PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Phương pháp Steiner là gì? Phương pháp giáo dục tư duy mở

Cẩm nang, Phát triển trẻ

Phương pháp giáo dục Steiner hay Waldorf đang được lan tỏa mạnh mẽ và gây được sự chú ý với các bậc phụ huynh với một triết lý giáo dục và cách tiếp cận hiện đại, khác biệt, với mong muốn tạo nên “những đứa trẻ hạnh phúc”. Hãy cùng Pamper Me tìm hiểu Steiner là gì? Nó có những khác biệt gì so với các phương pháp khác? Câu trả lời dưới đây sẽ giúp bạn có thể mở rộng thêm sự lựa chọn dành cho con mình!

1. Phương pháp Steiner (Waldorf) là gì?

Phương pháp Steiner là phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non có tính hiệu quả cao, được phát triển bởi nhà triết học, nhà tư tưởng xã hội, kiến trúc sư người Áo- Rudolf Steiner Joseph Lorenz.

Triết lý của phương pháp giáo dục Steiner đặt trọng tâm và nhấn mạnh vào ba yếu tố cơ bản của trẻ đó là: suy nghĩ, cảm xúc, và ý chí. Với Steiner, các bé sẽ được làm quen, học tập kiến thức và phát triển ý chí bằng cách xây dựng một môi trường lý tưởng nơi trẻ có thể khám phá thế giới thông qua các trò chơi, hoạt động thực tiễn một cách vô thức. Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ được học qua các ví dụ, trò chơi tưởng tượng, những cảm xúc và trải nghiệm tốt đẹp với môi trường tự nhiên và thế giới xung quanh.

Phương pháp Steiner do Giáo sư người Áo Rudolf Steiner nghiên cứu

Giáo sư người Áo Rudolf Steiner là cha đẻ của phương pháp giáo dục Steiner

>>> Để tạo nền tảng cho sự pháp triển của con trong tương lai, ba mẹ nên giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh.

2. Đặc điểm chính của phương pháp giáo dục Steiner

2.1. Nhiều hoạt động được lặp lại

Tại các lớp học Steiner , trẻ sẽ tham gia các hoạt động có tính lắp lại như chơi các trò chơi tự do, các môn nghệ thuật, năng khiếu vẽ, tô màu, xếp hình hay các hoạt động thực hành, vui chơi ngoài trời như tưới cây, quét lá….Những hoạt động trên sẽ tăng thêm những trải nghiệm tích cực với tự nhiên và cảm thấy hứng thú hơn trong mỗi buổi học.

2.2. Trẻ được tự do chơi đùa hoàn toàn trong giai đoạn mầm non

Phương pháp giáo dục Steiner khác biệt với các phương pháp khác ở điểm không định hướng trẻ học tập kiến thức trong 7 năm đầu đời. Thời gian này trẻ được khuyến khích tự do khám phá thế giới xung quanh thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Từ đó giúp trẻ mở mang về thế giới rộng lớn từ đó phát triển trí não, trí tưởng tượng, khai thác được những khả năng tiềm ẩn của trẻ sau này.

Trẻ được tự do vui chơi

Trẻ được hoàn toàn tự do vui chơi trong suốt giai đoạn mầm non

2.3. Tạo một môi trường giáo dục lành mạnh và nhẹ nhàng

Thường trong 3 năm đầu đời, trẻ sẽ chưa có nhận thức rõ về bản thân cũng như tất cả mọi thứ xung quanh. Do đó, điều kiện tốt nhất giúp trẻ phát triển chính là xây dựng cho con một môi trường thật lành mạnh qua các hoạt động nhẹ nhàng, gần gũi như vẽ tranh, tô màu, múa hát…

2.4. Giúp trẻ phát huy tính sáng tạo thông qua các giáo cụ, đồ chơi

Mỗi phương pháp giáo dục đều có giáo cụ riêng, kể cả Steiner. Tuy nhiên,khác biệt là học cụ, đồ chơi Steiner vô cùng đơn giản. Trẻ sẽ tự tìm tòi, tưởng tượng và chơi với những học cụ đó theo những cách riêng của mình. Đây chính là cách khuyến khích trẻ phát huy tối đa trí tưởng tượng và sáng tạo mà Steiner hướng đến.

2.5. Giáo viên sẽ là người hướng dẫn

Trong phương pháp giáo dục này, giáo viên/bố mẹ chính là người hướng dẫn trực tiếp, là tấm gương cho trẻ noi theo. Vậy nên trong quá trình giảng dạy, người hướng dẫn luôn cần bình tĩnh, nhẹ nhàng biết cách quyết vấn đề một cách tinh tế, thấu đáo để trẻ noi gương.

Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn

Giáo viên sẽ giữ vai trò hướng dẫn, thực hiện đúng để trẻ noi theo

3. Điểm nổi trội của phương pháp Waldorf

  • Giáo dục Steiner luôn được đánh giá cao việc giúp trẻ phát triển tâm hồn, tình cảm hiệu quả. Nguyên nhân là do phương pháp Steiner đặc biệt chú trọng vào việc phát triển ba yếu tố: Suy nghĩ, Ý chí và Cảm xúc của trẻ. 
  • Steiner luôn tạo ra một môi trường giáo dục gần gũi, thân thiện và an toàn để trẻ được nuôi dưỡng cảm xúc, tính cách, thỏa sức sáng tạo và phát triển trí não.
  • Lớp học mang màu sắc cổ tích: Phương pháp giáo dục Waldorf hay Steiner luôn coi trọng và đề cao sự sáng tạo của trẻ em. Vì thế, để khuyến khích trẻ thoải mái sáng tạo và kích thích trí tưởng tượng, lớp học luôn không khí màu sắc, cổ tích để hỗ trợ cho trẻ.
  • Xây dựng kỹ năng xã hội: Ở môi trường Steiner, trẻ được khuyến khích hòa mình, kết nối cùng nhiều bạn bè với những hoạt động tập thể ngoài trời khác nhau khá thường xuyên Từ đó giúp nâng cao khả năng giao tiếp và nhiều kỹ năng xã hội khác.
Lớp học mang màu sắc cổ tích hỗ trợ trẻ phát huy khả năng tưởng tượng

Lớp học mang màu sắc cổ tích hỗ trợ trẻ phát huy khả năng tưởng tượng

4. Hạn chế của phương pháp Steiner

Mặc dù được xem là có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp giáo dục Steiner còn một số hạn chế. Cụ thể là ở đặc điểm, phương pháp để trẻ mầm non được vui chơi hoàn toàn và cho trẻ một không gian quá thoải mái, gây ra những tranh cãi và nghi ngờ trẻ sẽ thiếu đi tính kỷ luật ở phương pháp này hay không.

Ngoài ra, mô hình giáo dục này còn khá khó để áp dụng phổ biến trong nhiều trường mầm non ở nước ta vì mỗi thầy cô hướng dẫn cần nhiều thời gian để tiếp cận, làm quen, thấu hiểu từng trẻ với những tính cách, đam mê khác nhau. Do đó tạo nên hạn chế 1 lớp học, 1 trường không thể nhận nhiều học sinh.

5. Ứng dụng phương pháp Steiner để giáo dục trẻ như thế nào?

5.1. Ở độ tuổi mầm non

Theo ông Rudolf Steiner, trẻ em ở giai đoạn này này chưa có ý thức hay suy nghĩ rõ ràng, trẻ sẽ phát triển dựa trên sự bắt chước từ thế giới xung quanh. Đây chính là điều kiện thuận lợi để trẻ có thể phát huy tối đa tính sáng tạo của mình. 

Do đó các đồ chơi và học cụ theo phương pháp Steiner thường rất đơn giản: là những khúc gỗ, miếng nhựa ghép hình, những vỏ sò, vỏ ốc, những trái cây khô từ thiên nhiên, gấu bông,…Trẻ có thể thoải mái, tự do sáng tạo, tưởng tượng theo sở thích của bản thân để chơi các món đồ này.

5.2. Ở giai đoạn 3 – 4 tuổi

Trẻ có thể chơi với một miếng vải cotton hay vải lụa mà vẫn thấy vui vì trí tưởng tượng của trẻ là vô hạn. Có thể hôm nay miếng vải được biến hóa thành một búp bê nhưng ngày mai có thể đã biến tấu trở thành áo choàng hoàng tử. 

5.3. Ở giai đoạn 4 – 5 tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ có thể tưởng tưởng xa hơn và phức tạp hơn như bắt đầu thu thập nhiều món đồ chơi lại tạo ra một ngôi nhà. Hay bé có thể làm ra một chiếc lều nhỏ bằng việc kê những chiếc ghế lại gần nhau và phủ miếng vải hay cái mền nhỏ lên trên. 

Bé sẽ tưởng tượng ra vai ba, vai mẹ rồi chơi với gấu bông hay búp bê của mình. Trí tưởng tượng và sáng tạo giúp bé chơi được nhiều cách với những món đồ quen thuộc theo cách riêng của mình.

5.4. Ở giai đoạn 5 – 6 tuổi

Đến giai đoạn này, trẻ đã có suy nghĩ và ý thức. Vì thế, trí tưởng tượng của trẻ phát triển vượt bậc qua những câu chuyện được nghe kể, qua những hoạt động trải nghiệm. Từ đó bé sẽ có những suy nghĩ riêng của mình qua trí tưởng tượng của trẻ. Giai đoạn này nếu được kích thích tư duy sáng tạo sẽ là nền tảng vững chắc cho trẻ phát triển những năng khiếu nghệ thuật, hay những công việc đòi hỏi sự sáng tạo cao trong tương lai. 

Với phương pháp Steiner luôn giáo dục với tình yêu thương, do đó người hướng dẫn luôn cần nhẹ nhàng, chậm rãi, kiên nhẫn với trẻ, cho trẻ không gian và thời gian thích hợp để trẻ phát triển tích cực, tối ưu và toàn diện nhất. 

Trẻ được phát triển tư duy sáng tạo

Trẻ được phát triển tư duy sáng tạo một cách toàn diện khi theo phương pháp Steiner

6. Điểm giống và khác nhau giữa phương pháp giáo dục Steiner và Montessori

Điểm chung của cả hai phương pháp:

– Giáo dục đặt trẻ làm vị trí trung tâm và hỗ trợ trẻ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có

– môi trường thân thiện không có sự thi đua cạnh tranh, không thưởng không phạt

– Giáo viên/bố mẹ đóng vai trò là người hướng dẫn

Trẻ em luôn là trung tâm của mọi hoạt động và giáo dục phải từ trái tim

Trẻ em luôn là trung tâm của mọi hoạt động và giáo dục phải từ trái tim

Tuy nhiên, hai phương pháp vẫn sẽ có những điểm khác biệt như sau:

Phương pháp giáo dục SteinerPhương pháp giáo dục Montessori
Mục tiêu giáo dục– Khuyến khích trẻ tưởng tượng, thỏa sức sáng tạo theo từng độ tuổi.

– Trẻ được vui chơi hoàn toàn.

Trong khi đó Montessori nhấn mạnh vào tính thực tế. Trẻ được học cách nhận biết thế giới thực tế xung quanh thông qua giáo cụ chuyên biệt. Hoạt động học và chơi xen kẽ, bổ trợ nhau.
Lớp học và giáo cụTạo không gian màu sắc cổ tích để trẻ phát huy trí tưởng tượng. Bên cạnh là đồ chơi, giáo cụ cực kì đơn giản, hay những vật dụng từ tự nhiên để trẻ thỏa sức sáng tạoMontessori thì ngược lại, dụng cụ học tập được chuẩn bị, đầu tư trực quan sinh động, mang đến kiến thức thực tế cho trẻ, hình thành tư duy logics.
Kỹ năng xã hộiTrẻ thường xuyên tham gia hoạt động vui chơi nhóm, tập thể, có sự gắn kết với cộng đồng nhiều hơn.Trẻ được rèn luyện tính độc lập, khả năng giải quyết vấn đề. Trẻ kết nối với xã hội như một cá thể độc lập.

Mỗi phương pháp giáo dục cho trẻ nhỏ đều có những đặc điểm nổi trội và các mặt hạn chế. Mong rằng với những thông tin mà PamperMe chia sẻ trên đây, các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về phương pháp giáo dục Steiner đang còn rất mới mẻ tại Việt Nam, để có thể cân nhắc thêm lựa chọn cho con yêu của mình. Một phương pháp phù hợp với con sẽ giúp con phát triển tốt nhất ba mẹ nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt