PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ nhỏ và trẻ mầm non

Cẩm nang, Phát triển trẻ

Trong quá trình trẻ khôn lớn, đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ không chỉ thể hiện qua khả năng học hỏi mà còn qua cách bé quan sát và tương tác với môi trường xung quanh. Do đó, khi hiểu rõ những đặc điểm này không chỉ giúp cha mẹ có cái nhìn sâu rộng về quá trình phát triển của con mình mà còn biết cách định hướng con phát triển đúng hướng và toàn diện. Bài viết này của PamperMe sẽ giới thiệu đến ba mẹ 8 phương pháp giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ sơ sinh và trẻ mầm non qua từng giai đoạn.

1. Giáo dục phát triển nhận thức là gì?

Giáo dục phát triển nhận thức là quá trình thay đổi và phát triển khả năng nhận thức của trẻ gồm tri giác, suy nghĩ, học hỏi và giải quyết vấn đề. Quá trình này diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời nhưng phát triển mạnh nhất là giai đoạn thơ ấu.

Phát triển nhận thức cho trẻ là gì

Phát triển nhận thức cho trẻ là gì?

Trong giai đoạn phát triển nhận thức, trẻ bắt đầu học cách tìm hiểu thế giới quan xung quanh để phát triển khả năng suy luận, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin. Từ đó, bé học được cách giải quyết vấn đề và biết cách đưa ra quyết định phù hợp.

Do đó, phát triển nhận thức ở trẻ cũng được chia thành các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều có đặc điểm riêng và được thay đổi tùy theo khả năng nhận thức của trẻ.

Như vậy, ba mẹ đã có được câu trả lời cho thắc mắc “phát triển nhận thức là gì?”. Để hiểu được đặc điểm và phương pháp giáo dục nhận thức riêng cho trẻ qua từng giai đoạn, hãy cùng Pamperme tìm hiểu thêm nội dung dưới đây.

2. Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ em

Quá trình phát triển nhận thức ở trẻ diễn ra liên tục không ngừng qua từng giai đoạn sẽ có những thay đổi khác nhau. Dưới đây là những đặc điểm riêng trong từng giai đoạn mà cha mẹ nên biết.

Phát triển nhận thức ở trẻ thay đổi qua từng giai đoạn

Nhận thức của trẻ ở từng giai đoạn có sự phát triển khác nhau

2.1. Giai đoạn cảm giác vận động (0-2 tuổi)

Giai đoạn này trẻ học qua các giác quan và khả năng vận động, bắt đầu phát triển vận động tinh và thô. Khả năng nhận thức của trẻ về bản thân mình và môi trường xung quanh cũng hình thành và phát triển.

Nhận thức của trẻ giai đoạn từ 0-2 tuổi

Từ 0 – 2 tuổi là giai đoạn bắt đầu có cảm giác vận động

Đặc điểm phát triển nhận thức trong giai đoạn 0 – 2 tuổi bao gồm:

  • Khả năng tri giác: Trẻ bắt đầu phát triển các giác quan như thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Trẻ bắt đầu nhận biết các đặc điểm khác của vật thể xung quanh như màu sắc, kích thước, hình dạng, sự chuyển động. 
  • Khả năng vận động: Trẻ bắt đầu phát triển các kỹ năng vận động tinh và vận động thô. Giai đoạn này trẻ bắt đầu biết bò, tập đứng, biết đi và biết chạy, cầm nắm đồ vật, sử dụng ngón tay khéo léo hơn.
  • Khả năng nhận thức về bản thân: Trẻ bắt đầu biết cách nhận thức về bản thân mình, biết so sánh khác biệt giữa mình và mọi người. Bé cũng nhớ tên mình và cũng biết mình có thể làm gì.
  • Khả năng nhận thức về môi trường xung quanh: Trẻ bắt đầu biết tên các đồ vật và sự vật trong môi trường quanh bé.

Ngoài ra, còn một số hành vi cho thấy bé phát triển nhận thức tốt trong giai đoạn này như trẻ bắt đầu cầm nắm, khám phá đồ vật bằng tay; trẻ từ lẫy đến bò, tập đứng rồi tập đi, trẻ biết chạy; trẻ bắt đầu nói được những từ đơn giản; biết nhận ra bố mẹ, người thân; trẻ cũng hiểu được một số mệnh lệnh đơn giản từ bố mẹ.

2.2. Giai đoạn tiền thao tác (2-7 tuổi)

Giai đoạn này trẻ bắt đầu phát triển về khả năng tư duy biểu tượng, hiểu được khái niệm về số lượng, hình dạng và kích thước. Ngoài ra, trẻ cũng bắt đầu có khả năng tưởng tượng và chơi trò chơi.

Nhận thức của trẻ trong giai đoạn 2-7 tuổi

Nhận thức của trẻ ở giai đoạn tiền thao tác từ 2 – 7 tuổi

Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ trong giai đoạn tiền thao tác bao gồm:

  • Khả năng tư duy biểu tượng: Trẻ học cách sử dụng các biểu tượng để chỉ những khái niệm hay sự vật nào đó. Bé cũng biết sử dụng đồ vật, hình ảnh hoặc từ ngữ để diễn tả những gì không thể chạm vào hoặc không nhìn thấy.
  • Khả năng hiểu về các khái niệm: Trẻ bắt đầu biết được các khái niệm về thời gian, số lượng, hình dạng, kích thước.
  • Khả năng suy luận đơn giản: Trẻ biết cách sử dụng các khái niệm đơn giản để đưa ra kết luận cuối cùng.
  • Khả năng tưởng tượng: trẻ bắt đầu phát triển khả năng tưởng tượng trong giai đoạn này, biết kể những câu chuyện, nhân vật trong cổ tích.
  • Khả năng chơi trò chơi: Trẻ bắt đầu biết chơi những trò chơi có tính biểu tượng, biết sử dụng các vật thể hoặc đồ chơi đại diện cho sự vật, khái niệm khác.
  • Khả năng tự nhận thức: giai đoạn này trẻ hiểu được về bản thân và vị trí của mình, bé nhận biết được được cảm xúc của chính mình và mọi người.

Giai đoạn tiền thao tác trẻ xuất hiện một số hành vi cho thấy sự phát triển nhận thức như trẻ biết nhập vai khi chơi đồ chơi; trẻ biết tưởng tượng ra câu chuyện và nhân vật; trẻ hiểu các khái niệm về số lượng, hình dạng, kích thước; trẻ có thể tự suy luận đơn giản; trẻ nhận biết được cảm xúc của mình và người khác.

2.3. Giai đoạn thao tác (7-12 tuổi)

Giai đoạn này trẻ bắt đầu phát triển nhận thức về tư duy logic, trẻ hiểu được khái niệm về nguyên nhân và kết quả. Ngoài ra, trẻ cũng biết cách giải quyết vấn đề đơn giản khi được hướng dẫn.

Nhận thức của trẻ từ 7-12 tuổi

Ở giai đoạn trẻ thao tác 7 – 12 tuổi trẻ bắt đầu phát triển khả năng tư duy

Các đặc điểm phát triển nhận thức trong giai đoạn này bao gồm:

  • Khả năng về tư duy logic: Trẻ bắt đầu biết cách suy luận logic, sử dụng các khái niệm và quy tắc để đưa ra kết luận.
  • Khả năng để giải quyết vấn đề: Trẻ bắt đầu biết cách để giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả nhất. Để tìm ra giải pháp trẻ cũng biết sử dụng kỹ năng tư duy logic và suy luận.
  • Khả năng hiểu được các khái niệm: Trẻ hiểu được các khái niệm trừu tượng hơn, như thời gian và không gian, nguyên nhân và kết quả.
  • Khả năng tự kiểm soát hành vi: giai đoạn này trẻ đã bắt đầu tự kiểm soát hành vi của bản thân mình, biết trì hoãn mong ước và tuân theo quy tắc nhất định.

2.4. Giai đoạn hoạt động chính thức (sau 12 tuổi)

Giai đoạn này trẻ bắt đầu phát triển khả năng tư duy trừu tượng, hiểu được các khái niệm về khái niệm và về lý thuyết. Đặc biệt, trẻ cũng bắt đầu phát triển khả năng đánh giá và suy luận vấn đề.

Nhận thức của trẻ sau 12 tuổi

Nhận thức của trẻ ở giai đoạn hoạt động chính thức (sau 12 tuổi)

Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ trong giai đoạn hoạt động chính thức bao gồm: 

  • Khả năng tư duy trừu tượng: Trẻ em biết suy nghĩ về những khái niệm trừu tượng, ví dụ như thời gian, không gian, khái niệm về các con số trong toán học.
  • Tư duy suy luận về logic: trẻ có thể sử dụng các nguyên tắc về logic khi giải quyết vấn đề.
  • Tư duy phản biện vấn đề: Trẻ đánh giá dựa vào các thông tin có sẵn và đưa ra kết luận dựa vào bằng chứng. 
  • Tư duy sáng tạo: Trẻ biết cách suy nghĩ để đưa ra các ý tưởng mới và giải pháp sáng tạo cho nhiều vấn đề.
  • Tư duy linh hoạt: Trẻ có thể suy nghĩ theo nhiều góc độ khác nhau, xem xét các khả năng khác nhau.

Điểm nổi bật trong giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến các vấn đề trừu trừu tượng hơn như chính trị, đạo đức, trẻ biết cách suy nghĩ về bản thân và vị trí của mình trong cuộc sống.

3. Tại sao nên giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ ở lứa tuổi mầm non?

Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ rất quan trọng, đặc biệt là lứa tuổi mầm non. Lý do khi được giáo dục nhận thức đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ một cách toàn diện.

Vì vậy, tính tích cực trong nhận thức cũng giúp trẻ phát triển được các kỹ năng về tư duy như tổng hợp, phân tích, so sánh, giải quyết vấn đề… Điều này có tác dụng quan trọng giúp trẻ nâng cao khả năng tiếp thu và xử lý thông tin một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Tầm quan trọng của việc giáo dục nhận thức cho trẻ

Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non rất quan trọng

Phát triển nhận thức ở trẻ cũng tạo được cho bé hứng thú học tập cho trẻ, khi bé học tập tích cực và hứng thú sẽ giúp tiếp thu được kiến thức hiệu quả và dễ dàng hơn. 

Phát triển giáo dục nhận thức rất cần thiết vì đi kèm cả phát triển về nhân cách và đạo đức của trẻ, tính tích cực nhận thức còn giúp trẻ phát triển về nhân cách, phẩm chất đạo đức và cả tính độc lập, sự tự tin, sáng tạo… để trẻ trở thành người tốt.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách nhận thức của trẻ em

Nhận thức của trẻ là quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: 

  • Yếu tố sinh học: Mỗi trẻ em sinh ra đều có khả năng nhận thức nhất định, được quyết định do yếu tố di truyền.
  • Yếu tố môi trường: Môi trường sống và môi trường giáo dục cũng tác động lớn đến cách nhận thức của trẻ ở hiện tại và tương lai.
  • Yếu tố cá nhân: Sở thích, tính cách và nhu cầu của trẻ cũng ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ. Những trẻ ham học hỏi, tính hiếu động sẽ nhận thức tốt hơn những trẻ thụ động, thiếu hứng thú với việc học tập.
  • Yếu tố trải nghiệm: Trẻ học hỏi và phát triển nhận thức qua những trải nghiệm, nên khi bé có nhiều trải nghiệm tích cực sẽ phát triển nhận thức tốt hơn những trẻ khác.
  • Yếu tố kiến thức: Kiến thức là nền tảng chính của nhận thức nên trẻ có nhiều kiến thức đa dạng sẽ phát triển nhận thức tốt hơn.
  • Yếu tố ngôn ngữ: Ngôn ngữ là công cụ chính để trẻ giao tiếp và tiếp thu thông tin nên trẻ nào có khả năng ngôn ngữ đa dạng sẽ nhận thức tốt hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ

Nhận thức của trẻ chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

5. 8 phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ từ 3-5 tuổi

Để trẻ được giáo dục phát triển nhận thức theo đúng định hướng, cha mẹ và giáo viên cần tạo môi trường sống cũng như học tập tốt để trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm. Dưới đây là 8 phương pháp phát triển nhận thức hiệu quả cho trẻ từ 3 – 5 tuổi.

5.1. Tập cho trẻ cách đếm số từ 1 đến 10

Cha mẹ có thể dạy trẻ đếm từ 1 đến 10 bằng cách cho trẻ đếm các dụng cụ, đồ vật trong nhà, đến khi trẻ quen hãy gợi ý một số đồ vật có tính chất khó hơn đòi hỏi trẻ phải tư duy. Quá trình tập đếm tốt sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho bé học tập về sau.

Tập cho trẻ đếm số từ 1 đến 10

Tập cho trẻ đếm số từ 1 đến 10

5.2. Phát triển nhận thức cho trẻ với phương pháp bơi thủy liệu

Bơi thủy liệu là phương pháp giáo dục nhận thức cho trẻ trong độ tuổi từ 2 – 36 tháng tuổi đang được nhiều phụ huynh lựa chọn. Thông qua việc vận động trong các hồ bơi thủy liệu, nhận thức của trẻ được phát triển một cách toàn diện về thế giới xung quanh.

Khi tham gia hoạt động bơi thủy liệu cho bé, trẻ tập trung vào các hoạt động vận động dưới nước giúp tăng cường khả năng tập trung. Khả năng quan sát của trẻ cùng được phát triển nhờ tính tò mò về môi trường nước xung quanh bé.

Đồng thời, trong quá trình bơi thủy liệu, trẻ nhận được các yêu cầu từ cô giáo. Nhờ vậy mà cải thiện được khả năng xử lý thông tin và nâng cao sự linh hoạt trong tư duy.

Tham gia hoạt động bơi thủy liệu

Phát triển nhận thức cho trẻ từ 2 – 36 tháng thông qua phương pháp bơi thủy liệu

>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ bơi thủy liệu cho trẻ từ 2-36 tháng giúp bé phát triển toàn diện về nhận thức, thể chất, trí tuệ, tinh thần.

5.3. Phương pháp phát triển nhận thức bằng cách kể chuyện theo thứ tự

Kỹ năng quan trọng trong giáo dục phát triển nhận thức ở trẻ chính là kể chuyện theo thứ tự. Khi tường thuật một sự việc nào đó, trẻ thường có xu hướng kể lộn xộn, không theo trình tự nào cả.

Cha mẹ hãy phát triển kỹ năng kể chuyện theo thứ tự cho trẻ để bé nhận biết được sự kiện nào xảy ra trước và hướng dẫn trẻ kể lại theo trình tự xảy ra. Hãy bắt đầu từ những chuyện đơn giản trong cuộc sống hàng ngày rồi tăng độ khó lên dần để cải thiện cả khả năng tư duy cho trẻ.

5.4. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi

Khi trẻ biết đặt câu hỏi chứng tỏ trẻ đã biết cách suy nghĩ và tìm hiểu về thể giới xung quanh. Cha mẹ hãy khuyến khích và hướng dẫn bé đặt câu hỏi đúng trong từng hoàn cảnh, hãy dành thời gian trả lời các câu hỏi đó để bé thấy hứng thú, đây cũng là cơ hội phát triển nhận thức toàn diện.

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi trước các vấn đề

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi trước các vấn đề

5.5. Giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ bằng cách gợi ý những câu ngắn

Khi trẻ biết quan sát những sự vật, hiện tượng xung quanh sẽ biết được cách truyền đạt cảm xúc, ý nghĩ về đối tượng. Nhưng trẻ mầm non khả năng ngôn ngữ còn hạn chế chưa phát triển hết nên cha mẹ cần hướng dẫn bằng cách gợi ý cho con những câu ngắn, đơn giản để truyền đạt ý rõ ràng, mạch lạc hơn tạo thói quen giao tiếp tốt cho trẻ.

5.6. Phát triển khả năng phân biệt thức tế và hư cấu từ truyện

Trẻ mầm non thường thích những truyện ngắn về các chủ đề khác nhau, có thể truyện thật hoặc hư cấu. Quan trọng nhất khi đọc truyện trẻ cần phân biệt đâu là thực tế và đâu là tưởng tượng chỉ có trong truyện.

Khả năng này rất cần thiết vì sẽ theo trẻ đến khi trưởng thành nên cha mẹ cần cho trẻ tiếp thu phương pháp giáo dục này ngay từ sớm. 

5.7. Cho trẻ tham gia các hoạt động học tập và giải trí bổ ích

Trẻ được tiếp xúc với nội dung bổ ích, tích cực sẽ có thêm nhiều kỹ năng và kiến thức, từ đó kích thích khả năng tư duy và sáng tạo. Từ đó, trẻ hình thành được nhân cách tốt và giá trị sống tích cực hơn.

Cho trẻ tham gia những hoạt động học tập và giải trí bổ ích

Cho trẻ tham gia những hoạt động học tập và giải trí bổ ích

Chính vì vậy, việc cung cấp cho trẻ các hoạt động học tập và giải trí bổ ích như đọc sách, nghe nhạc, chơi trò chơi, hoạt động xã hội bổ ích… cũng là cách hiệu quả để phát triển nhận thức cho trẻ trong giai đoạn này. 

5.8. Nhận biết và hiểu rõ hướng dẫn theo quy trình

Trẻ 3 – 5 tuổi đã biết nhận biết và hiểu rõ nếu được hướng dẫn theo quy trình giáo dục ngắn về nhận thức. Hãy bắt đầu với các bước ngắn và trực tiếp, phải có khác biệt và không nên lặp lại trong quy trình hướng dẫn trẻ. Đặc biệt, cha mẹ cũng cũng nên sử dụng các hình ảnh minh họa rõ ràng cho từng bước để trẻ hứng thú khi học tập, tiếp thu nhanh hơn.

Nhận thức là quá trình phức tạp bao gồm các hoạt động tư duy, ngôn ngữ, tri giác, cảm xúc… và quá trình này phát triển theo từng giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp. Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến các đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ để áp dụng các phương pháp giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non phù hợp nhất.

Với những thông tin PamperMe vừa chia sẻ sẽ giúp ba mẹ lựa chọn được phương phương pháp phát triển phù hợp với con yêu của mình.

5/5 - (1 đánh giá)
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt