Tập bơi cho trẻ sơ sinh là hoạt động tuyệt vời giúp bé phát triển thể chất, trí não, tăng cường sức khỏe và nâng cao kỹ năng vận động. Tuy rằng việc giáo dục cho trẻ tập bơi sớm không còn xa lạ nhưng tâm lý ba mẹ vẫn còn lo sợ con quá nhỏ để có thể học. Vậy có nên tập bơi cho trẻ từ sớm? Thời điểm nào nên cho trẻ tập bơi? Làm thế nào để dạy trẻ sơ sinh tập bơi dưới nước? Ba mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ tập bơi? Bài viết sau của PamperMe sẽ giúp ba mẹ có thêm thông tin về việc tập bơi sớm cho trẻ sơ sinh.

Tìm hiểu về tập bơi cho trẻ sơ sinh qua bài viết sau
1. 6 lợi ích quan trọng của việc tập bơi cho trẻ sơ sinh từ sớm
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia đầu ngành, bơi là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh. Từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã biết bơi và có những phản xạ như tự đóng nắp khí quản khi đầu chìm dưới nước và khua tay khua chân trong môi trường nước. Tuy nhiên, nếu trong 3 năm đầu đời, trẻ có thể quên đi kỹ năng bơi nếu không tiếp xúc và thực hành kỹ năng này. Việc cho trẻ sơ sinh tập bơi từ sớm mang lại nhiều lợi ích:
1.1. Nâng cao thể lực và phát triển trí não
Việc tập bơi cho bé được đánh giá là một trong những cách để hỗ trợ trí não phát triển. Nghiên cứu từ Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ đã cho thấy rằng, bơi lội sẽ giúp kích thích hệ thần kinh được vận động của bé. Khi trẻ được tham gia những hoạt động mới mẻ sẽ làm bé trở nên thích thú, tăng sự hưng phấn.
Các yếu tố trên sẽ giúp kích thích não, khiến trẻ luôn thích thú để khám phá, tìm hiểu những thứ xung quanh. Nhờ vậy mà trẻ cũng trở nên thông minh hơn. Ngoài ra, trẻ được hình thành phản xạ nhanh cũng góp phần hình thành tính cách ở những giai đoạn về sau.
Bên cạnh đó, việc tập bơi cho trẻ sơ sinh từ sớm giúp bé phát triển cơ bắp và tăng cường sức khỏe. Thông qua bơi lội, bé sẽ có cơ bắp mạnh mẽ hơn và khả năng chịu đựng tốt hơn. Điều này cũng giúp bé tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ bị các bệnh lý.

Cho bé tập bơi từ sớm giúp kích thích trí não và vận động
>>Xem thêm bài viết: Cách massage cho trẻ sơ sinh giúp bé phát triển khỏe mạnh
1.2. Tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh
Tập bơi cho trẻ sơ sinh cũng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của các nhóm cơ, khớp xương, đặc biệt là phần xương cột sống. Nhiều nghiên cứu và khảo sát đã cho thấy rằng trẻ được cho tập bơi sẽ càng phát triển về chiều cao được vượt trội hơn so với những trẻ còn lại.
Khi tập vận động cho trẻ sơ sinh bằng kỹ năng bơi từ sớm, bé cũng sẽ phát triển những cơ cần thiết để có thể ngẩng cao được đầu, cử động tay chân và phối hợp của cả cơ thể. Đây được xem như là môn thể thao giúp cải thiện được sức mạnh của cơ bắp, tim mạch, phổi, tuần hoàn…
1.3. Tập bơi cho trẻ sơ sinh từ sớm giúp bé tự bảo vệ bản thân
Đây chính là một trong những lợi ích quan trọng nhất mà việc tập bơi cho trẻ sơ sinh mang lại. Tỷ lệ trẻ em nước ta bị đuối nước hiện nay đang ở mức khá cao và đặc biệt là khi bước vào mùa hè. Đuối nước là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và trẻ mới biết đi.
Chính vì thế, ba mẹ nên cho bé được tập luyện kỹ năng bơi lội, tự nổi trên mặt nước từ sớm. Các bé khi biết bơi sẽ có khả năng tự bảo vệ bản thân khi cần thiết cũng như tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra nếu không có cứu hộ kịp thời. Đồng thời, dạy trẻ tập bơi từ sớm là giải pháp hữu hiệu giúp ba mẹ an tâm hơn trong quá trình phát triển của con.

Tập bơi sớm giúp bảo vệ an toàn cho trẻ
1.4. Phát huy tốt chức năng của các cơ quan nội tạng
Bơi lội mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là về khía cạnh hô hấp và tim mạch. Khi trẻ vận động dưới nước sẽ làm tăng dung tích phổi, cải thiện chức năng hô hấp và đồng thời tăng cường sức bền của trẻ.
Tạp bơi cho trẻ sơ sinh thường xuyên không chỉ làm tăng trương lực của cơ bắp mà còn kích thích tuần hoàn máu, giảm tình trạng ứ đọng máu và tăng cường hoạt động chảy máu về tim và não của trẻ.
Chính vì vậy, bơi lội không chỉ là một hoạt động giải trí mà còn là một phương pháp hiệu quả trong việc phòng các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tim mạch ở trẻ.
1.5. Hạn chế nguy cơ chấn thương khớp gối ở trẻ em
Theo các chuyên gia, việc thường xuyên vận động dưới nước có thể giảm căng thẳng ở khớp gối đáng kể. Nếu tập bơi cho trẻ sơ sinh ở mức nước ngang hông, khả năng giảm căng thẳng có thể lên đến 50%. Còn trong trường hợp tập luyện bơi lội ở môi trường nước cao ngang ngực, con số này có thể tăng lên đến 75%.
Điều này chứng minh rằng việc dạy bơi cho trẻ không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe toàn diện mà còn giúp giảm nguy cơ chấn thương và căng thẳng ở các khớp, chi, và cơ bắp của trẻ em. Sự nâng đỡ từ nước giúp trẻ tập luyện một cách nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả.
1.6. Giảm nguy cơ béo phì
Bơi lội là bộ môn đòi hỏi sự kết hợp của nhiều cơ quan vận động từ đầu đến chân của người tập. Do vậy, ở trong môi trường nước, cơ thể được massage một cách nhẹ nhàng, giúp tiêu hao năng lượng dư thừa. Từ đó làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ.

Bơi lội thường xuyên giúp trẻ giảm nguy cơ béo phì
2. Thời điểm thích hợp cho bé tập bơi là khi nào?
Hiện nay trên mạng đang lan truyền nhiều video về việc ba mẹ đưa trẻ tập bơi trong hồ từ những tháng đầu đời. Có thể nhiều ba mẹ chưa biết thì đây chính là bể bơi thủy lực cho bé. Vậy có nên cho bé bơi thủy liệu không?
Bơi thủy liệu sẽ giúp trẻ tập làm quen với nước và một phần để bé không gặp chứng sợ nước. Trẻ sơ sinh có thể làm quen với môi trường nước sớm nhất từ 6 tuần đến 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, việc cho trẻ tập bơi từ khi nào phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của mỗi bé.
Ví dụ trong trường hợp trẻ sinh non hoặc đang gặp một số vấn đề về nhiệt độ cơ thể như sốt, cảm lạnh hay gặp các tình trạng sức khỏe đặc biệt như bệnh về tim mạch hoặc hô hấp thì ba mẹ tuyệt đối không nên tập bơi cho trẻ sơ sinh từ sớm.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh có sức khỏe tốt và được làm quen đúng cách với nước thì có thể bắt đầu tập bơi từ khoảng 2-3 tháng tuổi. Ngoài ra, khi tập bơi cho trẻ sơ sinh thì ba mẹ cũng nên tìm hiểu xem bé có thích hay không.
3. Hướng dẫn tập bơi cho trẻ đúng cách
Khi nói đến trẻ sơ sinh, sẽ có một số hoạt động nhất định mà các bé có thể làm. Tất nhiên, mỗi bé sẽ phát triển theo những mốc thời gian khác nhau. Vì thế các bài tập bơi mà con có thể thực hiện ở mỗi giai đoạn cũng sẽ khác nhau.
3.1. Cách tập bơi cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, việc tạo một không gian bơi tại nhà bằng hồ bơi mini là một cách tuyệt vời để trẻ làm quen với nước. Ba mẹ có thể ôm lấy bé con và lướt lướt trên mặt nước. Trong quá trình này, ba mẹ luôn phải đồng hành bên cạnh để quan sát và đảm bảo an toàn cho con.

Ba mẹ nên cho trẻ trơ sinh từ 2 tháng tuổi tiếp xúc với môi trường nước bằng phương pháp bơi thủy liệu
Ngoài ra, đối với trẻ từ 2 tháng tuổi, ba mẹ nên tham khảo đến dịch vụ bơi thủy liệu cho bé. Các buổi tập bơi cho trẻ sơ sinh được thiết kế để bé làm quen với nước. Với những giây phút hoạt động ở dưới nước, trẻ được giải phóng cơ thể, kích thích giác quan toàn diện mà vẫn đảm bảo an toàn.
Bơi thủy liệu là một hình thức cho bé bơi nổi, nhờ vào áp lực của nước mà bé được tự do vận động tay chân và massage cơ thể từ đó mang lại cho bé cảm giác dễ chịu, thư giãn. Bơi thủy liệu giúp trẻ sơ sinh tiếp xúc với nước từ sớm, giúp trẻ phát triển khả năng thở, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Bên cạnh đó, bơi thủy liệu còn giúp cải thiện thể chất, giúp trẻ sơ sinh tăng cường sức đề kháng và trở nên khỏe mạnh hơn.
3.2. Tập bơi cho bé từ 4 tháng đến 1 tuổi
Trẻ từ 4 tháng tuổi khi tập bơi có thể sẽ khóc và la hét. Do vậy, ba mẹ nên cho bé làm quen với nước từ từ. Trong giai đoạn này, hãy biến bể bơi như một nơi vui chơi để trẻ được thỏa thích chơi đùa mà không cảm thấy đáng sợ.
Khi bé đã làm quen được với nước thì bắt đầu cùng bé thực hiện một số động tác như đập nước, vùng vậy,… Để đảm bảo cho bé luôn được an toàn, ba mẹ có thể cho bé mặc áo phao hoặc dùng phao tay.
3.3. Tập bơi cho bé từ 1 đến 2 tuổi
Sau khi trẻ đã làm quen với nước thì bố mẹ có thể tập bơi cho trẻ sơ sinh theo một số bài tập:
– Bài tập lướt người nằm ngửa
Đặt bé nằm ngửa và giữ nhẹ phần gáy. Ba mẹ cần chú ý giữ đầu bé cao hơn mặt nước và không để nước chảy vào mũi, miệng của bé.
Để thu hút sự chú ý từ bé, ba mẹ hãy trò chuyện và đồng thời đẩy nhẹ để cơ thể bé lướt trên mặt nước. Theo phản xa tự nhiên, chân bé sẽ đạp nhẹ trong quá trình này.
Khi bé đã cảm thấy vui vẻ và thoải mái với bài tập này thì có thể chuyển qua bài tập tiếp theo.
– Bài tập lướt người nằm sấp
Trong bài tập này, ba mẹ sử dụng một tay để đỡ ngực và cằm của bé, đặt cho bé nằm sấp và chú ý giữ đầu hơi cao một chút. Các bé chưa từng được tập ngụp lặn bao giờ, tuyệt đối không được để mặt bé chạm xuống nước.
Ba mẹ sử dụng tay còn lại để đỡ thân của bé và giúp bé cảm nhận nước bằng cách lướt nhẹ người.
Trong quá trình thực hiện bài tập, bạn có thể kết hợp trò chuyện hoặc hát để tạo môi trường thư giãn cho bé.
3.4. Dạy bơi cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi
Đối với các bé từ 2 tuổi trở lên, ba mẹ nên chú ý đến những kỹ năng chuẩn bị trước khi bơi. Bao gồm cách sử dụng tay, chân và đặc biệt là khả năng lấy hơi khi bơi.
Ngoài ra, mục tiêu của giai đoạn này là giúp bé tập luyện cách nín thở tạm thời khi úp mặt xuống nước. Điều quan trọng nhất cần đạt được là phát triển phản xạ lật ngửa người khi ở dưới nước cho bé.
Các bài tập bơi ở giai đoạn này khá khó, đòi hỏi sự kiên trì từ bé. Ba mẹ cũng cần duy trì sự kiên nhẫn để đạt được kết quả như mong đợi.
Ba mẹ cũng cần lưu ý rằng bài tập trong giai đoạn này đòi hỏi phải luyện tập trong không gian rộng lớn. Vì vậy, để tạo không gian thoải mái cho trẻ tập bơi thì ba mẹ cần phải đầu tư một bể bơi có diện tích lớn.
4. Những lưu ý khi cho trẻ sơ sinh tập bơi
Khi cho trẻ sơ sinh tập bơi, có rất nhiều tai nạn có thể diễn ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay nguy hiếm với bé. Để đảm bảo an toàn khi tập bơi cho trẻ sơ sinh, ba mẹ nên lưu ý đến một số điều sau:
4.1. Kiểm tra nhiệt độ nước
Điều cần làm đầu tiên khi tập bơi cho trẻ sơ sinh là ba mẹ phải kiểm tra nhiệt độ của nước. Cẩn phải kiểm tra nhiệt độ nước xem có đủ ấm hay không. Nếu nhiệt độ nước phù hợp sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình tập bơi.
Ngoài ra, nước đủ ấm còn giúp bảo vệ cơ thể cho bé, tránh bị nhiễm lạnh. Nhiệt độ của nước trong hồ sẽ phải giao động từ 32-35 0C với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống.
4.2. Trang thiết bị bảo hộ
Trước khi cho trẻ sơ sinh tập bơi, ba mẹ cần chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ các thiết bị bảo hộ . Việc chọn phao bơi với kích thước phù hợp với bé hay sẽ là điều kiện tiên quyết. Điều này giúp bé được an toàn, không bị sặc nước và cảm thấy thoải mái. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên chuẩn bị thêm các vật dụng cần thiết khác trong quá trình tập bơi cho trẻ như :
- Khăn tắm: Nên lựa chọn khăn tắm to có chất liệu bằng vải xô hoặc là khăn bông. Những loại khăn này giúp chống thấm tốt. Khi chọn khăn tắm mẹ nên chọn loại có phần mũ để giữ ấm cả phần đầu cho bé.
- Bình sữa ấm: Bé bơi xong sẽ rất dễ bị đói vì quá trình bơi sẽ tiêu hao năng lượng của trẻ. Sữa ấm sẽ giúp bé nạp năng lượng và giúp cơ thể được ấm lên nhanh hơn.
- Chuẩn bị quần áo: Sau khi bé đã được lau khô bằng khăn tắm mẹ nên mặc quần áo mới để trẻ không bị lạnh.

Trang bị phao bơi phù hợp sẽ bảo đảm an toàn cho bé
4.3. Theo sát trẻ trong quá trình tập bơi
Trẻ sơ sinh còn nhỏ và chưa thể ý thức được những nguy hiểm khi bơi. Vậy nên, ba mẹ cần phải quan sát con liên tục trong suốt quá trình bơi của bé ở dưới nước. Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình tập bơi cho trẻ sơ sinh, ba mẹ chỉ nên cho bé bơi dưới sự hướng dẫn của các huấn dẫn viên chuyên nghiệp.
4.4. Không để bé trong hồ bơi quá lâu
Ba mẹ cần biết là cơ thể trẻ sơ sinh không giống như người lớn. Trẻ không thể nói hay gia hiệu khi cơ thể cảm thấy lạnh hoặc khó chịu trong quá trình bơi. Vậy nên, ba mẹ cần quan sát kỹ, nếu thấy bé có dấu hiệu run người hay bị lạnh nên bế ra khỏi nước ngay. Sau đó sử dụng khăn bông để lau người và ủ ấm cho trẻ.
Trẻ sơ sinh sẽ cũng dễ bị mất nhiệt hơn so với những người trưởng thành. Vì vậy, mẹ không nên để trẻ trong nước quá 10 phút. Đối với những bé trên 1 tuổi và đã quen với nước thì có thể bơi khoảng tầm 20 phút. Tuy nhiên, bé không nên ngâm mình trong nước quá 30 phút để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Ba mẹ không nên để trẻ sơ sinh tập bơi quá 30 phút mỗi lần
Trải nghiệm tập bơi cho trẻ sơ sinh theo phương pháp bơi thủy liệu tại PamperMe
Khi nào tập bơi cho trẻ sơ sinh? Thông thường, các lớp học bơi sẽ dành cho trẻ sơ sinh sớm nhất từ 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, thời gian thích hợp nhất cho các bé sẽ là từ 3 đến 4 tháng tuổi. Điều này sẽ còn tùy thuộc vào thể trạng hiện tại của mỗi bé. Việc tập bơi cho trẻ sơ sinh phải có sự giám sát và hướng dẫn của các hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Ba mẹ có thể tìm tới các trung tâm uy tín và chất lượng.
Một trong những địa chỉ uy tín tập bơi cho trẻ sơ sinh đó là PamperMe Việt Nam. PamperMe tự hào là chuỗi Baby Gym & Spa cung cấp các dịch vụ bơi thủy liệu dành riêng cho các bé sơ sinh. Ngoài ra, tại đây còn kết hợp giữa Gym vận động và Gym trí não. Dịch vụ ở PamperMe được áp dụng các phương pháp khoa học, chuẩn quốc tế. Cùng với đó là đội ngũ các kỹ thuật viên với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc bé. Tại PamperMe, các bé sẽ được trải nghiệm những dịch vụ chăm sóc tốt nhất, tạo bước tiền đề cho các giai đoạn phát triển về sau. Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ bơi thủy liệu tại đây ba mẹ sẽ được cam kết những điều sau:
- Đảm bảo nhiệt độ trong hồ bơi thủy liệu cho bé luôn nằm trong 29 độ C đến 37 độ C.
- Sử dụng ánh sáng dịu nhẹ để các bé được thư giãn thoải mái nhất,
- Các hồ bơi đều được áp dụng công nghệ lọc nước Hydro Aeration từ Mỹ để đảm bảo độ tinh khiết của nước.
- Sử dụng phao bơi không săm, đảm bảo an toàn và mang lại sự thoải mái cho bé. .

PamperMe cung cấp dịch vụ bơi thủy liệu an toàn, hiệu quả
Việc tập bơi cho trẻ sơ sinh mang lại rất nhiều lợi ích. Đây là một hoạt động giúp trẻ có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Tuy nhiên, đây vẫn là một hoạt động cần phải có sự hướng dẫn và theo dõi bài bản từ các chuyên gia. Hy vọng bài viết trên từ PamperMe đã giải đáp cho ba mẹ về lợi ích của việc tập bơi cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, PamperMe hiện đang cung cấp rất nhiều các gói dịch vụ cho các bé ở độ tuổi khác nhau. Các liệu trình đảm bảo mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bé yêu. Nếu ba mẹ đang quan tâm đến dịch vụ bơi thủy liệu cho bé, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0902 422 188 để được tư vấn đầy đủ và chi tiết.