Sơ sinh là giai đoạn quan trọng đặt nền tảng cho sự phát triển và khả năng học tập sau này của bé. Vì vậy, bố mẹ cần phải hiểu rõ về quá trình phát triển của trẻ để đánh giá con có đang phát triển tốt hay không để từ đó có những giải pháp hỗ trợ phù hợp. Bài viết dưới đây của PamperMe sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên.
1. 16 mốc phát triển mà trẻ cần đạt được
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt có tình trạng sức khỏe, môi trường sống,… khác nhau nên có sự chênh lệch về tốc độ phát triển là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, về cơ bản thì trong giai đoạn từ sơ sinh đến 1 năm tuổi, các trẻ đều sẽ đạt được những cột mốc phát triển dưới đây:
1.1. Bé ngóc đầu – Một trong các mốc phát triển của trẻ sơ sinh đầu tiên
Khi đến giai đoạn 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu nâng dần đầu lên và giữ trong vài giây khi bé nằm sấp. Đây được xem như là một mốc quan trọng để đánh dấu sự phát triển đầu tiên của trẻ.
Ở cuối tháng thứ 2, khả năng ngóc đầu của trẻ đã tiến bộ rõ rệt. Trong tư thế năm sấp, bé đã có thể nâng đầu lên thành một góc 45 độ và giữ được lâu hơn.
Đến tháng thứ 4, trẻ có thể tự giữ cố định đầu và kiểm soát đầu tốt hơn. Do vậy mà lúc này bé đã biết ngẩng đầu lên để tạo thành một góc 90 độ.
Ở tháng thứ 6 trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, bé đã biết kiểm soát toàn bộ phần đầu nên dễ dàng thực hiện được các động tác xoay đầu để quan sát các vật xung quanh. Đồng thời, lúc này trẻ đã thuần thục hơn trong việc nâng đầu.
Không những thế, trong giai đoạn 6 tháng tuổi, bé còn có thể sử dụng hai tay để nâng ngực và bụng của mình lên khỏi mặt phẳng hoặc giường nệm. Bé biết cách ngẩng đầu về phía trước và cố gắng nâng cơ thể lên bằng một tay.
Đến thời điểm tháng thứ 7, trẻ đã hoàn toàn kiểm soát được phần đầu. Các cử động xoay đầu đã được thực hiện một cách đơn giản hơn.
Để bé phát triển toàn diện về thể chất, ba mẹ nên tập vận động sớm cho trẻ sơ sinh.
1.2. Tạo ra âm thanh khác ngoài tiếng khóc
Một trong các mốc phát triển của trẻ sơ sinh được bố mẹ mong đợi đó là việc bé phát ra âm thanh khác ngoài tiếng khóc. Những âm thanh đầu tiên này xuất hiện khi trẻ bước vào giai đoạn 2 tháng tuổi.
Khi trẻ được 3 tháng tuổi, các âm thanh mà bé phát ra đã trở nên rõ ràng hơn do dây thanh quản đã phát triển. Bé tạo ra các âm thanh bi bô, ríu rít để làm quen với dây thanh quản của mình.
Đến cuối tháng 4 trong giai đoạn phát triển của trẻ ở năm đầu tiên, bé có thể phát âm được những âm tiết đơn giản như “A”, “Oh”, “Eh”,… Vào cuối tháng thứ 6, trẻ có thể kết hợp thêm các nguyên âm với nhau khi nói như “Aao”, “Eeaa”,…và kết hợp với các phụ âm như “Mh”, “Dh”, “Bh”.
Khả năng ngôn ngữ của bé được phát triển liên tục và cho đến cuối tháng 8, bẽ đã có thể gọi tiếng “baba” hoặc “mama”.
Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ biết lặp lại được một số từ đơn giản khi nghe bố mẹ hay người thân nói. Tuy nhiên, bé chưa thể phát âm được rõ ràng. Khi đã được 1 tuổi, bé bắt đầu phát ra từ “mẹ”, “ba” hay một số từ đơn giản và dần hiểu được ý nghĩa của những từ này.
1.3. Trẻ biết lật người
Lật người là một trong những cột mốc quan trọng cần đạt được trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Thông thường, đến tháng thứ 4, bé đã biết cách lật người từ tư thế nằm ngửa sang tư thế nằm sấp và ngược lại.
Trẻ ở tháng thứ 6 đã tự di chuyển cơ thể từ bên này sang bên khác bằng cách lăn liên tục. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy cơ bụng của trẻ đang dần hoàn thiện và khỏe mạnh hơn để có thể thực hiện động tác này.
1.4. Bé dựa tay tập ngồi thẳng lưng – Cột mốc phát triển của bé cần lưu tâm
Trẻ sơ sinh đủ 4 tháng tuổi thì có thể ngồi khi có sự hỗ trợ từ ba mẹ hoặc người thân. Ở giai đoạn cuối tháng thứ 4, trẻ có thể tự ngẩng đầu lên do phần cơ cổ đã phát triển đủ mạnh.
Giai đoạn tháng thứ 6, trẻ đã có thể tự ngồi mà không cần đến sự hỗ trợ. Theo thời gian phát triển, bé ngày càng ngồi vững hơn và có thể ngồi được một mình khi được 9 tháng.
Với khả năng phát triển ngày càng toàn diện và nhanh chóng, trẻ 10 tháng tuổi đã có thể chuyển đổi tư thế từ nằm sang ngồi. Đến khi đủ 1 tuổi, bé tập thay đổi tư thế dần từ đứng sang ngồi.
1.5. Bò, trườn
Trẻ sơ sinh khi đến 2 tháng tuổi có khả năng nhấc đầu khi nằm sấp. Từ 3 đến 4 tháng tuổi có thể nâng ngực bằng cánh tay khi nằm sấp. Đây cũng là một trong những nền tảng quan trọng trẻ cần có để có thể thực hiện được động tác trườn, bò.
Trong giai đoạn phát triển của trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi, trẻ sẽ tập trườn và bò. Đến cuối tháng thứ 9 thì kỹ năng này bắt đầu hoàn thiện dần. Ba mẹ dễ dàng nhận thấy trẻ năng động hơn, trườn bò đến mọi nơi, các cơ bắp khỏe hơn và có thể đứng lên và có các bước đi đầu tiên trong thời điểm 10 đến 12 tháng tuổi.
Kết hợp phương pháp bơi thủy liệu cho bé để giúp trẻ tăng cường sức khỏe và phát triển vận động.
1.6. Mỉm cười hoặc cười to
Bố mẹ có thể thấy các bé trong giai đoạn sơ sinh thỉnh thoảng cười khi đang ngủ. Tuy nhiên, nụ cười của bé khi giao tiếp thường là gần 2 tháng tuổi. Thời điểm này bạn sẽ cười và nói chuyện với trẻ.
Từ giai đoạn 5 đến 6 tuổi, trẻ đã có thể nhận thức được người quen và người lạ. Đối với các trẻ lớn hơn, bé sẽ kiểm soát được nụ cười của mình như khi thấy bố mẹ, người thân quen, hay những hành động đáng yêu chọc cho bé cười.
1.7. Mọc răng – Một trong các mốc phát triển của trẻ từ 6-8 tháng
Mọc răng là một trong các mốc phát triển của bé từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 8. Những chiếc răng đầu tiên của trẻ dần mọc lên, thông thường là hai chiếc răng cửa hàm dưới. Tiếp theo đó khoảng 1- 2 tháng sẽ mọc răng cửa hàm trên và tiếp nối là những chiếc răng hàm lần lượt mọc lên.
Đến khi trẻ được 1 tuổi, trẻ sẽ có đến 8 chiếc răng gồm 4 răng cửa giữa và 4 răng cửa bên. Tuy nhiên, một số trẻ có thể mọc răng muộn hơn và có thể đến tháng 12. Từ 15 đến 18 tháng , bé chưa mọc răng bố mẹ cần cho trẻ kiểm tra khoa Răng Hàm mặt.
1.8. Đứng
Trẻ được 3 tháng tuổi khi được giữa bé sẽ đứng thẳng. Chân của trẻ sẽ có phản xạ co chân lên như động tác bước. Đến thời điểm tháng thứ 4, bé sẽ bắt đầu đặt chân xuống mặt đất.
Đến 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu đứng và nhún nhảy khi được người thân đỡ. Cuối tháng thứ 9, bé vịn tay vào các vật dụng cố định để lấy điểm tựa đứng lên. Tháng 10 đến tháng 11, bé đã dần bước đi khi được người thân hỗ trợ hay bám vào các vật dụng khác.
1.9. Chập chững đi những bước đầu tiên
Trẻ sau khi đã đứng vững sẽ bước tiếp vào hành trình tập đi. Cuối tháng 11, trẻ bắt đầu các bước đi đầu tiên khi người thân hỗ trợ.
Trẻ khi qua 1 tuổi, bé sẽ tự bước đi và đây là mốc phát triển quan trọng của trẻ luôn được bố mẹ ghi nhớ.
1.10. Bắt chước người khác
Trẻ trong giai đoạn từ 4 đến 7 tháng tuổi biết quan sát các hành vi, lời nói của người thân xung quanh. Bé sẽ cố gắng sao chép những gì có thể thấy được. Từ tháng thứ đến 12 trẻ bắt chước các hành động đơn giản như vỗ tay, cất đồ chơi, sử dụng thìa,…
1.11. Bé phát triển thính giác
Đi kèm với sự phát triển của các kỹ năng khác thì tính giác của trẻ sơ sinh cũng ngày càng được hoàn thiện. Trẻ có thể làm quen được với giọng nói của bố mẹ, người thân và cảm giác an tâm hơn khi nghe.
Đến 2 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát ra âm thanh và phản xạ quay đầu về phía có tiếng nói ở tháng thứ 3. Tháng thứ 6 trẻ có thể phát hiện được nơi có âm thanh và phản ứng lại. Đến tháng thứ 9, bé đã có thể xử lý âm thanh cách tốt hơn. Tháng thứ 12 thính giác của trẻ đã gần như hoàn thiện.
1.12. Mốc phát triển của trẻ về thị giác
Trong những tháng đầu đời, tế bào thần kinh, mắt và não bộ của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện. Vậy nên, bé có tầm nhìn còn hạn chế chỉ khoảng từ 20cm đến 30cm.
Thời điểm này, hai mắt của bé chưa được phối hợp đồng bộ nên nhìn cảm giác như bị lé. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện và hầu hết trở lại bình thường vào khoảng tháng thứ 6.
Khoảng thời gian mới sinh bé chỉ nhìn được hai gam màu là trắng và đen. Khả năng nhìn màu sắc của trẻ sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện theo các giai đoạn phát triển.
Đến tháng thứ 5, trẻ có tầm nhìn tốt hơn và nhận diện được khuôn mặt của những người thân quan. Tháng thứ 6, bé có thể phối hợp được giữa tay và mắt ngày càng linh hoạt. Trẻ được 1 tuổi có thể nhìn thấy thế giới xung quanh một cách rõ ràng, đủ màu sắc.
1.13. Cầm nắm các đồ vật
Trẻ sơ sinh thường nắm chặt bàn tay của mẹ khi mẹ chạm ngón tay của mình vào lòng bàn tay của bé. Đây là phản xạ nắm bàn tay và là bước đầu tiên để bé phát triển được khả năng cầm, nắm.
Đến khoảng từ 3 đến 6 tháng tuổi, bé còn chủ động sử dụng bàn tay hơn. Lúc này trẻ có thể nắm một vật từ bề mặt phẳng bằng tất cả các ngón tay của mình.
Trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi thì khả năng cầm nắm lại càng phát triển hơn. Bé có thể dùng đầu ngón cái và ngón trỏ để nắm các đồ vật xung quanh. Khi trẻ được 12 tháng tuổi, trẻ sử dụng ngón tay linh hoạt, có sự phối hợp giữa các ngón.
1.14. Tập ăn thức ăn cứng, thô
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên nguồn dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đến giai đoạn 6 tháng tuổi, bé đã có thể bước vào thời kỳ ăn dặm để làm quen với các loại thực phẩm.
Phản ứng ban đầu của trẻ khi ăn dặm đó là buồn nôn và nôn khi thức ăn chạm vào phần sau của lưỡi. Tuy nhiên, trẻ sẽ quen dần và phản xạ này sẽ biến mất sau một thời gian.
Đến tháng thứ 7, trẻ đã bắt đầu biết di chuyển cơ hàm và khép miệng lại khi được mẹ cho ăn bằng muỗng. Ngoài ra, trẻ còn biết điều khiển lưỡi di chuyển và nhai thức ăn.
Qua tháng thứ 8, bé bắt đầu ăn được các loại thức ăn cứng hơn.
Tới tháng thứ 9, trẻ bắt đầu cầm nắm được các vật nhỏ nên mẹ có thể cho bé tập ăn bốc.
Sau 12 tháng, trẻ tự ăn bốc bằng ngón tay dễ dàng và bước sang giai đoạn làm quen với thìa.
1.15. Phát triển khả năng nhận thức
Khi trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi đã bắt đầu quan sát được xung quanh nhưng với khoảng cách gần. Nhờ vào sự quan sát này, trẻ có thể nhận biết được những cử chủ khác nhau.
Đến tháng thứ 6, trẻ bắt đầu có những tò mò về mọi thứ xung quanh và có nhu cầu khám phá. Bạn có thể thấy trẻ cầm các đồ vật xung quanh, quan sát, đưa vào miệng để tìm hiểu.
Cuối tháng thứ 7, trẻ có thể nhận biết sự tồn tại của các đồ vật cho dù đã được che giấu. Bé sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi được tìm và khám phá các đồ vật này.
Tháng thứ 8, trẻ sẽ tập trung chơi một món đồ nào đó trong khoảng từ 2 đến 3 phút. Sau đó bé nhanh chóng cảm thấy chán và tò mò về những đồ vật khác.
Qua tháng thứ 9, trẻ sẽ quan sát và bắt chước các cử chỉ của những người thân. Thời điểm này, bố mẹ và trẻ có thể cùng tương tác với nhau qua các trò chơi như ú òa, vỗ tay,…
1.16. Cảm nhận được tình cảm
Trẻ sơ sinh đã có thể bắt đầu cảm nhận được tình cảm của bố mẹ và người thân. Bé cảm thấy an toàn hơn khi ở cạnh những người thân thuộc. Vậy nên, bé sẽ cảm thấy bình tĩnh và ngừng khóc khi được bố mẹ vỗ về.
Bố mẹ cũng có thể thấy được sự phát triển về tình cảm của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. Thời điểm này bé đã có thể mỉm cười với những người quen thuộc.
Trẻ được 4 tháng tuổi có thể chủ động gây sự chú ý để được bố mẹ quan tâm.
Thời điểm 6 tháng tuổi trẻ nhận biết được người quen, nhút nhát khi thấy người lạ.
Từ 8 tháng tuổi trẻ đã cảm nhận được sự an toàn và ấm áp của bố mẹ. Khi không được ở cùng bố mẹ sẽ quấy khóc.
2. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn
Năm đầu tiên của cuộc đời là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, bé yêu của bạn sẽ trải qua những biến đổi to lớn về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và cảm xúc xã hội. Dưới đây là một số điểm nổi bật về quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên:
2.1. Giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh từ 0-2 tháng tuổi
Hai tháng đầu đời là giai đoạn phát triển quan trọng đánh dấu những bước chuyển mình ngoạn mục của bé yêu. Khi chào đời, các bé như một chú chim non bé bỏng, đang tập thích nghi với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, bạn sẽ ngạc nhiên với tốc độ lớn của trẻ sơ sinh:
Phát triển thể chất | – Trẻ cố gắng ngẩng đầu lên và chống đẩy với tư thế nằm sấp – Có sự phối hợp của tay và chân |
Khả năng nhận thức | – Trẻ có khuôn mặt biểu lộ sự chú ý – Đã bắt đầu theo dõi bằng mắt mọi thứ xung quanh – Trẻ có thể thấy chán khi mọi thứ không thay đổi |
Khả năng ngôn ngữ | – Trẻ có thể phát ra âm thanh rúc rích – Bé quay đầu phản ứng về phía tiếng động |
Cảm xúc xã hội | – Trẻ biết mỉm cười với mọi người – Trẻ giữ được bình tĩnh trong khoảng thời gian ngắn – Cố gắng nhìn bố mẹ |
2.2. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 3-4 tháng tuổi
Giai đoạn 3-4 tháng tuổi là khoảng thời gian vô cùng quan trọng để cha mẹ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của bé. Ở giai đoạn này, các bé đã có thể:
Phát triển thể chất | – Trẻ đã có thể giữ vững phần đầu – Đẩy tay và bàn chân khi chạm vật cứng – Lật úp người – Khi nằm sấp trẻ có thể chống người bằng khuỷu tay |
Khả năng nhận thức | – Trẻ biểu lộ tâm trạng cho bố mẹ biết khi vui buồn – Biểu lộ sự đối đáp với mọi người – Có sự phối hợp giữa tay và mắt – Nhận ra người quen hay vật quen thuộc |
Khả năng ngôn ngữ | – Trẻ bắt đầu bập bẹ với tiếng động và âm thanh – Trẻ thường khóc khi muốn thể hiện mình đang đói, mệt mỏi, đau,.. |
Cảm xúc xã hội | – Trẻ bắt đầu cười tự nhiên – Thích chơi với người thân – Bắt chước một số hành động và nét mặt của người khác. |
Để giúp bé phát triển toàn diện, ba mẹ nên tập cho bé các thói quen tốt: ngủ đủ giấc, ăn đúng giờ, vận động thường xuyên. Đưa trẻ đi spa bơi thuỷ liệu sẽ giúp bé vận động nhiều hơn, giải phóng năng lượng thừa, cải thiện lưu thông máu và giúp tinh thần bé thoải mái.
2.3. Giai đoạn phát triển của trẻ từ 5-6 tháng tuổi
Trong thời gian này, bé sẽ trở nên hiếu động hơn, tò mò về thế giới xung quanh. Dưới đây là đặc điểm phát triển của trẻ ở giai đoạn 5-6 tháng tuổi:
Phát triển thể chất | – Trẻ có thể lăn người từ trước ra sau và ngược lại – Bé có thể ngồi mà không cần sự hỗ trợ – Khi bó bé bé biết dùng chân đá qua đá lại |
Khả năng nhận thức | – Trẻ nhìn mọi thứ xung quanh và quan sát vật ở gần – Đưa các đồ vật lên miệng khám phá – Thể hiện sự tò mò với các vật ở xa tầm với |
Khả năng ngôn ngữ | – Trẻ đã đáp ứng với các âm thanh bằng cách tạo ra âm thanh – Bắt đầu bập bẹ với các nguyên âm – Có phản ứng khi được gọi tên |
Cảm xúc xã hội | – Nhận thức được người quen, người lạ – Thích chơi với người thân quen – Trẻ có những biểu hiện cảm xúc |
2.4. Giai đoạn phát triển của từ 7-9 tháng tuổi
Bằng cách bò hoặc lết, trẻ hoạt động và di chuyển nhiều hơn khi ở giai đoạn 7-9 tháng tuổi. Bên cạnh đó, trẻ cũng có những thay đổi rất lớn:
Phát triển thể chất | – Đứng và giữ nguyên tư thế – Trẻ ngồi vững mà không cần sự hỗ trợ – Trẻ bò một cách thuần thục |
Khả năng nhận thức | – Trẻ bắt đầu tìm kiếm những đồ vật bố mẹ giấu – Chơi những trò chơi đơn giản – Biết cầm nắm bằng ngón cái và ngón trỏ |
Khả năng ngôn ngữ | – Bắt đầu hiểu được những câu chữ có ý nghĩa phủ định – Tạo ra nhiều âm thanh khác nhau – Sử dụng ngón tay để chỉ đồ vật |
Cảm xúc xã hội | – Trẻ đã bắt đầu sợ người lạ – Thường bám theo người quen thuộc – Có đồ chơi yêu thích |
2.5. Quá trình phát triển của trẻ từ 10-12 tháng tuổi
Ở giai đoạn cuối của năm đầu tiên, trẻ có sự chuyển đổi rõ rệt về thể chất, nhận thức, khả năng ngôn ngữ và kỹ năng cảm xúc xã hội:
Phát triển thể chất | – Di chuyển đến các vị trí mà không cần sự giúp đỡ – Sử dụng tay để níu giữ đồ đạc – Có thể tự đứng một mình |
Khả năng nhận thức | – Khám phá mọi thứ xung quanh – Bắt chước theo cử chỉ của người khác – Chỉ tay bằng ngón trỏ – Hiểu được những mệnh lệnh đơn giản |
Khả năng ngôn ngữ | – Trẻ phát ra những âm thanh đơn giản – Sử dụng các cử chỉ đơn giản – Bắt đầu bằng những câu cảm thán – Nhại theo những lời của mọi người xung quanh |
Cảm xúc xã hội | – Trẻ nhút nhát khi gặp người lạ – Bày tỏ sự yêu thích với đồ vật, người xung quanh – Lặp những âm thanh giúp thu hút sự chú ý |
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Sự tăng trưởng của trẻ có ổn định hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ở nội dung dưới đây, PamperMe Việt Nam sẽ giới thiệu đến phụ huynh các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ để từ đó có những giải pháp và cách chăm sóc phù hợp:
- Yếu tố đầu tiên phải nhắc đến đó là chế độ dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện về thể chất, nâng cao sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch.
- Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời chính là giấc ngủ. Khi ngủ sâu và đủ giấc, não hộ sẽ được nạp lại năng lượng giúp tăng cường trí nhớ và khả năng nhận thức của trẻ.
- Tiếp theo là yếu tố môi trường xung quanh. Một đứa trẻ được sống trong môi trường lạnh mạnh sẽ khôn lớn khỏe mạnh. Ngược lại, trẻ rất dễ bị mắc bệnh khi ở trong môi trường thiếu thốn, ô nhiễm.
- Sức khỏe của mẹ khi mang thai cũng ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh sau này. Một thai kỳ khỏe mạnh thì khi trẻ sinh ra sẽ được phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Rất nhiều trường hợp trẻ chậm phát triển xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu gia đình có người từng mắc các bệnh “nguy hiểm”, ba mẹ cần chú ý theo dõi và đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
- Các căn bệnh như ho, cảm lạnh, viêm dạ dày,… nếu không được chữa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do vậy, để quá trình phát triển của trẻ diễn ra ổn định, ba mẹ nên chú ý đến yếu tố bệnh tật.
- Sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tình cảm.
4. Ba mẹ nên làm gì để giúp bé tăng trưởng tốt trong quá trình phát triển?
Để giúp bé yêu có được sự tăng trưởng tốt trong các giai đoạn phát triển, ba mẹ có thể thực hiện một số điều sau:
- Cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân đối và đa dạng.
- Tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, đảm bảo giấc ngủ ngon và đủ giấc.
- Khuyến khích trẻ luyện tập các bài tập vận động phù hợp với độ tuổi.
- Tạo cho trẻ môi trường phát triển lành mạnh. Việc cho trẻ đi bơi thủy liệu sẽ giúp cho trẻ có một môi trường phát triển rất tốt. Tại đây, trẻ có cơ hội phát triển toàn diện và được tương tác với người hướng dẫn, các bạn bè khác.
- Cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo bé phát triển bình thường cũng như kịp thời phát hiện và có giải pháp can thiệp nếu có vấn đề sức khỏe.
- Ba mẹ nên dành thời gian để tương tác và trò chuyện với bé: đọc sách, kể chuyển, hát cho bé nghe,…
- Dành nhiều sự quan tâm, yêu thương cho trẻ và tích cực khen ngợi với các hành động tốt của bé.
- Không chỉ chăm sóc cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần chú ý chăm sóc tốt cả tinh thần và thể chất của chính bản thân mình để nuôi dưỡng con tốt hơn.
Bài viết trên Pamper Me đã cùng bạn tìm hiểu về quá trình phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tuổi. Mong rằng với kiến thức này, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để đồng hành cùng bé yêu của mình.