PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 đến 3 tuổi

Cẩm nang, Phát triển trẻ

Ba năm đầu tiên trong cuộc đời được xem là giai đoạn quan trọng để phát triển ngôn ngữ. Đây là thời điểm vàng để trẻ học hỏi và tiếp thu ngôn ngữ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Vậy nên việc tìm hiểu các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ là cần thiết để có những giải pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ tốt nhất và toàn diện cho trẻ. Thông tin chi tiết, ba mẹ hãy cùng PamperMe tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Những dấu mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0-3 tuổi

3 năm đầu đời được xem là giai đoạn đặc biệt quan trọng giúp bé phát triển ngôn ngữ. Thời điểm này bé đã sẵn sàng để học hỏi các mô hình ngôn ngữ từ môi trường xung quanh. 

Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ

Tìm hiểu về các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ

Đây cũng là giai đoạn mà khả năng giao tiếp của trẻ được phát triển nhanh chóng. Bé có thể học được nhiều ngôn ngữ trong một khoảng thời gian ngắn. Để hiểu rõ hơn, bố mẹ hãy tìm hiểu về các mốc phát triển sau:

1.1. Giai đoạn tiền ngôn ngữ từ 0-1 tuổi

Trong giai đoạn này trẻ thường xuyên giao tiếp nhưng không phải thông qua ngôn ngữ. Quá trình giao tiếp của trẻ sẽ phát triển một cách tuần tự và được xây dựng dựa trên nền tảng ban đầu. 

Vậy nê, bố mẹ cần đồng hành cùng con trong các bước phát triển này trước khi bé nói được những từ đầu tiên. Dưới đây là các cột mốc trong những năm tháng đầu đời của trẻ. 

TuổiCác cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Từ khi sinh raĐối với mốc này, trẻ sẽ giao tiếp bằng mắt. Bố mẹ sẽ thấy rằng bé có thể nhận ra được các khuôn mặt quen thuộc. 

Ngoài ra, trẻ còn biểu thị các nhu cầu của mình bằng cách khóc.Nhận ra và tỏ vẻ yêu thích với giọng nói của bố mẹ. 

4-6 tuần tuổiThời điểm này trẻ sẽ có những nụ cười đầu tiên.
7-9 tuần tuổiBé bắt đầu phát ra các âm thanh giống như nguyên âm o, u, e, a…
3-6 tháng tuổiBé phản ứng lại các âm thanh của người thân khi chăm sóc, nói chuyện bằng những âm thanh từ cuống họng. Những âm thanh này như phụ âm g, k, h,…
6-9 tháng tuổiBé đã nhận ra được vị trí phát ra tiếng động và bắt đầu bập bẹ để thu hút sự chú ý. 
9-11 tháng tuổiBắt đầu bập bẹ hai âm liền nhau, hiểu được những yêu cầu đơn giản. 

 

1.2. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1-2 tuổi

Sau cột mốc bé được 1 năm tuổi sẽ là khoảnh khắc bất kỳ bố mẹ nào cũng mong muốn đó là bé nói được từ đầu tiên trong đời. Nhờ vào các bước phát triển ngôn ngữ đã tạo nền tảng vững chắc cho trẻ. 

Trong giai đoạn 9 tháng tiếp theo, bé sẽ có nhiều sự thay đổi về ngôn ngữ như sau:

TuổiCác cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ
12-15 tháng tuổiTrẻ có thể sử dụng được 1 và từ thông dụng. 
15-18 tháng tuổiBé bắt đầu bập bẹ nói được những câu ngắn nhưng còn chưa rõ ràng, nhận biết được các con vật hay món đồ quen thuộc. 
18-24 tháng tuổiBé đã sử dụng được nhiều từ vựng hơn, khoảng 6 đến 20 từ. 

 

1.3. Các dấu mốc phát triển ngôn ngữ cần nhớ của trẻ từ 2-3 tuổi

Đối với mốc từ 2-3 tuổi trẻ sẽ bắt đầu kết nối các từ lại để trở thành câu có nghĩa. Ngoài ra, bé ngày càng nói nhiều và giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh. Đến cuối giai đoạn trẻ sẽ có thể kể được những câu chuyện ngắn, những trải nghiệm của bé. 

TuổiCác cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ
21-24 tháng tuổiTrẻ hiểu được các câu đơn giản và bắt đầu nói được những câu có 2 từ. 
24-27 tháng tuổiBé có thể làm theo những chỉ dẫn và nói câu 3 từ. 
27-30 tháng tuổiBé sẽ thấy thích thú khi được nghe những câu chuyện, nói tên và nhận biết người vật khi được yêu cầu. 
30-33 tháng tuổiBé thích những quyển sách có nhiều hình ảnh.
33-36 tháng tuổiThời điểm này trẻ có thể sử dụng khoảng 200 từ hoặc hơn, sử dụng những câu cơ bản và phát âm chưa được chính xác. 

 

2. Ba mẹ nên làm gì để kích thích sự phát triển ngôn ngữ của con

Bố mẹ có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua những phương pháp sau:

2.1. Nói chuyện và dạy bé tập nghe, tập nói

Bố mẹ và những người thân quen thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Chính vì vậy cần trò chuyện với bé mọi lúc, mọi nơi về các chủ đề khác nhau như bạn bè, các con vật, phong cảnh, trường học,…

Ngoài ra, bạn nên đọc cho bé nghe những câu chuyện phù hợp với lứa tuổi như truyện cổ tích, ngụ ngôn,…Bố mẹ nên đặt ra những câu hỏi và khuyến khích bé phản hồi lại. Đây là một trong những cách giúp trẻ rèn được kỹ năng nói chuyện, diễn đạt, kỹ năng nghe. 

trò chuyện thường xuyên với con

Bố mẹ trò chuyện thường xuyên giúp bé phát triển ngôn ngữ

2.2. Cho trẻ tham gia vận động các trò chơi bên ngoài 

Bố mẹ nên cho trẻ đến các địa điểm vui chơi bên ngoài để bé có thể khám phá được thế giới xung quanh. Tại đây trẻ có thể tiếp xúc được với nhiều bạn và tạo nên hứng thú nói chuyện.

Một số địa điểm bố mẹ có thể đưa bé đến như là công viên khu vui chơi, địa điểm dã ngoại, vườn bách thú,…Nhờ vào các trò chơi vận động này, trẻ sẽ nâng cao được sự phát triển của các giác quan, phát triển ngôn ngữ,…

Việc tập vận động cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ sớm mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là khả năng phát triển ngôn ngữ. Cho trẻ tham gia các bài tập thể dục sẽ kích thích phát triển tư duy và vận động ngôn ngữ của trẻ.

2.3. Cho bé tham gia baby gym với liệu pháp bơi thủy liệu tại PamperMe

Một trong những phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đó là bơi thủy liệu. Trong quá trình bơi trong hồ bơi thủy lực, bố mẹ và người hướng dẫn sẽ tương tác và trò chuyện với bé thông qua ngôn ngữ. 

Trẻ sẽ được tiếp xúc và lắng nghe những từ mệnh lệnh như là quay lại, lại đây và rất nhiều những từ ngữ khác mà thường ngày không sử dụng đến. Đây là một cách để bé có thể mở rộng được vốn từ của mình. 

Ngoài ra, Pamper Me còn cho bé tham gia vào các trò chơi vận động để kích thích trí não và phát triển ngôn ngữ. Những trò chơi này sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Bơi thủy liệu

Bơi thủy liệu giúp bé tăng vốn từ, phát triển trí não

2.4. Trả lời các câu hỏi của trẻ

Trẻ em sẽ phát triển ngôn ngữ của mình đầu tiên thông qua những người thân quen. Bé có thể chỉ vào bất kỳ đồ vật, con vật nào đó. Lúc này, bố mẹ hãy nói cho bé biết đó là gì. 

Thường xuyên nói chuyện với bé về các hoạt động sẽ làm cùng với nhau như mẹ con mình cùng đi tắm nhé, bố mẹ đọc chuyện cho con nghe nhé, con có cảm thấy vui không?…Cho dù đó chỉ là những câu chuyện phiếm nhưng sẽ giúp bé phát triển kỹ năng nghe, tăng từ vựng và kết nối tình cảm gia đình. 

Trả lời các câu hỏi của con

Dành thời gian nói chuyện phiếm, hỏi và đáp các câu hỏi với con

2.5. Đọc sách, kể chuyện cho bé ở giai đoạn sớm 

Có thể bố mẹ chưa biết khi đọc sách hay kể chuyện cho bé là bạn đang giúp các bé nhận biết được ngôn ngữ, thêm từ vựng, ngữ pháp. Không những vậy, trẻ còn được hình thành cách tư duy theo mạch truyện, hiểu thêm cách dùng câu từ sao cho phù hợp hoàn cảnh. 

Một lưu ý rằng bố mẹ nên chọn những sách có nội dung phù hợp với ngôn ngữ theo từng giai đoạn phát triển. Sau đó, bạn sẽ từ từ nâng độ khó nên bằng cách để trẻ ghi nhớ và kể lại nội dung cho bố mẹ nghe. 

Pamper Me đã chia sẻ về các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trong những năm đầu đời là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các bé. Vậy nên, bố mẹ cần lưu ý để tránh việc bỏ lỡ thời điểm vàng này. Hãy áp dụng các phương pháp đúng cách để đồng hành cùng bé yêu trong suốt quá trình phát triển. 

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt