Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Rốn là vết sẹo trên bụng, nơi nối bụng thai nhi với nhau thai. Để giúp trẻ tránh được các vấn đề viêm nhiễm và tình trạng rốn không rụng trong bài viết này, PamperMe sẽ giải đáp cho bạn nhưng băn khoăn mà các bậc cha mẹ có con gặp phải.
1. Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh trước khi rụng
Rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng từ 7 đến 10 ngày sau sinh và sau 15 ngày thì cuống rốn sẽ liền hoàn toàn, tuy nhiên cũng có một số trường hợp rốn lâu rụng hơn. Vì vậy chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?
Vệ sinh và chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh:
- Sau khi bé chào đời, dây rốn sẽ được y tá kẹp lại để giữ cho dây rốn luôn sạch. Khi kẹp rơi ra, bạn nên vệ sinh vùng rốn cho bé ít nhất 1 lần/ngày. Dùng khăn mềm lau vùng rốn của bé.
- Nếu vùng này bị bẩn hoặc dính nước tiểu, bạn có thể chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bằng nước chín hay nước muối sinh lý, thấm khô rốn bằng gạc sạch.
Quấn tã thấp dưới rốn: Gấp mặt trước của tã xuống phía dưới dây rốn và hướng về phía bụng bé để dây rốn có thể khô ráo và tránh nhiễm trùng.
>>> Tìm hiểu ngay: Cách thay tã cho trẻ sơ sinh đúng cách, nhanh chóng
Để rốn khô tự nhiên: Khi qua thời gian mà rốn vẫn chưa rụng, bạn không cần quá lo lắng, vì thực tế vẫn có trường hợp rụng cuống chậm. Không dùng tay kéo gốc rốn ra vi có thể làm tổn thương và dễ nhiễm trùng. Vì thế, bạn hãy kiên nhẫn theo dõi và để gốc rốn của con được rụng tự nhiên nhất nhé.
2. Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng
Sau khi cuống rốn rụng, xung quanh vùng rốn bé sẽ rất dễ bị tổn thương và dễ dẫn đến nhiễm trùng vì vậy chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng là rất quan trọng.
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh khô và sạch: Làm sạch rốn và vùng xung quanh rốn của bé với cồn 70 độ, lau khô sạch sẽ rồi che rốn bằng gạc mỏng vô trùng hoặc để hở rốn.
Cẩn thận khi tắm cho bé:
- Tắm rửa bé hằng ngày một cách thoải mái, hạn chế để vùng rốn của bé tiếp xúc với nước quá lâu có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và lâu lành hơn.
- Sau khi tắm xong, lau người bé và thấm hết nước trong rốn bằng khăn mềm đến khi khô ráo và không còn ẩm ướt.
Chọn quần áo phù hợp: Ưu tiên chọn các quần áo thoải mái, không ôm sát vào bé. Quần tã gấp phần trước của tã xuống thấp dưới rốn, nới lỏng phần eo hoặc cắt một lỗ nhỏ trên tã ở vùng rốn.
Không bôi bất kỳ sản phẩm lên rốn bé: Sau khi cuống rốn rụng, vùng da xung quanh rốn sẽ rất mỏng và dễ tổn thương. Vì vậy, bạn không nên bôi bất kỳ loại thuốc nào khác khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho bé yêu đúng cách
3. Những biến chứng xảy ra nếu không biết cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Nếu không chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình liền rốn của bé:
- Chảy máu rốn
Sau quá trình rụng rốn, phần da còn lại bị tổn thương nhẹ, tróc vảy gây ra hiện tượng rỉ máu. Tuy nhiên máu sẽ tự cầm và liền lại sau vài ngày. Nhưng nếu việc chảy máu kéo dài trên hai tuần, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ.
- Rốn rụng muộn
Trẻ sẽ rụng rốn từ 7 đến 10 ngày hoặc một số trường hợp rụng muộn hơn tùy vào cơ địa và cách chăm sóc của gia đình kéo dài 2 – 3 tuần. Nhưng sau 3 tuần rốn vẫn chưa rụng nên đưa trẻ đi khám.
- Nhiễm trùng rốn
Nhiễm trùng rốn là nhiễm trùng cuống rốn sau khi sinh và lan rộng ra xung quanh rốn. Dấu hiệu là bé bắt đầu bị sốt, cuống rốn có mùi hôi, sưng, chảy máu, đỏ xung quanh hoặc chân rốn chảy mủ. Bé khóc khi bạn chạm nhẹ vào rốn của bé.
- U hạt rốn
Xuất hiện các mô màu đỏ, chất lỏng màu vàng hoặc trong suốt ở chân rốn thường biến mất sau một tuần. Nếu u hạt tồn tại lâu hơn một tuần, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.
- Thoát vị rốn
Thoát vị rốn là một vết sưng nhỏ hoặc chỗ phình ra dưới rốn của con bạn. Điều này xảy ra khi một phần ruột của bé bị kẹt ở lỗ thành bụng và khá phổ biến khi bé vặn mình, rướn người.
Tìm hiểu thêm: Cách bế trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật để không bị vẹo cột sống
4. Lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ tại nhà
- Thực hiện vệ sinh rốn hằng ngày
- Luôn đảm bảo cho rốn của bé sạch sẽ và khô ráo
- Luôn kiểm tra, theo dõi tình trạng rốn
- Chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh một cách kiên nhẫn và nhẹ nhàng.
- Khi có biến chứng, hãy tìm sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ
Nắm bắt rõ kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh là việc cần thiết giúp bậc cha mẹ nuôi dưỡng con khôn lớn khoa học. Trong đó chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là một trong những bước đầu mà cha mẹ phải học, phải quan sát con mình. Hiểu được điều đó, PamperMe đã luôn ở đây chia sẻ những kiến thức bổ ích và đồng hành cùng bạn.