PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

8 lý do trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân mà mẹ cần lưu ý

Cẩm nang, Chăm sóc trẻ

Nhiều bé ăn ít nhưng vẫn béo và tăng cân đều đặn, trong khi đó có những trẻ ăn nhiều nhưng cân nặng, chiều cao đều không cải thiện. Việc tìm hiểu nguyên nhân chính xác khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân là vô cùng quan trọng để cha mẹ có thể khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất. Hãy cùng PamperMe theo dõi bài viết dưới đây để biết đâu là lý do khiến bé nhà mình ăn nhiều nhưng lại không tăng cân.

1. Vì sao trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân?

Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân nguyên nhân không phải chỉ do hấp thu kèm mà còn do nhiều nguyên nhân khác nữa: 

1.1. Trẻ ăn nhiều nhưng ăn không đủ lượng

Nhiều cha mẹ khi cho trẻ ăn từ 5 – 6 lần/ngày đã cho rằng trẻ ăn đủ bữa và ăn no rồi. Tuy nhiên, khái niệm “nhiều” của bố mẹ chưa hẳn đã đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của trẻ. Kích thước dạ dày của trẻ không ngừng phát triển nên lượng thức ăn mỗi bữa và số bữa ăn của trẻ cần được điều chỉnh tăng dần lên để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ.

Trẻ ăn không đủ bữa hoặc đúng bữa

Trẻ ăn nhiều nhưng ăn không đủ bữa và đúng bữa

Bên cạnh đó, việc cho trẻ ăn nhiều nhưng không thiếu bữa cũng khiến cho trẻ không tăng cân được. Ba mẹ cần phải chú ý thiết kế số bữa ăn theo tháng tuổi để phù hợp với dung tích dạ dày và nhu cầu của trẻ. Chẳng hạn như:

  • Trẻ 6-8 tháng tuổi nên ăn 1 ngày 2 bữa, mỗi bữa 150 ml.
  • Trẻ 9-11 tháng tuổi cần bổ sung 3 bữa/ngày, mỗi bữa 200ml.
  • Trẻ 12 – 24 tháng tuổi nên ăn đủ 3 bữa/ngày, mỗi bữa 250ml.

Mỗi giai đoạn của trẻ luôn cần nhiều năng lượng để cơ thể hoạt động thể chất và tăng trưởng. Do đó, nếu năng lượng cung cấp qua thức ăn không đủ để bù vào phần năng lượng đã mất cho trong quá trình cơ thể phát triển cũng là nguyên nhân làm trẻ chậm tăng cân.

1.2. Trẻ ăn nhiều nhưng chưa đủ dưỡng chất nên không tăng cân

Trẻ ăn nhiều, đủ bữa nhưng lại ăn các thực phẩm ít dinh dưỡng cũng là nguyên nhân chính khiến bé không tăng cân. Đa số ba mẹ đều mắc sai lầm khi chỉ cho trẻ ăn một số nhóm thực phẩm thường xuyên, cụ thể là những món trẻ yêu thích. Những món này mặc dù có thể khiến bé ăn nhiều và ăn ngon miệng nhưng hậu quả có thể gây thiếu chất. 

Chính vì vậy, mẹ nên bổ sung đa dạng các thực phẩm cho trẻ trong mỗi bữa ăn hàng ngày để cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, kẽm, vitamin D, protein, chất béo,…

Ngoài ra, bố mẹ cần tránh những sai lầm khi chế biến thức ăn dưới đây để không khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân:

  • Thường xuyên cho trẻ ăn các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn.
  • Không đa dạng khẩu phần ăn mà chỉ cho bé ăn cháo xay mỗi ngày.
  • Nấu cháo bằng nước hầm xương mà không bổ sung thịt và dầu ăn

Lưu ý, bổ mẹ cần giữ khoảng cách giữa các bữa ăn cần để từ 2 – 3 giờ để trẻ có đủ thời gian tiêu hóa được hết lượng thức ăn cũ và còn khoảng trống để nạp thêm thức ăn mới.

1.3. Trẻ mắc bệnh lý về tiêu hóa, nội tiết

Việc trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nếu do trẻ bị chậm hấp thu dinh dưỡng thì bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.

Trẻ mắc các bệnh lý nên ăn nhiều mà lại không tăng cân

Chú ý đến các bệnh lý của trẻ để tránh tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân

Tình trạng hấp thu kém có thể xuất phát từ một số nguyên nhân bệnh lý:

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, bất dung nạp thức ăn, trào ngược dạ dày thực quản, nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu,…
  • Trẻ có cơ địa đặc biệt như trẻ sinh non, suy giảm miễn dịch, tim bẩm sinh,…
  • Trẻ gặp một số bệnh lý khác như nhiễm giun sán, thiếu hụt men tiêu hóa, dị ứng thực phẩm,…

Khi gặp các bệnh lý này, trẻ dễ gặp tình trạng ăn nhiều nhưng lại không tăng cân nặng do cơ thể hấp thu kém.

Tìm hiểu thêm: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z mà bố mẹ nào cũng cầ biết

1.4. Bé kém hấp thu dinh dưỡng, hệ tiêu hóa không tốt

Tình trạng này diễn ra khi hệ tiêu hóa của trẻ bị thiếu đi khẩn tiêu hóa hoặc một vài loại men tiêu hóa có lợi do bẩm sinh hay do trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh. Điều này làm cho chỉ có một lượng nhỏ thức ăn được chuyển hóa thành chât dinh dưỡng và nuôi dưỡng cơ thể.

1.5. Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân do chế biến món ăn sai cách

Nguyên nhân tiếp theo do chế biến món ăn sai cách cũng làm mất đi những dưỡng chất quan trọng có trong đồ ăn. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến dẫn đến trẻ ăn nhiều nhưng cân nặng không tăng:

  • Trẻ ăn thực phẩm được chế biến sẵn.
  • Bé ăn cháo hoặc đồ xay nhuyễn cả ngày.
  • Mẹ thường xuyên nấu cháo bằng nước hầm xương mà không cho thêm thịt hay dầu ăn hoặc bất cứ thức ăn gì khác.
  • Các bữa trẻ không ăn hoặc ăn ít mẹ không cho bé uống sữa bù.

Do vậy, những sai lầm này có thể dẫn đến bé bị thiếu các dưỡng chất quan trọng như sắt, chất béo, vitamin B12,… cần thiết cho quá trình tăng trưởng của trẻ.

Chế biến món ăn sai cách

Chế biến món ăn sai cách cũng là nguyên nhân trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân

1.6. Bé bị nhiễm giun sán do không tẩy giun định kỳ

Trẻ không được tẩy giun định kỳ sẽ có nguy cơ bị nhiễm giun sán hoặc ký sinh đường ruột. Những loại giun sán này sẽ tiêu thụ hết những dưỡng chất có trong thực phẩm mà trẻ ăn vào và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân nặng của trẻ. Chính vì vậy, cần tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng một lần để giúp trẻ tiêu hóa tốt và tăng cân ổn định.

1.7. Trẻ quá hiếu động, vận động quá nhiều

Trẻ hiếu động, vận động nhiều thường đốt cháy nhiều calo hơn so với trẻ ít vận động. Năng lượng nạp vào từ thức ăn không đủ để đáp ứng cho các hoạt động thể chất, dẫn đến trẻ khó tăng cân dù ăn nhiều.

Tuy nhiên, cha mẹ không nên hạn chế vận động của trẻ vì đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với độ tuổi và sức khỏe, đồng thời đảm bảo cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ để bù đắp lượng calo tiêu hao.

>>> Ba mẹ xem ngay các bài tập vận động cho trẻ phù với từng lứa tuổi tại https://pamperme.com.vn/tap-van-dong-cho-tre-so-sinh/

1.8. Bé không ngủ đầy đủ giấc

Ngoài bổ sung chất dinh dưỡng thì giấc ngủ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phát triển của trẻ. Đặc biệt, trẻ dưới 3 tuổi cần ngủ nhiều hơn, trung bình từ 12 – 14 tiếng một ngày, lưu ý trẻ cần ngủ đêm sớm để hormone tăng trưởng giúp các cơ quan trong cơ thể trẻ phát triển đặc biệt tác động trực tiếp đến chiều cao.

Giấc ngủ của trẻ không đảm bảo

Bé không ngủ đủ giấc, giờ giấc sinh hoạt không ổn định

2. Ba mẹ nên làm gì khi trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân?

Dưới đây là những giải pháp khắc phục cho trẻ ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân và không tăng chiều cao:

2.1. Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân bằng các dưỡng chất

Trong mỗi bữa ăn cha mẹ cần cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng như chất xơ, chất béo, chất đạm và đường. Cần chú ý bổ sung thực phẩm đa dạng và tăng thêm lượng dầu mỡ trong bữa ăn để tăng cường dưỡng chất và hấp thu các nhóm chất khác.

Đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng

Mẹ cần cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng cân bằng, phù hợp

2.2. Hạn chế cho trẻ ăn vặt, tránh ăn các thực phẩm khó tiêu

Không nên cho trẻ ăn vặt nhiều, nhất là giữa các bữa ăn sẽ làm bé ngang dạ không muốn ăn bữa chính. Lúc này bé sẽ có cảm giác no giả dẫn đến chán ăn hoặc bỏ bữa chính nên cha mẹ cần lưu ý.

2.3. Phân bổ thời gian các bữa ăn hợp lý

Thời gian giữa các bữa ăn rất quan trọng cần phân bổ hợp lý, mỗi ngày ngoài 3 bữa chính sáng trưa tối, cha mẹ có thể bổ sung thêm các bữa phụ vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Lưu ý thời gian mỗi bữa ăn cần cách nhau từ 2 – 3 tiếng để con tiêu hóa thức ăn tốt nhất đồng thời tạo thời gian vừa đủ để khiến bé đói và hào hứng ăn khi đến bữa tiếp theo. 

2.4. Giúp trẻ phát triển toàn diện với phương pháp bơi thủy liệu

Bơi thủy liệu là phương pháp được khuyến khích áp dụng để trẻ phát triển toàn diện nhất là những bé trong độ tuổi từ 2 – 36 tháng. Bơi thủy liệu với nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của trẻ và kích thích trẻ tăng cân tốt: 

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó giúp bé ăn ngon miệng.
  • Bơi thủy liệu giúp đốt cháy calo và tăng cường trao đổi chất giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
  • Cải thiện chất lượng giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc giúp trẻ tăng cân đều và ổn định. 
Bơi thủy liệu

Bơi thủy liệu là phương pháp giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cân tốt hơn

2.5. Tẩy giun định kỳ cho trẻ 

Giun sán là nguyên nhân khiến trẻ ăn bao nhiêu cũng không lớn. Nguyên nhân là do bao nhiêu dưỡng chất nạp vào cơ thể của trẻ cũng đều bị giun sán lấy hết. Do đó, bắt đầu từ sau 2 tuổi, mẹ hãy tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng 1 lần để trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.

2.6. Cung cấp đủ nước, bổ sung dinh dưỡng từ sữa

Nước có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình cơ thể chuyển hóa. Việc cung cấp đủ nước giúp tăng cường quá trình trao đổi chất thuận lợi, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, phần nào cũng khắc phục được tình trạng trẻ chậm tăng cân.

Bên cạnh, đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ mỗi ngày, bố mẹ cũng nên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ sữa. Chọn sữa có bổ sung thêm cả lợi khuẩn để bé củng cố được hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt nhất, hấp thụ tốt những dưỡng chất, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và từ đó tăng cân tốt hơn.

Trên đây bài viết vừa chia sẻ 8 lý do trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân mà mẹ cần lưu ý. Hy vọng những nguyên nhân và cách khắc phục được PamperMe bật mí sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong hành nuôi con khôn lớn và phát triển toàn diện cho bé.

5/5 - (1 đánh giá)
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt