu vực an toàn của sàn nhà. Khuyến khích em bé bò qua nó. Hoạt động này giúp bé vận động các khớp ở tay và chân. Leo qua “một ngọn đồi bằng gối” là bài tập vận động cho trẻ sơ sinh tập bò hiệu quả.

Ba mẹ cần quan sát bé trong quá trình tập bò
-Bài tập đứng
Nếu mẹ để ý, mẹ sẽ quan sát thấy trẻ sơ sinh thích được di chuyển xung quanh và kiễng chân đúng không? Những cử động ngón chân và bàn chân này giúp chân của bé trở nên cứng cáp hơn. Lúc này, ba mẹ đang nâng đỡ phần lớn trọng lượng của bé, hãy để bé thăng bằng một cách nhẹ nhàng. Chú ý rằng em bé của bạn sẽ thường xuyên đá, nhún nhảy điều này sẽ khiến bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh này giống như bé đang nhảy!

Mẹ chỉ cần nhẹ nhàng bế bé dưới nách và để bàn chân của bé chạm đất.
2.3. Trẻ sơ sinh từ 7-12 tháng tuổi
– Bài tập đi
Đây là bài tập vận động cho trẻ sơ sinh cần thiết trong giai đoạn này. Bé của mẹ chắc hẳn đã đứng chựng được rồi. Nhưng nếu chưa cũng không sao, mẹ hãy bồng bé để hai chân bé đứng trên mặt phẳng. Khi bé đã đứng thoải mái, mẹ hãy giữ tay bé, dẫn dắt bé đi những bước đầu tiên.Hãy để bé nắm chặt ngón cái hay trỏ của mẹ để tăng cường các phản ứng thần kinh, cơ từ nhóm cơ lưng chứ đừng kéo bé đi mẹ nhé. Khi thấy bé giữ cân bằng một cách ổn định, mẹ cố gắng thả một tay, chỉ để bé nắm một tay và bước đi.

Hãy để bé giữ ngón tay của mẹ tự đi
– Bài tập cầm nắm
Mẹ hãy khuyến khích và hướng dẫn bé nắm, với và chuyển đồ chơi từ tay này sang tay để giúp bé phát triển khả năng phối hợp vận động nhé. Nhớ khuyến khích bé sử dụng tay không thuận nữa mẹ nhé! Bên cạnh đó, mẹ hãy tập cho bé sử dụng ngón tay để lấy đồ chơi, cầm bút, cầm muỗng, thìa khi ăn để phát triển khả năng điều khiển cơ tay của bé.

Tăng khả năng phối hợp vận động bằng bài tập để bé nắm, với và chuyển đồ chơi qua lại
3. Lưu ý khi tập vận động cho trẻ sơ sinh
- Mỗi lần tập không nên quá lâu, chỉ nên kèo dài từ 15-20 phút
- Chuẩn bị cho bé bao gồm việc ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ để bé có trạng thái tốt nhất, thoải mái hợp tác nhất
- Chỉ nên tập cho bé từ 1 tiếng đồng hồ trở đi sau khi khi bé ăn để tránh bị nôn trớ
- Bật nhạc nhẹ nhàng, vui tươi để bé an tâm và có thêm hứng thú
- Quát sát trẻ liên tục trong suốt quá trình tập

Ba mẹ cũng không nên ép trẻ tập khi bé không muốn
4. Lời kết
Tập vận động cho trẻ sơ sinh ngay từ sớm giúp phát triển thể chất toàn diện và tăng cường cơ bắp của trẻ. Bố mẹ nên nhớ chọn bài tập dựa trên độ tuổi của bé và tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi thực hiện. Hy vọng từ những kiến thức và các bài tập vậng động trên, PamperMe đã giúp ba mẹ có thêm những kinh nghiệm quý giá trong việc nuôi dưỡng và giáo dục cho bé.
Bài viết được thẩm định bởi BS.Lê Quốc Huy – hiện đang công tác tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM