PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Tầm quan trọng của việc phát triển giác quan cho trẻ nhỏ

Cẩm nang, Phát triển trẻ

Các nhà khoa học đã khẳng định rằng việc phát triển giác quan cho trẻ ở những năm đầu đời là cực kỳ quan trọng. Phát triển triển toàn diện các giác quan sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng nhận thức với thế giới bên ngoài, từ đó trau dồi sự phát triển trí não, trở nên thông minh và lanh lợi hơn. Bài viết này PamperMe sẽ mang đến những thông tin hữu ích về tầm quan trọng cũng như cách thức để phát triển giác quan cho trẻ.

1. Tại sao phát triển giác quan cho trẻ lại quan trọng?

Giác quan đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, nó chính là cầu nối để gắn kết con người với môi trường. Đây cũng là kênh để chúng ta tiếp nhận những thông tin từ bên ngoài đến bộ não. Chính vì vậy, việc phát triển giác quan là vô cũng quan trọng đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Việc phát triển giác quan cho trẻ là quan trọng trong những năm đầu đời, góp phần phát triển trí tuệ, tinh thần và thể chất. Những lợi ích mà sẽ đạt được nếu phát triển toàn diện 5 giác quan từ khi con nhỏ có thể kể đến:

  • Giúp tác động tích cực để khả năng nhận thức, sự học hỏi, ghi nhớ của trẻ nhờ việc tiếp xúc với thế giới xung quanh.
  • Trẻ giao tiếp, trò chuyện cùng cha mẹ, bạn bè cũng sẽ giúp phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ và nhanh nhẹn hơn so với những đứa trẻ ít được giao tiếp.
  • Khi được rèn luyện, phát triển giác quan từ khi còn nhỏ, trẻ cũng học được các kỹ năng nhận thức những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp, điều này cũng gia tăng sự sáng tạo, trí tưởng cho bé.

2. Sự phát triển các giác quan của trẻ qua từng giai đoạn

Ngày từ khi chào đời, trẻ đã hình thành những giác quan cơ bản, điều này giúp chúng cảm nhận được những tác động từ môi trường. Việc cha mẹ kích thích, phát triển giác quan cho bé là điều cần thiết để thúc đẩy cho trẻ sự phát triển toàn diện. Có các giai đoạn trong quá trình phát triển giác quan cho trẻ mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ.

2.1. Giai đoạn dưới 1 tuổi

Ở giai đoạn này trẻ đã có cảm nhận về vị giác, có khả năng phân biệt được các vị khác nhau. Trẻ sẽ kích thích não bộ gây nhăn mặt nếu được thử vị chua và tỏ ra thích thú khi thử vị ngọt. Khứu giác ở giai đoạn dưới 1 tuổi cũng phát triển đáng kể, bé sử dụng khứu giác để tìm đến những mùi hương quen thuộc của người thân.

Thị giác của trẻ tuổi sơ sinh chưa hoàn thiện trong năm đầu tiên, tuy nhiên đã có sự phát triển vượt bậc so với lúc mới sinh. Từ lúc chỉ nhìn được cự ly 20 -25 cm khi mới sinh đến hơn 3 tháng tuổi trẻ có thể nhìn theo những vật ở xa, và di chuyển mắt theo sự chuyển động.

Các giác quan còn lại như thính giác, xúc giác giai đoạn 0 – 1 tuổi cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Trẻ sẽ nghe được những âm thanh rõ ràng hơn, xúc giác phát triển rõ nét hơn, minh chứng là trẻ rất thích cầm nắm và cho đồ vật vào mồm.

Quá trình phát triển giác quan của trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ dưới 1 tuổi phát triển giác quan như thế nào?

2.2. Giai đoạn 1 – 2 tuổi

Từ 1 – 2 tuổi các giác quan của trẻ đều phát triển đồng thời, lúc này thị giác sẽ được “khai mở” khi trẻ biết đi và nhìn nhận nhiều hơn về thế giới xung quanh. Thính giác cũng được kích thích phát triển khi trẻ bắt đầu học nói. Ở tuổi này não bộ của trẻ sẽ được kích thích và phản hồi từ những yêu cầu đơn giản, lắng nghe những âm thanh quen thuộc từ gia đình.

Xúc giác của trẻ từ 1 – 2 tuổi vẫn thiên về những thứ thể hiện tình cảm. Trẻ vẫn thích tiếp xúc, ôm vào lòng. Điều này sẽ giúp phát triển về mặt tình cảm nhiều hơn, giúp xây dựng đời sống tinh thần cho trẻ, tạo cảm giác an toàn và trẻ cảm thấy được yêu thương.

2.3. Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi

Từ 3 – 6 tuổi trẻ sẽ thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm mọi thứ, lúc này giác quan của trẻ đã được phát triển đồng đều. Mọi trải nghiệm với giác quan đều hết sức mới mẻ. Bắt đầu lên 3 tuổi, trẻ nhận biết được sự khác nhau giữa các vật lớn nhỏ, hình dạng khác nhau, có thể lật sách và nhìn chăm chú. Giai đoạn 4 tuổi trẻ nhận biết và gọi tên chính các một số màu sắc, thích nghe một số âm thanh quen thuộc, não bộ bắt đầu hình thành những phần của các câu chuyện. Từ 5 – 6 tuổi khả năng giao tiếp đã được trau dồi đáng kể, trẻ thích nói chuyện, lắng nghe một cách chăm chú và bị thu hút với âm thanh lạ. Giai đoạn này trẻ cũng gia tăng sự tập trung và đôi khi phớt lờ những âm thanh khác.

Phát triển giác quan cho trẻ từ 3-6 tuổi

Quá trình phát triển giác quan của trẻ từ 3 – 6 tuổi diễn ra như thế nào?

>>> Ba mẹ xem ngay các giai đoạn phát triển của trẻ và các mốc phát triển quan trọng để theo dõi xem con có đang phát triển bình thường hay chưa?

3. Cách nuôi dưỡng và phát triển giác quan cho trẻ hiệu quả

3.1. Xúc giác

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nhất là ở vị trí bàn tay, bàn chân và môi. Ở tháng thứ 2 trở đi, né đã có thể cảm nhận được các vật dụng bằng đôi tay, chạm chân hay miệng. Để tăng cường khả năng tiếp xúc của bé, bậc cha mẹ có thể cho bé cầm nắm những đồ chơi mềm mại, cho tiếp xúc ở đầu ngón tay, chân, má, môi… 

3.2. Vị giác

Khi bé bắt đầu ăn dặm là thời điểm vàng để bắt đầu phát triển vị giác. Nếu như ở giai đoạn sơ sinh trẻ chủ yếu được nếm vị ngọt từ sữa, thì giai đoạn ăn dặm trẻ sẽ có cơ hội thử các mùi vị khác nhau. Thời điểm này bé đã biết phân biệt các vị của thức ăn, phản ứng với những vị mặn, đắng, chua, cay. Ba mẹ nên lưu ý lựa chọn những món ăn có vị phù hợp để phát triển giác quan cho trẻ vừa đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng.

Trẻ ăn dặm là mốc bắt đầu phát triển vị giác

Cột mốc đánh dấu quá trình phát triển vị giác của trẻ là khi bé bắt đầu ăn dặm

3.3. Thị giác

Thị giác của trẻ nhỏ là giác quan có những phát triển rõ rệt nhất trong những năm đầu đời. Đối với trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể sử dụng các món đồ chơi màu sắc để treo trước mặt, đặc biệt nên sử dụng những màu có độ tương phản cao.

Đối với bé giai đoạn lớn hơn, phụ huynh có thể cho bé làm quen với những màu sắc khác nhau, có hình dạng, kích thước phòng phú để tăng cường khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc. 

3.4. Thính giác

Thính giác là giác quan được nuôi dưỡng và phát triển ngay khi còn trong bụng mẹ cho đến khi sinh ra. Vì vậy, cha mẹ có thể sử dụng nhiều cách để trẻ phát triển thính giác như trò chuyện, ca hát, nghe nhạc, đọc sách… Những hoạt động này nếu được diễn ra thường xuyên sẽ kích thích phát triển giác quan cho trẻ. Bên cạnh đó còn giúp bé mở rộng vốn từ vựng, tăng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng.

Trẻ nên được nuôi dưỡng và phát triển thính giác ngay từ khi còn trong bụng mẹ

Trẻ nên được nuôi dưỡng và phát triển thính giác ngay từ khi còn trong bụng mẹ

5. Trò chơi hỗ trợ phát triển các giác quan của bé như thế nào?

Trò chơi có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển các giác quan cho trẻ nhỏ. Ngay từ khi bắt đầu nhận thức các giác quan, các hoạt động thường nhật tác động mạnh mẽ đến trí thông minh của trẻ. Vì vậy người lớn có thể hỗ trợ sự phát triển các giác quan cho trẻ thông qua các trò chơi hàng ngày.

5.1. Trò chơi thị giác

Sử dụng đồ chơi màu sắc, hình dạng và kích thước khác nhau để kích thích thị giác của bé. Phát triển giác quan cho trẻ sơ sinh bằng cách treo các vật trang trí có màu sắc rực rỡ ở nơi bé có thể nhìn thấy dễ dàng. Cha mẹ cũng có thể sử dụng sách ảnh với hình ảnh sáng tạo để kích thích thị giác cho bé.

Trò chơi phát triển thị giác

Kích thích thị giác của trẻ bằng các đồ chơi màu sắc

5.2. Trò chơi thính giác

Sử dụng những âm thanh nhẹ nhàng như chơi nhạc nhẹ, êm dịu để bé ru bé ngủ, mua những đồ chơi phát ra âm thanh như chuông, đồng hồ, để bé có cơ hội nghe và phân biệt các âm thanh. Ngoài ra, cha mẹ có thể hát các bài hát có giai điệu rõ ràng và sử dụng các âm thanh mô phỏng động vật, vật dụng.

5.3. Trò chơi xúc giác

Hãy cho bé chạm vào những đồ chơi có các bề mặt khác nhau, như mềm mại, nhẵn, nhám. Đồng thời, cho bé tiếp xúc với các khu vực chơi với cát, nước, đất… để bé có cơ hội tiếp xúc với môi trường khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh, có thể sử dụng vật liệu như bông, lụa, hoặc vải mịn để bé có thể chạm vào và cảm nhận.

5.4. Trò chơi vị giác

Ba mẹ cho bé thử nghiệm các loại thức ăn có vị khác nhau, như chua, ngọt, mặn trong quá trình ăn dặm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý lựa chọn những món ăn có thể nuốt hoặc nhai dễ dàng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

5.5. Trò chơi khứu giác

Hãy tập cho bé phân biết những mùi hương khác nhau, có thể ngửi các loại hoa, thảo mộc, hoặc thực phẩm để kích thích giác quan mũi. Tạo ra các trò chơi liên quan đến mùi hương, ví dụ như những hộp chứa các vật liệu mùi thơm khác nhau.

Việc phát triển giác quan cho trẻ ở giai đoạn đầu đời là vô cùng cần thiết, điều này tạo nền tảng để trẻ tăng cường khả năng nhận thức và trí tưởng tượng. Hy vọng những thông tin mà PamperMe chia sẻ trong bài viết này sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình phát triển các giác quan của bé.

5/5 - (1 đánh giá)
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt