PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Theo dõi chỉ số phát triển qua biểu đồ tăng trưởng của trẻ

Cẩm nang, Phát triển trẻ

Việc nuôi con khôn lớn không nhất thiết phải tuân thủ theo một tiêu chuẩn cứng nhắc hay bất cứ biểu đồ tăng trưởng của trẻ nào. Tuy nhiên, biểu đồ tăng trưởng đóng vai trò khá quan trọng trong việc cung cấp một hướng dẫn tham khảo về chuẩn mực phát triển của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Hãy cùng PamperMe tìm hiểu về chỉ số phát triển của trẻ em qua biểu đồ phát triển trong bài viết dưới đây.

1. Biểu đồ tăng trưởng của trẻ là gì?

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ là biểu đồ thống kê cho thấy sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông qua việc theo dõi các chỉ số: chiều cao, cân nặng, tỉ lệ cân nặng – chiều cao và chỉ số khối cơ thể của bé.

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ là gì?

Biểu đồ tăng trưởng để theo dõi trẻ có phát triển đúng chuẩn không?

Trước kia, các bác sĩ sử dụng biểu đồ phát triển của Trung tâm liên hiệp quốc về kiểm soát bệnh tật (trước đây là Trung tâm quốc gia thống kê sức khỏe). Ngày nay, nhiều người thường biết đến biểu đồ này với tên gọi là bảng phần trăm của CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh dịch).

Tuy nhiên, gần đây Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một biểu đồ tăng trưởng riêng để phản ánh chính xác hơn về mức độ tăng trưởng của trẻ sơ sinh đang bú mẹ. Cũng do nguyên nhân trẻ bú mẹ sẽ tăng cân khác với trẻ bú sữa công thức.

2. Nên sử dụng biểu đồ tăng trưởng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO hay CDC?

Biểu đồ tăng trưởng WHO – Tổ chức Y tế Thế giới và biểu đồ tăng trưởng CDC của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh đều đang được sử dụng rộng rãi. Do đó, nhiều ba mẹ phân vân không biết nên tham khảo biểu đồ phát triển nào thì tốt hơn? Cùng PamperMe Việt Nam tìm hiểu những điểm khác biệt quan trọng của 2 biểu đồ này.

2.1.Bảng tăng trưởng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO

WHO đã tiến hành một cuộc nghiên cứu với đối tượng là trẻ sơ sinh từ 6 quốc gia để xây dựng biểu đồ tăng trường. Trong 3 tháng đầu trẻ bú mẹ có xu hướng tăng cân nhanh và các tháng tiếp theo sẽ tăng cân ổn định lại. Tuy nhiên, trẻ uống sữa công thức sẽ tăng cân đều hơn.

Sự khác biệt này gây ảnh hưởng đến cách đọc biểu đồ tăng trưởng của các chuyên gia sức khỏe. Nếu thấy quá trình tăng cân ổn định ở trẻ bú mẹ, thay vì để trẻ ăn đúng theo nhu cầu thì mẹ lại ép con bú nhiều hơn.

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em theo WHO

Bảng tăng trưởng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO

Đến năm 2006, biểu đồ phát triển thu được đã được phát hành. Bảng phát triển của trẻ sơ sinh từ WHO có thể áp dụng cả cho trẻ uống sữa công thức. Biểu đồ này phản ảnh mức tăng trưởng lý tưởng cho em bé khỏe mạnh, phát triển trong điều kiện tốt.

2.2. Biểu đồ phát triển của trẻ theo tiêu chuẩn CDC

Biểu đồ tăng trưởng của WHO phản ảnh mức tăng lý tưởng cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh thì biểu đồ của CDC đánh giá mức độ tăng trưởng điển hình của trẻ dựa trên dữ liệu được thu thập trong nhiều năm.

Hiểu cách khác chính là xu hướng phát triển trung bình cho nhiều em bé khác nhau trong các điều kiện khách quan khác nhau chứ không phải là sự phát triển lý tưởng trong điều kiện tốt của những đứa trẻ khỏe mạnh.

Biểu đồ phát triển theo tiêu chuẩn của CDC

Biểu đồ phát triển theo tiêu chuẩn của CDC

2.3. Sử dụng biểu đồ tăng trưởng của trẻ theo tiêu chuẩn nào tốt hơn?

Trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi nên sử dụng biểu đồ tăng trưởng của WHO, sau đó nên chuyển sang biểu đồ tăng trưởng của CDC. Đây chính là điều mà cả AAP và CDC đều khuyến khích khi nuôi con.

Sau mốc thời gian trẻ 2 tuổi, biểu đồ tăng trưởng của WHO và CDC tương tự nhau. Đặc biệt, biểu đồ tăng trưởng của trẻ CDC dùng được đến khi trẻ trưởng thành, biểu đồ của WHO thì không. Nếu bạn chuyển sang biểu đồ CDC bạn sẽ gắn bó với con đến khi con được 20 tuổi.

3. Hướng dẫn cách theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng

Khi bạn đọc biểu đồ tăng trưởng sẽ tìm được trọng lượng tương ứng của trẻ một bên và chiều dài ở cột bên cạnh. Sau đó, tìm theo 2 điểm đó sẽ đến nơi chúng giao nhau để tìm phần trăm.

Khi đó, bạn đã tìm thấy số “phần trăm” lý tưởng trong biểu đồ tăng trưởng của trẻ, điều đó có nghĩa là? Con số này cho bạn biết con bạn phát triển như nào so với cân nặng và chiều cao trung bình của những đứa trẻ khác cùng trong độ tuổi.

Theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng biểu đồ tăng trưởng

Hướng dẫn sử dụng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ

Cụ thể, nếu em bé của bạn nằm trong nhóm 90 phần trăm chiều cao, tức là có khoảng 90% trẻ sơ sinh thấp hơn con bạn và chỉ 10% cao hơn con bạn.

Hiểu đơn giản, chỉ số phần trăm của con hữu ích nhưng không phải yếu tố quan trọng nhất để đánh giá được con bạn khỏe mạnh hay không. Mặc dù tỷ lệ phần trăm cao hay thấp đôi khi phản ánh vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nhưng nếu con bạn to hay nhỏ đôi khi cũng do di truyền.

Tiếp theo, quan trọng hơn chỉ số phần trăm chính là em bé đang nằm trên đường cong của phần trăm mà không nhảy lên hoặc nhảy xuống một số phần trăm cao hoặc thấp hơn. Điều này cũng thấy được mức tăng hoặc giảm cân không lành mạnh.

Quan trọng nhất khi trong quá trình phát triển của trẻ chính là em bé tăng cân đều và lành mạnh. Đây cũng là mục đích của biểu đồ tăng trưởng.

4. Các câu hỏi thường gặp về biểu đồ tăng trưởng của trẻ

4.1. Mục đích của biểu đồ tăng trưởng là gì?

Mục đích của biểu đồ tăng trưởng chính là công cụ cho bạn biết về chiều cao và cân nặng của con mình so với chiều cao và cân nặng trung bình so với những đứa trẻ cùng tuổi. Mỗi em bé đều có biểu đồ tăng trưởng riêng với tốc độ phát triển khác nhau nên chiều cao và cân nặng cũng thay đổi khác nhau.

Mục đích của biểu đồ tăng trưởng trẻ em

4.2. Phần trăm biểu đồ tăng trưởng có ý nghĩa gì?

Biểu đồ tăng trưởng theo bách phân vị cho chiều cao và cân nặng (hoặc chiều dài đối với trẻ sơ sinh) của bé trai và bé gái ở phân vị thứ 50, thì được coi là mức trung bình. Nếu chỉ số của trẻ nhỏ hơn thì điều này báo hiệu rằng trẻ đó có chiều cao hoặc cân nặng thấp hơn so với trung bình.

Thông thường, bác sĩ sẽ tính cân nặng và chiều cao của con bạn dưới dạng phân vị. Tùy vào độ tuổi của trẻ, các bác sĩ thường sử dụng các biểu đồ tăng trưởng khác nhau.

Trẻ em dưới 2 tuổi được đo bằng biểu đồ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dựa trên mô hình tăng trưởng khỏe mạnh cho trẻ sơ sinh đang bú mẹ và được xác nhận bởi Viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Đến khi con bạn được 2 tuổi, bác sĩ có thể sẽ sử dụng biểu đồ tăng trưởng của CDC.

Ý nghĩa của phần trăm biểu đồ tăng trưởng

4.3. Làm sao để biết trẻ đang ở phần trăm tăng trưởng nào?

Mức độ tăng trưởng của trẻ thường được đo định kỳ và ghi lại trong biểu đồ tăng trưởng. Trong đó, cân nặng, chiều cao và vòng đầu là 3 tiêu chí đánh giá chính. Mỗi yếu tố này đều được đánh dấu trong biểu đồ liên quan.

Những số đo riêng lẻ không quan trọng bằng đường cong hoặc biểu đồ phát triển theo thời gian. Không nên đánh giá từng giá trị đo riêng lẻ mà cần tìm mối liên quan dựa vào giá trị trước đó. Nếu đường cong lõm xuống hoặc bằng phẳng, bé có thể chậm tăng trưởng về chiều cao và cân nặng.

Ngoài ra, không dùng biểu đồ tăng trưởng là phương tiện đánh giá duy nhất mà còn cần dựa thêm vào bé hoạt động và phát triển như thế nào. Biểu đồ tăng trưởng có thể dự đoán cả chiều cao và cân nặng của bé lúc trưởng thành với yêu cầu bé luôn có mức tăng trưởng ổn định.

Hy vọng với những thông tin bài viết vừa chia sẻ đã giúp cha mẹ theo dõi được chỉ số phát triển qua biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Nếu mẹ còn những thắc mắc về quá trình phát triển của bé qua từng giai đoạn hãy liên hệ với Pamper Me để được giải đáp nhé.

5/5 - (1 đánh giá)
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt