PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà đúng cách và an toàn

Cẩm nang, Chăm sóc trẻ

Tắm cho trẻ sơ sinh là việc mà bất cứ cha mẹ nào cũng phải trải qua khi có con. Việc tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp bé thư giãn, cảm thấy thoải mái và giúp da của trẻ được sạch sẽ. Hãy cùng PamperMe tìm hiểu cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà đúng cách và an toàn, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

1. Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh

Để quá trình tắm cho trẻ sơ sinh diễn ra thuận lợi, ba mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết trước:

Vật dụng cần chuẩn bị cho trẻ trước khi tắm

Những vật dụng cần chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh

  • Chậu tắm
  • Nước ấm
  • Dầu gội và sữa tắm trẻ em
  • Xà phòng không mùi và không chứa cồn
  • Lược chải tóc
  • Khăn khô, khăn tắm ướt
  • Áo sơ mi, áo choàng hoặc đồ ngủ, tất, bao tay, mũ
  • Một cái tã
  • Tăm bông, nước muối sinh lý 0.9%, miếng rơ lưỡi
  • Kem dưỡng da dành riêng cho trẻ sơ sinh

2. Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho trẻ sơ sinh thường sẽ có 2 kiểu: tắm thảtắm từng phần. Ba mẹ có thể lựa chọn kiểu tắm phù hợp dựa vào điều kiện sức khỏe và sở thích của trẻ.

2.1. Tắm thả

Tắm thả là cách tắm khá phổ biến, ba mẹ sẽ đặt bé trực tiếp vào bồn nước ấm. Cách tắm này sẽ giúp bé cực kỳ thư giãn khi toàn bộ cơ thể của bé được tiếp xúc với nước, giúp bé dễ dàng vận động tay chân hơn.

Với phương pháp tắm thả, ba mẹ thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đổ nước ấm vào bồn rửa hoặc bồn tắm với mức nước không quá 7cm. Đồng thời, kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho trẻ.
  • Bước 2: Cởi quần áo của trẻ sơ sinh và đặt bé vào trong chậu nước.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm nhúng nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch mí mắt của bé, lau từ góc trong của mắt về phía tai. Sau đó, rửa sạch mặt cho bé bằng nước.
  • Bước 4: Làm ướt đầu của trẻ sơ sinh bằng nước. Sau đó, cho một ít dầu gội lên khăn. Nhẹ nhàng dùng khăn xoa lên đầu từ trước ra sau. Lưu ý không để xà phòng dính vào mắt trẻ. Sử dụng nước ấm mới để rửa sạch đầu và nhẹ nhàng lau khô bằng khăn.
  • Bước 5: Tiếp đến, ba mẹ tiến hành làm sạch các bộ phận khác trên cơ thể của bé sơ sinh. Tạo bọt xà phòng trên khăn hoặc bằng tay. Bắt đầu từ cổ và tiến hành thoa đều xà phòng trên toàn bộ cơ thể trẻ. Hãy chắc chắn làm sạch ở giữa các ngón tay, ngón chân và nếp gấp da.
  • Bước 6: Vệ sinh vùng kín cho bé
  • Bước 7: Rửa sạch xà phòng trên người bé và lau khô bằng khăn.
  • Bước 8: Dùng tăm bông và nước muối sinh lý để vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh.
  • Bước 9: Vệ sinh vùng kín của bé. Lưu ý, không được bỏ qua phần hõm nách, các nếp gấp cổ tay, chân vì đây chính là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất
hướng dẫn các bước tắm cho trẻ sơ sinh

Quy trình các bước hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà

2.2. Tắm từng phần

Giống như tên gọi, ba mẹ sẽ sử dụng khăn ấm để vệ sinh từng phần cho bé, trái ngược với phương pháp tắm thả bé vào bồn (chậu). Cách tắm này sẽ phù hợp với các bé mới chào đời hoặc khi thời tiết quá lạnh, trẻ đang bị ốm.

Ba mẹ làm theo từng bước như sau:

  • Bước 1: Lau người cho bé theo thứ tự từ khóe mắt đến vành tai, sau đó lau cổ, nách và lòng bàn tay.
  • Bước 2: Tiếp tục lau vùng ngực, bụng, lưng, đùi, mông và các nếp lằn, cuối cùng lau bàn chân cho trẻ.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm lau hậu môn và vùng kín của trẻ. Lưu ý tránh làm bẩn lên rốn để không bị nhiễm trùng. 
  • Bước 4: Gội đầu bằng cách xoa nhẹ nhàng dầu gội vào phần da đầu của trẻ. mẹ hãy nhẹ nhàng dùng dầu gội dành riêng cho trẻ xoa vào vùng da đầu. Thực hiện thật nhẹ nhàng rồi dùng khăn ướt lau sạch đầu. Cuối cùng, ngả đầu bé ra sau rồi dùng nước ấm rửa sạch bọt trên đầu. 
  • Bước 5: Lau khô người rồi quấn tã hoặc mặc quần áo cho trẻ

Bé sẽ cảm thấy thật thoải mái khi được tắm đúng cách

3. Các quy tắc an toàn cần tuân thủ khi tắm cho bé sơ sinh

Khi tắm cho trẻ sơ sinh, ba mẹ hãy lưu ý một số điều sau để giữ an toàn tuyệt đối cho bé:

  • Phòng tắm có đầy đủ ánh sáng, sạch sẽ và nhiệt độ phòng khoảng 29 – 30℃ để bé không bị lạnh.
  • Luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm bé để tránh tình trạng nước quá nóng làm tổn thương da của bé. Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh ở khoảng 36-37° C hoặc 100° F. Dùng khuỷu tay hoặc cổ tay để kiểm tra nhiệt độ nước tắm. Nước sẽ có cảm giác ấm chứ không nóng. Nếu chưa quen, mẹ có thể dùng nhiệt kế để xem nước tắm cho trẻ sơ sinh đang bao nhiêu độ.
quy tắc an toàn cần tuân thủ khi tắm cho trẻ sơ sinh

Không nên sử dụng nước lạnh hoặc nước quá nóng để tắm cho bé

  • Nếu trong tuần đầu sau sinh, mẹ có thể tắm theo phương pháp đơn giản là lấy khăn mềm nhúng nước ấm rồi lau sạch từng phần cơ thể trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé tắm bồn ngập nước mà không cần đợi đến khi dây rốn khô tự rụng hoặc vết thương lành hoàn toàn.
  • Không bao giờ được để bé một mình trong bồn tắm và luôn giữ sự chú ý của mình đến bé khi đang tắm.
  • Nhiều mẹ rất thích tắm cho bé hàng ngày để luôn sạch sẽ tuyệt đối. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh thì điều này hoàn toàn không cần thiết. Thông thường, tắm bé 2-3 lần một tuần là đủ để giữ cho bé sạch sẽ và khỏe mạnh.
  • Không lạm dụng các chất làm sạch sẽ gây hại cho làn da mỏng manh của trẻ. Hãy dùng sữa tắm gội có độ pH dịu nhẹ để đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ.
  • Không nên tắm cho bé khi bé mới ăn xong, mới ngủ dậy hoặc vừa bị sốt. Hãy chọn thời điểm thích hợp để tắm cho bé.
  • Phòng tắm cần phải được giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh các vi sinh vật và vi khuẩn có thể gây hại cho trẻ nhỏ.

Giữ an toàn khi tắm cho trẻ sơ sinh là việc ba mẹ phải ưu tiên hàng đầu

4. Lợi ích của việc tắm cho trẻ sơ sinh

Việc tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách ngoài giúp làm sạch cơ thể và giúp trẻ cảm thấy thoải mái thì cong mang nhiều lợi ích khác như:

  • Giúp bé ngủ ngon hơn: Sau khi tắm rửa sạch sẽ, bé thường rất dễ đi vào giấc ngủ và còn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Việc tắm rửa sạch sẽ cho trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thư giãn từ đó giúp trẻ ngủ ngon.
  • Giúp kích thích các gian quan của trẻ: Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ăn và ngủ nên khi được tiếp xúc với nước trong lúc tắm sẽ khiến trẻ vô cùng hứng thú. Việc tắm trẻ với nước có tác dụng kích thích các giác quan của trẻ như cảm nhận chất lỏng, cảm nhận nhiệt độ, được nhìn thấy nước, nhìn những đồ vật trong nước…. 
  • Tạo sự gần gũi với trẻ: Lúc tắm cho bé là khoảng thời gian quan trọng để tạo sự gần gũi với trẻ. Đây chính là hoạt động giúp trẻ nhận biết về tình cảm qua những cử chỉ, ánh mắt và lời nói, tạo nên sự gắn kết giữa ba mẹ và bé. Hãy trò chuyện và vui đùa cùng con khi tắm đế gắn bó tình cảm và phát triển vốn từ vựng sau này cho trẻ khi tập nói.

Tắm cho bé thường xuyên sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn

5. Những điều cần biết khi tắm cho trẻ sơ sinh

5.1. Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?

Không cần thiết phải tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày. Thay vào đó, tần suất tắm cho bé hợp lý là 3 lần một tuần. Việc tắm cho bé quá nhiều là lí do khiến cho da của trẻ bị khô.

5.2. Khung giờ tắm lý tưởng cho trẻ sơ sinh?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thời điểm tắm lý tưởng cho trẻ sơ sinh:

  • Buổi sáng từ 9h30 phút đến 11h: Thân nhiệt của trẻ ở thời điểm này đang ổn định nhất trong ngày.
  • Buổi chiều từ 15h đến 16h

5.3. Nên tắm cho trẻ sơ sinh trong bao lâu?

Ba mẹ thường cho rằng trẻ sạch sẽ nhất khi được tắm kỹ lưỡng và thật lâu. Tuy nhiên, việc tắm cho trẻ quá lâu khiến da của trẻ dễ tổn thương. Chính vì vậy, ba mẹ không nên ngâm bé trong nước quá lâu.

Đối với trẻ sơ sinh dưới ba tuổi, không nên tắm quá 10 phút, tốt nhất là chỉ tắm trong khoảng 4-5 phút. Trong khoảng thời gian này, mẹ có thể dành đủ thời gian để tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mà vẫn duy trì độ ẩm cho làn da mềm mại của bé và đồng thời tránh tình trạng hạ thân nhiệt cho bé.

5.4. Tại sao cần phải tắm cho trẻ bằng bọt biển?

Theo khuyến cáo từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ sơ sinh nên được tắm bằng bọt biển cho đến khi cuống rốn rụng. Điều này sẽ giúp cho trẻ ngăn ngừa nhiễm trùng.

5.5. Có nên gội đầu cho trẻ sơ sinh?

Nếu bé nhà bạn đã có tóc thì việc gội đầu cho trẻ là điều cần thiết. Ba mẹ nên nhẹ nhàng xoa một giọt dầu gội dịu nhẹ lên da dầu của bé. Sau đó rửa sạch bằng một cốc nước hoặc khăn ẩm. Lưu ý nên dùng một tay che chán để tránh bọt xà phòng chảy vào mắt bé.

Việc tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách vô cùng quan trọng. Ba mẹ cũng cần phải lưu ý rất nhiều điều khi tắm cho trẻ và phải thực hiện đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho con.

5.6. Cách chăm sóc bé sau khi tắm

Sau khi tắm xong, ba mẹ nên vệ sinh vùng mắt và mũi của trẻ để hạn chế bị nhiễm khuẩn.

Ba mẹ hãy sử dụng nước muối sinh lý hoặc dùng băng gạc sạch, thấm nước đun sôi để nguội rồi lau từ khóe mắt lên đuôi mắt. Với mỗi bên mặt, mẹ lưu ý sử dụng gạc riêng để lau.

Sau khi vệ sinh xong thì nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng bên mắt và mũi của bé. Quy trình này, ba mẹ nên thực hiện hằng ngày để tránh tình trạng nhiễm khuẩn mắt ở trẻ.

Bên cạnh đó, để tránh nhiễm trùng rốn trẻ sơ sinh, ba mẹ dùng tăm bông đã thấm nước muối sinh lý để vệ sinh vùng quanh cuống rốn của bé. Lưu ý, nếu cuống rốn bé có hiện tượng có mủ hoặc sưng tấy, đỏ mẹ hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay để tránh gặp phải những biến chứng.

chăm sóc trẻ sau khi tắm

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau khi tắm

Tiếp theo mẹ sử dụng tăm bông khô để lau sạch vành tai của bé. Lưu ý rằng không lau phía bên trong tai.

Bôi kem dưỡng cho bé để giữ ẩm và bảo vệ da của bé khỏi các tác nhân bên ngoài. Hãy chọn kem dưỡng chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho da của bé.

Nếu trời lạnh mẹ cần đeo bao tay và bao chân để giữ ấm cho trẻ. Massage nhẹ nhàng để mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho bé.

Hy vọng những bước và lưu ý trong hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh từ PamperMe đã giúp ba mẹ biết được cách tắm cho trẻ hiệu quả và an toàn nhất cho bé. Theo dõi PamperMe để tìm hiểu thêm những kiến thức về chăm sóc trẻ khác.

5/5 - (5 đánh giá)
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt