PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

GIÚP MẸ NHẬN BIẾT 10 TIẾNG KHÓC CỦA TRẺ SƠ SINH

7 Th6 2023Cẩm nang, Kiến thức

GIÚP MẸ NHẬN BIẾT 10 TIẾNG KHÓC CỦA TRẺ SƠ SINH

7 Th6 2023 | Cẩm nang, Kiến thức

Trong bài viết này Pamperme sẽ giúp bố mẹ phân biệt và giải mã được tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Tuỳ vào từng biểu hiện và thời điểm khóc trong ngày mà tiếng khóc của con yêu có thể sẽ rất khác nhau. Những bố mẹ chưa biết hoặc những ai đang sắp bước vào hành trình chăm trẻ sơ sinh. Cùng Pamperme tham khảo ngay bài viết sau nhé. 

Có thể bố mẹ chưa biết nhưng thực tế thì khóc là cách để trẻ giao tiếp với bố mẹ của mình. Vì thế, khi con khóc bố mẹ cũng cần có kiến thức để biết con đang muốn gì, cần gì. Ở độ tuổi sơ sinh, con chưa có thể nói được. Thì tiếng khóc mang rất nhiều thông điệp của con đấy. Bố mẹ cũng cần “học” để biết tiếng khóc đó là gì nhé. 

Trẻ sơ sinh khóc vì đói

Thực tế thì việc đoán ý trẻ qua tiếng khóc của trẻ thì không phải bố mẹ nào cũng biết. Lý giải về tiếng khóc của bé, các chuyên gia nhắc bố mẹ hãy xem con có đói không. Đây là điều đầu tiên bố mẹ cần nghĩ tới khi trẻ khóc. Thông thường thì trẻ sẽ khóc vì đói và khát. Nếu thấy bé khóc kèm theo các biểu hiện như: mút tay, nhóp nhép miệng. 

trẻ sơ sinh khóc

            Lý giải về tiếng khóc của bé, các chuyên gia nhắc bố mẹ hãy xem con có đói không.

Bố mẹ hãy hiểu rằng, có thể con đói hoặc bú, ăn chưa no nên khóc. Sự lý giải này hy vọng bố mẹ có thể giải thích được cơn quấy khóc của con. Đồng thời cùng với đó, bố mẹ hãy chú ý đến thời gian ăn và bú cho con nhé. 

Trẻ sơ sinh khóc vì bỉm bẩn

Theo kinh nghiệm nuôi trẻ sơ sinh từ xưa thì khi trẻ khóc, khả năng cao cũng có thể là do bỉm quá đầy và bẩn. Trẻ sẽ báo hiệu cho cha mẹ biết mình muốn thay tã. Tuy nhiên vì chưa nói được nên con báo hiệu bằng tiếng khóc. Có thể tiếng khóc khó chịu. Cũng có thể là tiếng khóc thét, ngặt nghẽo….Điều này thực tế cũng còn tuỳ thuộc vào tính cách của từng em bé. 

Để cải thiện tình trạng quấy khóc của con, ngoài việc chú ý thời gian ăn bố mẹ còn nên chú ý thời gian thay bỉm. Nên thay bỉm tã cho trẻ 2-3 giờ/lần. Nhằm tránh đầy bỉm khiến bé khó chịu. Hơn nữa, thay bỉm thường xuyên để bé không bị ngứa ngáy, hăm đỏ, viêm da do nước tiểu và phân. 

Trẻ sơ sinh khóc vì đầy hơi

Lại là một nguyên nhân gây khóc ở trẻ nhưng có lẽ nhiều bố mẹ vẫn chưa biết. Khi bị đau bụng, đầy hơi, tiêu hoá khó chịu bé cũng sẽ có  biểu hiện quấy khóc. Bố mẹ sẽ có thêm một nguyên nhân lý giải những cơn khóc của con. 

trẻ sơ sinh khóc

                              Khi bị đau bụng, đầy hơi, tiêu hoá khó chịu bé cũng sẽ có  biểu hiện quấy khóc

Chú ý vấn đề này, bố mẹ có thể áp dụng các cách sau đây: Đặt trẻ sơ sinh nằm ngửa, nắm hai chân của con và cho bé cử động như đang đạp xe. Hoặc bố mẹ có thể vỗ lưng để con có thể ợ được hơi ra. Sự thoải mái về đường tiêu hoá sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Từ đó chấm dứt những cơn khóc do nguyên nhân này. 

Trẻ khóc vì nóng

Đôi khi bố mẹ cảm thấy lo lắng và hoảng sợ khi con quấy khóc và không biết phải xử lý thế nào. Thông thường thì khi trẻ cảm thấy nóng chúng sẽ khóc. Cảm giác nóng bức gây ngứa ngáy khó chịu khiến các bé không ngừng “báo hiệu” bằng tiếng khóc. Kèm theo đó là các biểu hiện uốn mình, vặn vẹo, nằm không yên giấc. 

Bố mẹ có thể bình tĩnh cải thiện các tác nhân gây nóng từ quần áo, không gian ngủ đến nhiệt độ phòng. Sự bình tĩnh của bố mẹ sẽ giúp giải quyết vấn đề được nhanh chóng. Hơn nữa, từ đó bố mẹ cũng sẽ có kiến thức, kinh nghiệm xử lý tiếng khóc của con hơn. 

Trẻ khóc vì lạnh

Tiếng khóc vì lạnh thường sẽ gay gắt hơn khi bị nóng ở bé. Mỗi khi thay quần áo hoặc sau khi tắm bố mẹ thường thấy trẻ khóc rất lớn. Các con đang muốn báo hiệu rằng: “Bố mẹ ơi, con lạnh quá”. Trong những tình huống này, hãy nhanh chóng giữ ấm cho con bố mẹ nhé. 

Để cải thiện tình trạng này, khi cho con tắm, thay áo quần, vui chơi…bố mẹ nên chú ý nhiệt độ bên ngoài. Như vậy sẽ đảm bảo nhiệt độ tương thích với cơ thể con, tránh gây lạnh quá mức khiến con khóc thét.

Trẻ khóc vì buồn ngủ

Thủ phạm chính của những cơn khóc đây rồi, cơn buồn ngủ thường sẽ khiến các bé quấy khóc. Khi đã đến giờ ngủ, kinh nghiệm nuôi con từ các mẹ đều cho biết các bé sẽ quấy khóc. Và thường khi buồn ngủ các con cũng sẽ có những biểu hiện khác như: gãi đầu, gãi tai, mút tay, dụi mắt, gắt ngủ. 

trẻ sơ sinh khóc

                                           Bố mẹ nên vỗ về, ôm ấp để trẻ ngừng khóc và dễ vào giấc ngủ. 

Có thể tiếng khóc này được lý giải như sau:

  • Trẻ buồn ngủ nhưng chưa được cho ti hoặc ru ngủ. 
  • Không gian quá ồn, nóng hoặc lạnh gây sự khó chịu cho bé. 

Tiếng khóc có thể nhỏ có thể gay gắt tuỳ vào từng bé, tuy nhiên thường thì tiếng khóc lúc quấy ngủ là rất lớn. Bố mẹ nên vỗ về, ôm ấp để trẻ ngừng khóc và dễ vào giấc ngủ. 

Trẻ khóc vì chán

Rất có thể khi  Pamperme chia sẻ bố mẹ cũng không thể ngờ rằng tiếng khóc của con có thể là do nguyên nhân này. Nếu bố mẹ thấy con không được vui, kèm theo sự mè nheo quấy khóc thì có thể là con đang chán, buồn hoặc mệt mỏi. 

Để xử lý, bố mẹ có thể tìm những món đồ chơi phù hợp ở từng độ tuổi cho bé. Cùng bé vui chơi, đi dạo, nghe nhạc…Những hoạt động này sẽ mang đến cho bé cảm giác được thư giãn, sinh động. Bé sẽ giải tỏa được cơn quấy khóc của mình. 

Trẻ khóc vì bị kích thích quá mức

 Hoặc khi bị kích thích quá mức trẻ sơ sinh cũng thường “báo động” bố mẹ, ông bà bằng tiếng khóc. Có thể bé bị người lớn rung lắc quá mức, khiến con cảm thấy khó chịu. Hoặc bé bị đùa giỡn, trêu quá mức khiến các con cảm thấy tức giận hoặc sợ hãi. 

Pamperme khuyên các bố mẹ nên chú ý đến điều này khi chăm sóc và nuôi con. Chính bản thân bố mẹ và những người thân xung quanh không nên kích thích con vui chơi, đùa giỡn quá mức. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, thể trạng của các con. Về lâu về dài có thể hình thành tính cách và thói quen ở trẻ. 

Trẻ khóc vì sợ hãi, lo lắng

Sự hoảng sợ, lo lắng cũng chính là nguồn cơn của những cơn khóc ngặt nghẽo, dai dẳng ở các con. Với các bé, bố mẹ nên chú ý tiếng động, ánh sáng trong không gian sinh hoạt của con. Các yếu tố này không nên thay đổi đột ngột hoặc quá lạ lẫm với các bé. Lúc này bé thường khóc thét lên, toàn thân dãy dụa lung tung.

Vì thế, bố mẹ đừng để tình trạng con bị giật mình do tiếng động lớn, bóng đêm, sấm chớp, những hình thù dị dạng….Hoặc khi con lâu chưa thấy bố mẹ, ông bà thân quen với mình ẵm bồng các con cũng sẽ quấy khóc. 

Trẻ khóc khi muốn làm nũng

Đừng vội lo lắng và stress, bực dọc khi con khóc, hãy lắng nghe và thấu hiểu con từ ngày tháng đầu đời bố mẹ nhé. Tiếng khóc của con mà bố mẹ nghe thấy có thể là do các con muốn được ôm ấp, cưng nựng và vỗ về. Những em bé thiên thần của chúng ta có một đặc quyền là được yêu thương. Vì thế, bố mẹ, ông bà cần chú ý điều này nhé. 

Tiếng khóc của con có thể là: Tiếng khóc lúc cao, lúc thấp, có thể không có nước mắt, kèm theo đó là chân tay múa máy lung tung, mắt nhìn sang trái sang phải, tay tìm với người đi ngang qua. Có những em bé đã ý thức có thể với người sang mẹ hoặc bố, người mà bé muốn ẵm bồng.

Trên đây là những lý giải về tiếng khóc ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những kiến thức này sẽ mang đến sự hữu ích dành cho bố mẹ. Chúc cho bố mẹ có hành trình chăm sóc và nuôi dạy con thật tốt từ những năm tháng đầu đời.

PamperMe Việt Nam

Website: pamperme.com.vn

Fanpage: facebook.com/Pampermevietnam

Hotline: 0902.422.188

Các chi nhánh của PamperMe tại HCM:

PamperMe Quận 7:
19 – 21 đường số 3, KĐT Him Lam, P. Tân Hưng

PamperMe Gò Vấp:
450 Nguyễn Văn Khối, P. 8

PamperMe Tân Bình:
16 Nguyễn Thái Bình, P. 4

PamperMe Tân Phú:
82 Lê Thúc Hoạch, P. Phú Thọ Hòa

PamperMe Bình Tân:
129 Vành Đai Trong, P. Bình Trị Đông B

PamperMe Phú Nhuận:
86/9 Thích Quảng Đức, P. 5

PamperMe Bình Tân:
193 Chiến Lược, P. Bình Trị Đông

PamperMe Quận 9:
01.07 Lô B1, Căn Hộ The Art, 523A Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức