Trẻ sợ nước là một biểu hiện không hề hiếm ở trẻ sơ sinh. Việc trẻ sợ nước sẽ làm ảnh hưởng tới những sinh hoạt hằng ngay như tắm rửa hay lâu dài sẽ tác động tới các hoạt động bơi lội của bé. Vậy ba mẹ nên làm gì khi trẻ sợ nước ? Bài viết sau của PamperMe sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cho tình trạng này.

Tìm hiểu về nguyên nhân và cách giúp trẻ hết sợ nước
1. Nguyên nhân khiến trẻ sợ nước
1.1. Nguyên nhân sinh lý
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng việc trẻ sơ sinh sợ nước sẽ không còn khi lớn lên. Tuy nhiên, trên thực tế thì độ tuổi này bé không có nhận thức về việc sợ nước. Khi đến giai đoạn lớn hơn nỗi sợ có thể bắt đầu hình thành và đặc biệt là trẻ mới biết đi, độ tuổi mầm non. Nguyên nhân là vì:
- Trẻ nhận thức được sự rộng lớn và nguy hiểm khi ở hồ bơi.
- Trẻ nhận ra khi đến gần với nước bản thân có thể gặp phải nguy hiểm.
- Trẻ chưa có được những kinh nghiệm sống cho bản thân để biết được nước không đáng sợ.
1.2. Nguyên nhân tâm lý
Một số bé sợ nước được hình thành khi có những trải nghiệm đáng sợ với nước. Ví dụ như bé đã từng bị nước văng tung tóe quá mức lên người, bị trượt chân,…Tất cả những điều này đều có thể làm nỗi sợ nước của trẻ in sâu vào trong tiềm thức.
1.3. Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên thì trẻ sợ nước cho dù không có những trải nghiệm đáng sợ nhưng không thích cảm giác khi bị nước vào tai hoặc mắt. Vậy nên, bé sẽ cảm thấy lo lắng hay do dự khi xuống nước.

Lý do trẻ sợ nước thường đến từ tâm lý
2. Làm thế nào để trẻ vượt qua nỗi sợ nước
Nếu trẻ sợ nước thì bố mẹ cần thực hiện những cách sau để giúp bé thoát khỏi nỗi sợ:
2.1. Chậm rãi, nhẹ nhàng với trẻ
Trẻ sơ sinh sợ nước là một vấn đề khiến nhiều ba mẹ luôn phải đau đầu. Tuy nhiên, ba mẹ cần nhẹ nhàng và kiên nhân để trẻ có thể dần dần thích nghi được với nước. Khi cho bé tắm hay tiếp xúc với nước, ba mẹ nên để trẻ nhúng các ngón chân, ngón tay vào nước. Sau đó cho trẻ tiếp xúc với nước ở tần suất cao hơn. Hãy để cho bé có thời gian để có thể chuẩn bị tâm lý. Ba mẹ cũng nên kiên nhẫn, chậm rãi với trẻ trong suốt quá trình này.
2.2. Dùng các màu sắc, âm thanh và đồ chơi kích thích trẻ
Trẻ nhỏ thường bị thu hút bởi âm thanh, màu sắc, đồ chơi,… Vậy nên, bó mẹ hãy dựa vào điều này để sử dụng làm công cụ thu hút trẻ tiếp xúc với nước. Như vậy bé sẽ tập trung vào những điều này để quên đi nỗi sợ. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần đồng hành và luôn bên cạnh con trong suốt quá trình bé xuống nước. Vào những ngày đầu bạn nên bế bé hay giữ tay sau đó mới từ từ buông ra. Như vậy, bé sẽ có cảm giác thoải mái, an toàn.

Những món đồ chơi giúp trẻ không quấy khóc
>>Xem thêm: Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
2.3. Khích lệ trẻ bằng những lời khen
Sự giao tiếp của ba mẹ với bé là điều vô cùng quan trọng. Hãy luôn động viên và khích lệ trẻ là một trong các bí quyết để bé nhà bạn đẩy lùi được nỗi sợ nước.
Bạn hãy khen bé, tán dương rằng bé đang làm rất tốt. Trẻ sẽ có được tâm lý thoải mái, vui vẻ để bản thân cố gắng làm tốt hơn nữa. Đây cũng là cách giúp gắn kết thêm sự bền chặt tình cảm của bố mẹ với con yêu.
2.4. Hãy để trẻ tự do khám phá
Khi trẻ đã bắt đầu từ từ thích nghi được dưới nước hãy cho bé được tự do khám phá mọi thứ xung quanh. Bé sẽ cảm nhận được sự tiếp xúc của nước với cơ thể và dần dần cảm thấy thoải mái với điều đó.

Để trẻ tự do khám phá là cách hiệu quả nhất giúp vượt qua nỗi sợ nước
3. Vượt qua nỗi sợ nước với hoạt động bơi thủy liệu tại PamperMe
Nếu trẻ sợ nước, bố mẹ có thể giúp bé thoát khỏi nỗi sợ bằng cách cùng hoạt động bơi thủy liệu tại PamperMe. PamperMe là hệ thống Spa chăm sóc bé chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm này luôn cung cấp các lớp học quanh năm dành cho trẻ. Các nghiên cứu y khoa đã cho thấy rằng có thể dạy bơi cho các trẻ dưới 3 tháng tuổi để khuyến khích bé làm quen với nước sớm. Khi đó, trẻ có thể dễ dàng vượt qua được nỗi sợ nước và phát triển được các phương pháp giải quyết để giúp mình an toàn hơn.

Các bé bơi thủy liệu tại PamperMe vui đùa với nước
>>Xem thêm: Dịch vụ bơi thủy liệu cho bé ở TPHCM – PamperMe
Đến với PamperMe, bé sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các cô kĩ thuật viên. Nhờ vậy, trẻ được tìm hiểu về giới hạn của bản thân, phát triển các ưu điểm của mình và vượt qua nỗi sợ nước. Đây chính là yếu tố quan trọng và là tiền đề để các bé phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ.
Từ các thông tin mà PamperMe chia sẻ trên bài viết đã giúp quý bạn đọc hiểu hơn về tình trạng trẻ sợ nước. Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên, bố mẹ có thể động hành với các bé yêu để vượt qua nỗi sợ và phát triển bản thân