PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Hướng dẫn chăm sóc da trẻ sơ sinh đúng cách an toàn

Cẩm nang, Chăm sóc trẻ

Làn da của trẻ sơ sinh mỏng manh và nhạy cảm như cánh hoa nên rất cần được nâng niu và chăm sóc một cách cẩn thận. Việc chăm sóc da trẻ sơ sinh đúng cách không chỉ bảo vệ làn da của bé khỏi các tác nhân gây hại mà còn giúp con có được một làn da khỏe khoắn, căng mọng. Ở bài viết dưới đây, PamperMe sẽ những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để chăm sóc da cho bé yêu nhà mình đúng cách.

1. Làn da của trẻ sơ sinh khác da người lớn như thế nào?

Làn da trẻ em khác gì so với làn da người lớn

Đặc điểm làn da của trẻ em

  • Da trẻ rất mỏng: Da trẻ thường sẽ mỏng hơn da người lớn tới 5 lần. Ta thậm chí có thể nhìn thấy mạch máu dưới da trẻ.Với làn da nhạy cảm như vậy, da trẻ sẽ không thể chống chịu những tác động của môi trường bên ngoài.
  • Da trẻ thường đỏ và nhăn nheo: Lớp da ở trẻ sơ sinh sẽ không được tích tụ lượng mỡ đủ để khiến bề mặt da trở nên căng mọng, lớp biểu bì sẽ bị xẹp, trũng do không có lớp mỡ dàn đều quanh cơ thể. Tuy nhiên, chỉ sau vài tuần được chăm sóc và ăn uống đầy đủ,cơ thể bé sẽ sản sinh lớp mỡ dưới da, từ đó da bé cũng mịn màng và săn chắc hơn.
  • Có nhiều lớp da mỏng màu trắng bong ra: Nhiều bố mẹ khi gặp tình trạng trên sẽ thường rất lo lắng cho con. Trên thực tế, bé sẽ được bao bọc một lớp màn trắng khi còn ở trong bụng mẹ để giúp bảo vệ bé khỏi môi trường nước ối. Sau khi chào đời, lớp màng này sẽ chịu những tiếp xúc, cọ sát khiến chúng dần bong ra khỏi lớp da.
  • Xuất hiện mụn sữa: trẻ sơ sinh sẽ thường mọc các đốm mụn sữa có kích thích nhỏ màu trắng. Loại mụn này không gây nguy hiểm và sẽ biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng .Tuy nhiên, nếu các vết mụn này không biến mất sau ba tháng, cha mẹ nên cho bé được thăm khám với bác sĩ.
Tìm hiểu ngay cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh mà ba mẹ không nên bỏ lỡ tại https://pamperme.com.vn/cam-nang-cham-soc-tre-so-sinh/

2. Hướng dẫn cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

2.1. Tránh nắng cho bé

Làn da của trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm với tia UV gay gắt từ mặt trời, thế nên các em không nên phơi nắng quá lâu. Theo FDA, bạn không nên bôi kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy bạn có thể chọn một số cách sau để chống nắng cho trẻ:

  • Cho bé ở trong bóng râm
  • Che chắn đầu, cổ và tai bé kĩ càng để tránh ánh nắng mặt trời.
  • Cho bé mặc áo chất liệu mát, thoải mái, rộng rãi, có thể che tay và chân nếu trời nắng gắt
  • Không cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào lúc từ 9h sáng đến 4h chiều vì đây là khoảng thời gian tia UV chiếu mạnh mẽ nhất.

Nếu các bé đã trên 6 tháng tuổi, tổ Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên dùng kem chống nắng với chỉ số SPF 15+ để bảo vệ làn da các em. Các mẹ nên chọn các loại kem chống nắng an toàn và lành tính cho trẻ em.

2.2. Tắm cho bé đúng cách

Tắm cho trẻ đúng cách

Để trẻ được vệ sinh sạch sẽ, ba mẹ cần tìm hiểu về cách tắm cho trẻ

Việc tắm cho bé thoạt nhìn có vẻ dễ dàng nhưng cũng có một số quy tắc bạn cần tuân thủ để giữ gìn làn da mịn màng của trẻ:

  • Luôn quan sát và bên cạnh bé
  • Sử dụng nước ấm và không quá nóng
  • Tắm cho bé trong không gian ấm
  • Chỉ nên tắm cho bé trong vòng 5-10 phút để tránh hiện tượng mất nước của da
  • Chỉ nên dùng nước sạch để rửa mặt và mắt bé, tránh cho những vùng này tiếp xúc với sữa tắm
  • Sử dụng các sản phẩm không hương liệu hay chất hoạt động bề mặt mạnh cho bé
  • Sau khi tắm, ba mẹ phải lau khô người, thay bỉm và mặc quần áo cho bé.
Tìm hiểu thêm: Ba mẹ đã biết cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách tại nhà?

2.3. Dưỡng ẩm cho da bé

Một làn da được cấp đủ ẩm là một yếu tố quan trọng cho một làn da trẻ khỏe mạnh. Có nhiều trẻ bẩm sinh có làn da khô, dễ bong mảng. Các mẹ nên quan sát làn da trẻ dế chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp.

Bố mẹ nên sử dụng các sản phẩm lotion, kem dưỡng không có hương liệu, cồn khô; thành phẩm đơn giản, lành tính. Những sản phẩm như Vaseline là cứu cánh cho những bé có làn da cực kỳ khô và nứt nẻ.

Các phụ huynh nên đầu tư các loại dầu dưỡng như: dầu oliu, dầu dừa, dầu hạt hướng dương. Bố mẹ cũng có thể tận dụng các loại dầu này để massage cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nên chọn các sản phẩm có kết cấu thấm nhanh để tránh hiện tượng bít tắc lỗ chân lông hay viêm da tuyến bã.

2.4. Tránh các chất gây nhạy cảm khi chăm sóc da cho bé

Làn da của trẻ em thường dễ phản ứng với các chất gây hại cho da. Nếu tiếp xúc với các chất này, nhiều em sẽ gặp hiện tượng da khô, bong tróc. Ba mẹ nên lưu ý một số chất sau để phòng tránh

  • Nước bọt
  • Nước tiểu
  • Xà phòng hoặc nước giặt
  • Nước hóa
  • Nước 
  • Mỹ phẩm
  • Latex
  • Một số kim loại

Nếu không thể xác định bé dị ứng với chất nào, phụ huynh có thể nhờ đến thăm khám của bác sĩ.

Tránh tiếp xúc với chất gây kích ứng

Tránh việc cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da

Nếu bé nổi mẩn đỏ do dị ứng, nên thực hiện một số cách sau để chữa trị tại nhà:

  • Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, tránh các chất liệu thô ráp 
  • Sử dụng lotion hoặc kem dưỡng lành tính
  • Tắm cho bé với nước nóng
  • Tránh các chất gây dị ứng
  • Thăm khám bác sĩ nếu cần thiết

2.5. Hạn chế làm thay đổi sự cân bằng của các loại vi khuẩn trên da bé

Hệ vi khuẩn sẽ luôn tồn tại từ khi sinh ra đời. Thông thường, hệ vi khuẩn sẽ ở trạng thái cân bằng và không tổn thương làn da. Tuy nhiên, nếu da có vết thương hở hoặc mất cân bằng PH của da, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi. Trong trường hợp này, bạn cần thực hiện một số phương pháp sau:

  • Làm sạch vùng vết thương hở;
  • Sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ, không có chất tẩy rửa mạnh khiến da bé trở nên khô ráp.

3. Các bệnh ngoài da thường gặp mà ba mẹ cần chú ý khi chăm sóc da cho bé

Do cơ thể còn chưa phát triển, cơ thể bé sẽ không thể đề kháng trước tác động từ môi trường. Ba mẹ cần chú ý một số những dấu hiệu của các bệnh thường gặp, kể cả bệnh ngoài da để chữa trị cho bé kịp thời

3.1. Hăm tã

Đây là một trong những bệnh ngoài da khá phổ biến ở trẻ em khi hệ bài tiết bị bít tắc, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, nếu không được thay tã thường xuyên, bé cũng dễ gặp tình trạng này. Trong trường hợp nghiêm trọng, bé có thể bị viêm da, khó chịu ngứa ngáy, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. 

Hăm tã ở trẻ em

Khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh, ba mẹ nên chú ý đến vấn đề hăm tã ở trẻ

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm tã như:

  • Da ở bộ phận sinh dục hoặc vùng da bị bọc tã. mông đùi bị nổi mẩn đỏ.
  • Bé đi vệ sinh sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa rát.
  • Có mùi hăm khai ở các khu vực bị mẩn.
  • Bé khó chịu, hay quấy khóc, hay giật mình tỉnh dậy.
  • Những vùng da bị bọc tã sẽ xuất hiện vết sưng hoặc mụn.
  • Vùng da bị thương tổn sẽ đau rát, nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào.

3.2. Eczema 

Eczema hay bệnh chàm Eczema là bệnh lý làm viêm da, các triệu chứng thường gặp là  bị viêm nhiễm, bong mảng, ngứa ngáy hoặc thậm chí bị bỏng da. Các vết chàm sẽ xuất hiện ở các khu vực như da mặt, cánh tay hay phía sau đầu gối. Eczema là bệnh di truyền nên nếu bố mẹ mắc bệnh thì con cũng có khả năng cao mắc bệnh. Một số triệu chứng mà bố mẹ cần chú ý như:

  • Đỏ da nghiêm trọng
  • Ngứa da dữ dội
  • Da gồ ghề
  • Nhiều vùng xuất hiện mụn nước, dễ bị vỡ và chảy dịch trắng
  • Phồng rộp
  • Sưng tấy

Qua bài viết này, PamperMe hy vọng bố mẹ sẽ có những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc da cho bé. Khi có một quy trình chăm sóc da hiệu quả, bé sẽ có một làn da căng mịn, hồng hào, giúp bé luôn xinh xắn, rạng rỡ. Bạn có thể tập trung chủ yếu vào việc tránh nắng, các chất độc hại và dưỡng da đầy đủ. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần chú ý quan sát những biểu hiện lạ trên da trẻ để có những thăm khám kịp thời. 

5/5 - (1 đánh giá)
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt