PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh nhanh chóng, đúng chuẩn

Cẩm nang, Chăm sóc trẻ

Khi thay tã cho trẻ đúng cách không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, mà còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về da. Dưới đây PamperMe đã tổng hợp một số bước hướng dẫn cách thay tã cho trẻ sơ sinh chính xác và hiệu quả nhất.

1. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Sau khi trẻ bú hoặc vận động nhiều, cần kiểm tra tã thường xuyên để xem tã có ướt không bằng cách sờ vào bên trong bỉm. Nếu tã bị tràn, một số viền tã sẽ thay đổi màu sắc. 

Vậy câu hỏi Cách bao lâu thay tã cho trẻ sơ sinh? Trẻ cần được thay tã 4 tiếng/lần, dù tã có sạch hay bẩn.Trong tháng đầu, thời gian thay tã cho trẻ khoảng 2-3 giờ một lần. Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh sẽ dễ dàng, nhanh chóng nếu nắm rõ quy trình và chuẩn bị tốt.

1.1. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

Thay tã cho trẻ sơ sinh như thế nào và cần chuẩn bị những gì trước khi thay tã là những câu hỏi mà hàng nghìn người mới tập làm cha mẹ luôn thắc mắc. 

Hãy chuẩn bị: tã, khăn vải sạch, nước lau tã, bông gòn, kem chống hăm tã và găng tay y tế (nếu cần). Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm một tấm lót để đảm bảo vùng thay tã cho bé khô thoáng.

1.2. Tháo tã cũ và vệ sinh vùng kín của bé

Sau khi đã chuẩn bị đồ dùng, đặt bé nằm ngửa trên tấm lót đã chuẩn bị sẵn hoặc giường. Dùng tay nhẹ nhàng gỡ miếng dán ở hai bên tã cũ nhấc nhẹ mông của bé rồi rút tã bẩn ra, cuộn tròn và để ở vị trí xa tầm với của bé.

Sau đó lau nhẹ mông bằng khăn vải sạch hoặc bông. Hãy đảm bảo cơ thể của bé không còn ướt, hạn chế hăm tã, rôm sảy xuất hiện.

Thay tã cũ cho bé

Cách thay và tháo tã cũ cho trẻ sơ sinh khiến bé thích thú

1.3. Bôi kem, phấn rôm

Bằng tay sạch, lấy một ít phấn rôm hoặc kem hăm tán đều lên phần da tiếp xúc với tã, để hạn chế nguy cơ bị hăm tã cho bé

Kem chống hăm tã giúp bảo vệ da bé khỏi tác động của ẩm ướt và vi khuẩn.

1.4. Thay tã mới cho bé

Cha mẹ đã biết cách dán tã em bé đúng cách? Đặt tã mới dưới mông bé và điều chỉnh sao cho tã vừa vặn không bị lệch. Đừng dán tã quá chặt để tránh tổn thương da bé. Hãy chú ý dán miếng tã vừa với bụng và mông bé để tránh tràn nước tiểu và phân ra ngoài. 

Khi thay bỉm sơ sinh cho bé trai, giữ vùng kín bé hướng xuống dưới hoặc dùng khăn mềm để tránh bé tè lên người. Còn với bé gái, chỉ cần cho bé nằm ngửa như bình thường.

1.5. Mặc quần áo cho bé

Dùng hai bàn tay kéo gọn áo về phía cổ áo và căng rộng hết cỡ, sau đó nhẹ nhàng lồng áo qua đầu bé. Gập khuỷu tay bé và luồn vào một ống tay, làm tương tự với bên áo còn lại.

Khi mặc quần cho bé hãy xắn ống quần lên rồi luồn một chân bé qua, làm tương tự cho bên còn lại. Tiếp đó dùng một tay nhấc nhẹ mông bé lên, tay còn lại kéo quần sát lên hông bé là xong.

Hãy chọn cho bé những bộ quần áo với chất liệu thoáng mát và ưu tiên quần áo ngắn tay.

Để con có được sức khỏe tốt nhất, ba mẹ nên tìm hiểu thêm về cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh.

2. Những lưu ý khi thay tã cho trẻ sơ sinh

2.1. Luôn giữ cho trẻ sạch sẽ và khô ráo

Khi thay tã cho bé, hãy đảm bảo rằng da và vùng kín của trẻ sơ sinh được làm sạch và khô ráo. Sử dụng nước ấm và bông gòn không gây kích ứng để làm sạch da. Sau đó, dùng khăn mềm để lau khô và giữ da khô ráo trước khi đặt tã mới.

Chú ý đến kiểu tã phù hợp: Chọn loại tã phù hợp với kích thước và trọng lượng của trẻ. Tã được chọn nên có khả năng thấm hút cao, hạn chế vi khuẩn và tạo cảm giác thoải mái cho trẻ.

Chú ý lựa chọn lựa chọn kiểu tã phù hợp

Chú ý lựa chọn lựa chọn kiểu tã phù hợp để trẻ thoải mái sinh hoạt

2.2. Thay bỉm thường xuyên

Thay bỉm cho trẻ sơ sinh cần được thực hiện thường xuyên, ít nhất là mỗi lần tã bị ướt hoặc bẩn. Để tránh tổn thương da, tránh giữ tã ướt hay bẩn lâu trên da của trẻ.

2.3. Đặt tã đúng cách

Tránh để tã quá chật hoặc quá lỏng. Đảm bảo rằng tã ôm sát vùng mông và vùng kín của trẻ, và không gây rò rỉ. Vùng tròn phía đầu của tã nên được gập một phần vào trong để tránh phần co giãn của tã tiếp xúc với da.

2.4. Luôn giữ tay sạch sẽ

Trước và sau khi thay tã cho bé, hãy luôn rửa tay kỹ để đảm bảo vệ sinh và tránh các vi khuẩn gây nhiễm trùng.

2.5. Kiểm tra da của trẻ thường xuyên:

Luôn xem xét tình trạng da của trẻ khi thay tã. Nếu phát hiện có các vết đỏ, viêm nhiễm, hoặc tổn thương da khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Chỉ cần nắm cơ bản những cách thay tã cho trẻ sơ sinh đúng cách theo tuần tự các bước trên chắc hẳn rằng các bậc mới làm cha mẹ sẽ thực hiện dễ dàng, tiết kiệm thời gian và con cũng sẽ được thoải mái hơn. Hy vọng những thông tin của PamperMe trên sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt