PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Trẻ mấy tháng biết bò? Dấu hiệu bé sắp biết bò mà mẹ nên biết 

Cẩm nang, Phát triển trẻ

Trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, biết bò là một cột mốc vô cùng quan trọng và đáng nhớ. Chính vì vậy, nhiều bậc ba mẹ vẫn dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề “trẻ mấy tháng biết bò”. Cùng theo dõi những chia sẻ mới nhất trong bài viết dưới đây của PamperMe để có được lời giải đáp thỏa đáng nhất nhé!

1. Trẻ mấy tháng biết bò?

Bởi vì là cột mốc đặc biệt nên “bé mấy tháng biết bò?” luôn là câu hỏi mà nhiều gia đình hiện nay quan tâm. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ biết bò trong giai đoạn từ 7 đến 10 tháng tuổi. Một số trẻ sẽ có thể sẽ bắt đầu chậm hơn. 

Tuy nhiên, cũng có những trẻ sẽ bỏ hẳn giai đoạn bò mà tiến thắng đến giai đoạn tự mình đứng dậy bằng cách bám vào một số đồ vật xung quanh. Qua đây cũng thấy được rằng, mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo một cách riêng. 

Ngoài việc “trẻ sơ sinh mấy tháng biết bò”, ba mẹ cũng cần hiểu rằng, không phải đứa trẻ nào cũng bò theo cùng một cách. Có trẻ chỉ bò bằng hai tay nhưng cũng có trẻ dùng hai tay và đầu gối hay trườn bằng bụng với sự trợ giúp của khuỷu tay. Và khi con đạt 1 tuổi, con sẽ thành thạo kỹ năng bò.

Trẻ mấy tháng biết bò

Trẻ sơ sinh sẽ phát triển kỹ năng bò ở giai đoạn từ 7 đến 10 tháng tuổi

2. Biểu hiện của bé sắp biết bò

Thực tế, để có thể trả lời được câu hỏi “trẻ mấy tháng biết bò”, ba mẹ cần quan sát con thường xuyên, khi thấy có những dấu hiệu dưới đây nghĩa là con sắp biết bò:

  • Bé có thể ngồi vững và không cần ba mẹ hỗ trợ: Điều này chứng tỏ rằng các cơ cần thiết cho sự phối hợp và cân bằng của trẻ đang phát triển tốt. Đây cũng chính là hai yếu tố quan trọng để trẻ có thể bò thành công. Bên cạnh đó, những đứa trẻ biết lakat sớm sẽ biết bò sớm hơn. 
  • Rướn người lên khi nằm sấp: Trong giai đoạn bò của trẻ, tư thế nằm sấp sẽ giúp tăng cường cơ lưng và cổ cho trẻ. Nếu ba mẹ đặt con nằm sấp và bé cố tự mình rướn lên nghĩa là con đã sẵn sàng để tập bò. 
  • Bé tỏ ra thích thú khi nằm sấp trên sàn nhà hay bề mặt phẳng rộng: Đây là dấu hiệu cho thấy con đang muốn tự di chuyển bằng cơ thể của mình.
  • Trẻ quan tâm hơn đến các đồ vật xa tầm với: Nếu ba mẹ quan tâm về vấn đề “trẻ em mấy tháng biết bò sẽ thấy rằng, dấu hiệu rõ nhất khi con đã đến giai đoạn này là bắt đầu thích thú và tập trung tới những món đồ ở phạm vi xa hơn. 
biểu hiện khi bé sắp biết bò

Rướn người khi nằm sấp là một trong những biểu hiện khi bé sắp biết bò

3. Những điều ba mẹ cần lưu ý để bảo vệ trẻ trước khi tập bò

Xoay quanh chủ đề “bé mấy tháng biết bò”, nhiều ba mẹ luôn băn khoăn không biết nên làm thế nào để bảo vệ con trước khi tập bò. Một số lưu ý quan trọng mà ba mẹ có thể tham khảo như sau: 

  • Các ngăn tủ: Trẻ thường thích khám phá, mở các ngăn tủ trong nhà. Vì vậy, ba mẹ cần lắp các chốt khóa trên cửa tủ và ngăn kéo để trẻ không mở được. Bởi lẽ, nhiều gia đình vẫn thường dùng các tủ chứa vật dụng như dao kéo….
  • Cầu thang: Khi gia đình có trẻ nhỏ, việc sử dụng rào chắn an toàn là điều bắt buộc mà ba mẹ cần phải đặc biệt chú ý. Sử dụng rào chắn nhằm giúp bé không bị ngã xuống cầu thang. 
  • Tấm phủ ở cửa sổ: Những sợi dây lủng lẳng từ các bộ rèm cửa bao giờ cũng tạo sự thu hút với trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần dùng những tấm phủ bạc để che cửa sổ lại, điều này hạn chế các rủi ro té ngã cho trẻ. 
  • Những ổ cắm điện: Khi đang tập bò, trẻ có thể đến gần với các ổ cắm điện. Vì thế, ba mẹ nên mua những loại nắp đậy ổ cắm và lắp chúng vào với nhau. 
  • Các góc nhọn: Những cạnh bàn sắc nhọn là vật dụng có thể gây hại cho trẻ. Ba mẹ nên bọc góc nhọn này bằng cao su để đảm bảo sự an toàn của trẻ. 
  • Vòi nước: Khi gia đình bạn đang có trẻ ở giai đoạn tập bò, bạn nên lắp các thiết bị chống bỏng trên vòi nước để ngăn ngừa việc trẻ bị bỏng. 
lưu ý để bảo vệ trẻ trước khi tập bò

Ở giai đoạn này, ba mẹ cần chú ý đến các đồ dụng trong gia đình để bảo vệ an toàn cho con.

4. Trẻ học cách bò như thế nào?

Ngoài chủ đề trẻ mấy tháng biết bò, trẻ sẽ học bò như thế nào cũng được nhiều ba mẹ quan tâm. Theo đó, con thường sẽ bắt đầu trong thời gian nằm sấp, bắt đầu trườn. Những phần cơ cổ và vai con bắt đầu phát triển cứng cáp nhất định, con có thể bắt đầu ngẩng đầu và vai, có thể chống cơ thể bằng khuỷu tay. Bên cạnh đó, con sẽ thực hiện những động tác như sau:

  • Ngẩng cao đầu và vai, trẻ dùng hai tay chống xuống để nâng đầu và ngực lên. 
  • Giữ thăng bằng trên hai tay và hai chân, hoặc trên hai tay hay đầu gối. 
  • Xoay vòng tròn cơ thể.
  • Trẻ đung đưa qua lại trên hai bàn tay và đầu gối. 
  • Tiếp đó chống tay và đầu gối, cơ thể song song với sàn nhà và thực hiện đung đưa qua lại. 
  • Tiến lên phía trước bằng bụng, tay hay đầu gối. 
  • Tập ngồi dậy khi đang ở tư thế nằm sấp. 
  • Luôn cố gắng bò về phía trước. 
  • Con có thể bò một cách thành thạo. 
Trẻ học cách bò như thế nào

Quá trình học bò của trẻ sẽ có nhiều động tác khác nhau

5. 6 kiểu di chuyển cơ bản khi bé đang tập bò

Với những chia sẻ vừa rồi, có lẽ các gia đình đã hiểu được “mấy tháng bé biết bò”. Trên thực tế, các con sẽ có 6 kiểu di chuyển cơ bản khi ở giai đoạn này:

  • Cổ điển: Trẻ sẽ bò chéo chi bằng việc thực hiện chống tay và khuỵu gối xuống sàn, phần phân người song song với mặt sàn. 
  • Con cua: Con chống bàn tay xuống sàn, cánh tay lúc này thẳng và dùng cả hai cánh tay để đẩy cơ thể về phía trước. 
  • Con gấu: Con di chuyển bằng cách sử dụng các bàn tay và bàn chân chống xuống sàn.
  • Con ếch: Trẻ ngồi trên sàn và thường dùng cánh tay để kéo cơ thể lết mông về phía trước. 
  • Trườn bụng và chéo chi: Con nằm trên sàn, bụng lúc này tiếp xúc với mặt sàn và trườn bằng cách dùng tay ở bên này chạm cùng lúc với chân ở bên đối diện để đẩy cơ thể con về phía trước.
6 kiểu di chuyển cơ bản khi bé đang tập bò

Khi biết bò, trẻ sẽ có 6 kiểu di chuyển cơ bản.

6. Làm thế nào để giúp trẻ tập bò hiệu quả và an toàn?

Bên cạnh việc tìm hiểu về “mấy tháng trẻ biết bò”, ba mẹ cũng cần tìm hiểu những cách giúp con trẻ có thể tập bò hiệu quả an toàn và đúng cách. Theo nhiều chuyên gia, một trong những thời điểm khó khăn của trẻ khi học bò là phải nâng cả bụng lên khỏi mặt sàn. Do vậy, ba mẹ nên dùng một chiếc gối to đặt dưới bụng bé và lăn bé qua gối. Khi đó, bé sẽ cảm nhận được khả năng của mình và quen dần hơn với tư thế trên 4 chân. 

Cùng với đó, ba mẹ cũng có thể đặt đồ chơi của con xa một tí. Bằng cách này, ba mẹ đang khuyến khích bé tiến tới mục tiêu của mình. Song song với quá trình đó, mẹ cần phải kiên nhẫn và dành cho con những lời khen ngợi.

cách giúp trẻ tập bò hiệu quả và an toàn

Ba mẹ cần quan sát và hỗ trợ để con tập bò đúng cách và hiệu quả

Đối với chủ đề “trẻ mấy tháng biết bò”, nhiều ba mẹ bày tỏ vẫn luôn mong muốn con phát triển kỹ năng này một cách tự nhiên và an toàn nhất. Thực tế, thảm tập bò cũng là dụng cụ hỗ trợ trong giai đoạn này cho trẻ. Bởi lẽ, đây là giai đoạn khá quan trọng, ba mẹ nên ưu tiên chọn những mẫu thảm mềm mại có khả năng giữ nhiệt tốt, dễ dàng vệ sinh và đặc biệt không thấm nước. 

Một yếu tố giúp con bạn bò an toàn hơn chính là sử dụng các dòng tả mỉm có tác dụng tấm hút mồ hôi. Bởi trong quá trình con vận động, cơ thể sẽ tiết nhiều mồ hôi có thể dẫn đến làn da bị viêm, ngứa ngáy hay khó chịu. 

Như vậy, bài viết trên của PamperMe đã giúp ba mẹ giải đáp câu hỏi “Trẻ mấy tháng biết bò?”. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn biết cách tập bò hiệu quả và an toàn. Nếu trong quá trình phát triển của trẻ, nếu ba mẹ cần giải pháp giúp trẻ phát triển toàn diện, hãy cân nhắc tìm hiểu thêm về liệu pháp bơi thủy liệu.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt