PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Tầm quan trọng và bí quyết phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Cẩm nang, Phát triển trẻ

Khoảng thời gian 6 năm đầu đời được xem là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của trẻ. Bên cạnh sự phát triển về trí não, phát triển thể chất cho trẻ mầm non cũng cần được các bậc cha mẹ chú trọng bởi giáo dục thể chất chính là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Thế nhưng lại có không ít ba mẹ chưa thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng của thể chất đối với trẻ em. Ở bài viết sau đây, Pamper Me sẽ cùng bạn tìm hiểu phát triển thế chất là gì, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em và cách thúc đẩy sự phát triển thể chất cho trẻ mầm non.

1. Phát triển thể chất là gì?

Phát triển thể chất được hiểu là quá trình hình thành và thay đổi các chức năng sinh học của cơ thể. Dưới sự ảnh hưởng của các điều kiện môi trường sống, môi trường giáo dục và thông qua các hoạt động rèn luyện, cơ thể của trẻ sẽ có sự phát triển vượt trội. Điều này mang đến một nền tảng vững chắc cho các hoạt động khác của trẻ trong cuộc sống. Chính vì như vậy, phát triển thể chất cho trẻ mầm non là điều cực kỳ quan trọng cần được các bậc phụ huynh lưu ý để bé được phát triển toàn diện trong tương lai.

Phát triển thể chất là gì

Phát triển thể chất được hiểu như thế nào mới là đúng?

2. Các giai đoạn phát triển thể chất của trẻ em

Các giai đoạn phát triển thể chất của trẻ em diễn ra như sau:

Từ 0 – 12 tháng tuổi

Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là giai đoạn có nhiều sự thay đổi về thể chất nhất. Từ giai đoạn biết lật từ ngửa sang nghiêng, lật sấp được sang các thao tác như nâng đầu, lẫy lật ở giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi. Trẻ cũng bắt đầu ngồi vững hơn, biết trườn ra phía trước và xung quanh, ở tháng thứ 7 – 9 trẻ có thể đứng khi có bố mẹ giữ người. Đối với các trẻ có thể chất cứng cáp, đã có thể tự đi ở giai đoạn 10 – 12 tháng tuổi.

Đối với các vận động tinh, trẻ có thể cầm giữ đồ vật từ 1 -2 phút và có thể dùng tay để đưa đồ vật vào miệng. Dưới 1 tuổi, trẻ biết chuyển tay một vật từ tay phải sang tay trái, nhắt đồ vật bằng ngón tay… Các thao tác ở giai đoạn này bé sẽ thực hiện nhuần nhuyễn hơn mỗi ngày, biết vận dụng các ngón tay, cử động nhỏ để thực hiện các hoạt động mong muốn

Từ 1-3 tuổi

Trẻ giai đoạn từ 1 – 3 tuổi đã có những bước đi chập chững đầu tiên mà không cần sự dìu dắt của người lớn. Đối với các đồ vật có khối lượng nhẹ, trẻ có thể di chuyển một cách dễ dàng, các hoạt động bé có thể thực hiện ở giai đoạn này có thể kể đến như kéo, đẩy, nhặt đồ vật, trèo cầu thang và có thể đi thụt lùi…

Với các hoạt động động yêu cầu sự tỉ mỉ hơn, bé ở giai đoạn 1 – 3 tuổi có thể giữ được thăng bằng, cầm nắm, điều khiến các vật nhỏ. Có thể kể đến một số hoạt động như lật sách, cho đồng xu vào heo đất, chơi trò xếp khối gỗ, vẽ tranh…

Từ 3-6 tuổi

Từ 3 tuổi đến 6 tuổi trẻ hoàn thiện dần các vận động thể chất cơ bản, trẻ có thể đi thẳng 1 đường, bước xuống cầu thang thuần thục và có thể chạy nhảy như người lớn. Trẻ đã bắt đầu hình thành những phản xạ như biết tránh những vật ném vào mình, biết chạy đuổi theo. Trẻ giai đoạn 4 – 6 tuổi có thể chơi các trò chơi vận động nhiều như nhảy dây, leo trèo và chơi một vài trò có chuyển động mạnh.

Độ tuổi này, trẻ cũng hình thành những nhận thức về phương hướng, trái phải. Thực hiện các hoạt động yêu cầu tư duy như gấp đôi tờ giấy, so các góc với nhau, cầm bút vẽ một số hình dạng cơ bản, tô màu, xé dán… Với trẻ lên 6, việc thực hiện các hoạt động tinh sẽ được thực hiện nhiều hơn, trẻ cũng bắt đầu đi học và biết viết chữ.

Các giai đoạn phát triển thể chất của trẻ em

Ở mỗi giai đoạn, trẻ sẽ có sự phát triển thể chất khác nhau

3. Tại sao phát triển thể chất cho trẻ mầm non lại quan trọng?

Việc phát triển thể chất ở lứa tuổi nào cũng quan trọng, tuy nhiên ở giai đoạn trẻ mầm non thì điều này cần được chú trọng hơn hết. Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non mang lại những lợi ích như tăng cường sức khỏe, gia tăng sức đề kháng. Giai đoạn này trẻ phát triển song song cả thể chất và trí tuệ chính vì vậy cần lưu ý kích thích sự phát triển toàn diện.

Việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non hướng đến mục tiêu tăng cường sức khỏe, bảo vệ bản thân. Bởi trong giai đoạn này trẻ đang phát triển về cơ thể và trí tuệ nên khi mục tiêu này đạt được, bé có cơ thể khỏe mạnh và hoàn thiện khả năng sinh lý. Ngoài ra, phát triển thể chất cho trẻ mầm non giúp bé hình thành các thói quen vận động lành mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển kể cả sau giai đoạn mầm non.

Phát triển thể chất cho trẻ em cũng chính là cách để các bậc cha mẹ định hình tính cách của trẻ. Thông qua các trò chơi, vận động cha mẹ có thể biết trẻ thích những hoạt động nào, trẻ chủ động tham gia trò chơi, bộ môn nào để từ đó có kế hoạch thúc đẩy năng khiếu. Cũng qua các hoạt động thể chất, ba mẹ cũng có thể phát hiện tính tính cách xấu của bé để có thể kịp thời sửa ngay còn nhỏ.

Một đứa trẻ được tạo điều kiện phát triển thể chất sẽ lanh lợi, hoạt bát hơn và ngược lại. Bên cạnh những lợi ích có thể nhận thấy như phát triển về chiều cao, sức đề kháng, thì sự phát triển thể chất trẻ em giúp phát triển cảm xúc và các kỹ năng xã hội.

Tầm quan trọng của việc phát triển thể chất trẻ mầm non

Ý nghĩa của việc phát triển thể chất đối với trẻ em

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thế chất trẻ em

Biết được các ảnh hưởng đến thể chất của trẻ em có thể giúp ba mẹ hỗ trợ cho bé phát triển toàn diện. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển thể chất của trẻ em:

Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cung cấp năng lượng và dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Thiếu hụt dưỡng chất có thể dẫn đến tình trạng kém phát triển thể chất, hạn chế sự phát triển về cân nặng và chiều cao.

Di truyền: Gen di truyền đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của trẻ. Những đặc điểm về cơ bản, như chiều cao và cấu trúc cơ thể, thường được di truyền từ cha mẹ sang con cái.

Môi trường sống: Yếu tố môi trường thường tác động mạnh mẽ đến thể chất của trẻ, nếu môi trường sạch sẽ, không khí trong lành sẽ tạo điều kiện tốt đến sự phát triển thể chất trẻ em và ngược lại. Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội và văn hóa, bao gồm nếp sống của gia đình đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cho trẻ mầm non.

Yếu tố bệnh tật: Những đứa trẻ có sức đề kháng yếu, thường xuyên bị bệnh sẽ phát triển về thể chất kém hơn những bạn bè cùng trang lứa. Bệnh tật cũng có thể làm giảm khả năng hoạt động và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, người lớn cần chú ý tăng cường sức đề kháng, bổ sung đủ dinh dưỡng để hạn chế trẻ mắc bệnh.

Sự luyện tập: Mức độ luyện tập thể chất hàng ngày ảnh hưởng đến sự phát triển về cơ, xương và sự linh hoạt của trẻ. Trẻ em cần tham gia vào các hoạt động thể dục thường xuyên để phát triển khả năng vận động cũng như duy trì sức khỏe.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ

Yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ mầm non

5. Bí quyết thúc đẩy sự phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Để phát triển thể chất toàn diện cho trẻ lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần kết hợp nhiều yếu tố từ chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt ngày. Dưới đây là một số bí quyết giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất cho trẻ mầm non:

– Ba mẹ có thể tổ chức các hoạt động vận động như cho trẻ tham gia các bộ môn thể thao như đi xe đạp, trượt patin, bơi lội…. tạo cơ hội cho trẻ vận động thường xuyên.

– Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố đặc biệt giúp trẻ phát triển thể chất vượt trội, cần cung cấp các thực phẩm chứa đủ các thành phần dinh dưỡng bao gồm chất đạm, vitamin, chất xơ, chất béo…

– Đảm bảo cho bé giấc ngủ đủ và sâu, thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể tổng hợp được các dưỡng chất, hỗ trợ sự phát triển thể chất.

– Ba mẹ cũng có thể mua cho trẻ những món đồ chơi hỗ trợ tốt cho thể thể chất như nhảy dây, bóng rổ, bên cạnh những món đồ chơi kích thích trí tuệ như ghép hình, vẽ tranh…

– Cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa ở trường, lớp, thay đổi môi trường với các chuyến đi tham quan.

– Một bí quyết cũng không kém phần quan trọng mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng để kích thích sự phát triển thể chất cho trẻ mầm non đó chính là theo dõi thường xuyên các chỉ số cơ thể của trẻ. Điều này giúp ba mẹ biết được những thay đổi trong cân nặng, chiều cao của bé từ đó có những điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen vận động phù hợp.

Bí quyết giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non như thế nào mới tốt?

Phát triển thể chất cho trẻ mầm non là quá trình cần được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức. Ở giai đoạn này trẻ cần cung cấp đủ các dưỡng chất cũng như tham gia các hoạt động trau dồi sức khỏe. Đây cũng là giai đoạn tạo nền tảng để trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện ở giai đoạn tiếp theo. PamperMe tin rằng những đứa trẻ hạnh phúc là những đứa trẻ được quan tâm đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần. Chúc cho hành trình cùng con lớn khôn của các bậc cha mẹ thuận lợi và có nhiều trải nghiệm đáng nhớ cùng trẻ.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt