PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

20+ trò chơi vận động vui nhộn giúp trẻ phát triển thể chất

Cẩm nang, Phát triển trẻ

Trò chơi vận động đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Bên cạnh việc rèn luyện thể chất, phát triển kỹ năng vận động thì các trò chơi này còn giúp bé có thêm nhiều niềm vui và kỉ niệm với ba mẹ khi cùng tham gia. Ngay sau đây, PamperMe sẽ gợi ý cho ba mẹ danh sách 20+ trò chơi vận động hữu ích giúp bé phát triển toàn diện và tăng cường sức khỏe.

1. Tại sao trò chơi vận động lại tốt cho sự phát triển của trẻ em?

Trong giai đoạn đầu đời, việc vận động thường xuyên và đều đặn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Trẻ lười vận động gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sự phát triển của trẻ hay thậm chí là mắc phải các bệnh về tim mạch, béo phì,…

Cùng PamperMe tìm hiểu về những lợi ích từ việc cho trẻ tham gia các trò chơi vận động:

1.1. Phát triển thể chất

Các trò chơi vận động tạo ra môi trường thích hợp để kích thích và thúc đẩy sự phát triển của cơ thể trẻ. Khi tham gia các trò chơi, trẻ sẽ thực hiện nhiều động tác chạy, nhảy, leo trèo,.. điều này giúp bé phát triển cơ bắp. Việc sử dụng nhiều nhóm cơ trong quá trình tham gia các trò chơi vận động giúp trẻ phát triển thể chất đồng đều.

Trò chơi vận động giúp trẻ phát triển thể chất

Trò chơi vận động giúp trẻ phát triển thể chất

1.2. Phát triển trí não

Trong quá trình chơi các trò chơi vận động, trẻ thường phải đối mặt với các thử thách mới và đưa ra giải pháp vượt qua. Điều này tạo ra cơ hội để trẻ sáng tạo và phát triển tư duy.

Thông qua các trò chơi thú vị, trí tưởng tượng của trẻ được đánh thức. Bên cạnh đó, trẻ cũng có nhiều khám phá mới về thế giới xung quanh hơn, mang tới những cái nhìn mới mẻ. Từ đó, trí tuệ của trẻ được phát triển vượt bậc.

1.3. Cải thiện khả năng tập trung

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tập vận động cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đặn sẽ cải thiện khả năng tập trung. Việc tham gia vào các hoạt động vận động đòi hỏi sự chú ý và tập trung để theo dõi và tham gia. Qua đó, trẻ phát triển khả năng quan sát và tập trung của mình.

Trò chơi vận động giúp trẻ tập trung hơn

Khả năng tập trung của trẻ được cải thiện đáng kể khi tham gia các trò chơi vận động

1.4. Phát triển kỹ năng vận động tinh

Kỹ năng vận động tinh của trẻ dần được phát triển thông qua việc tham gia các hoạt động vận động, trò chơi nhờ việc tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi, đồ vật. Khi cho bé yêu tham gia các trò chơi vận động có tính thử thách cao, trẻ sẽ sử dụng các cơ nhỏ để điều khiển bàn tay, ngón tay nhằm thực hiện được nhiều động tác khó.

2. Gợi ý 5 trò chơi vận động cho trẻ dưới 1 tuổi

Dưới đây là danh sách 5 trò chơi vận động phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi, giúp khám phá thế giới xung quanh và kích thích sự phát triển toàn diện của bé:

2.1. Trò chơi bắt chước mèo

Trò chơi bắt chước mèo là một trò chơi vui nhộn và bổ ích cho trẻ. Trò chơi này giúp bé phát triển thị giác rất tốt và tạo sự gắn kết với ba mẹ.

Trò chơi bắt chước mèo

Cách chơi vô cùng đơn giản như sau:

  • Đầu tiên, bạn chỉ cần đặt trẻ ở trước mặt với một khoảng cách từ 20-35 cm.
  • Tiếp theo, hãy thực hiện các động tác thay đổi biểu cảm trên khuôn mặt như nhăn mặt, chu miệng, thè lưỡi, mắt mở to, nheo mắt,.. để trẻ tập quan sát. Mỗi động tác, ba mẹ nên làm trong vòng 20 giây.
  • Cuối cùng, mẹ sẽ quan sát thấy khuôn mặt trẻ trở nên thích thú và phấn khích với những sự thay đổi này. Hãy khuyến khích trẻ thực hiện theo.

2.2. Trò chơi ú òa

Trò chơi ú òa, hay còn được gọi là “cuốc hà” ở miền Nam. Đây là một trò chơi trốn tìm cổ điển với cách chơi vô cùng đơn giản những mang lại bổ ích về sự phát triển nhận thức và thị giác của trẻ.

Trò chơi ú òa

Ba mẹ có thể thực hiện trò chơi này theo các cách như sau:

  • Dùng tay che mặt bạn. Sau đó nói “ú òa” và nhanh chóng mở tay ra. Ngoài ra, ba mẹ có thể dùng khăn tắm để che mặt.
  • Trốn sau cánh cửa, ghế ngồi hoặc bất kỳ vật dụng nào khác. Hô “ú òa” và nhanh chóng nhảy chồm ra khỏi chỗ ẩn nấp.
  • Lấy tay của bạn che mắt bé lại rồi bỏ ra.
  • Giấu đồ chơi dưới một tấm khăn. Tiếp đến, nói “ú òa” và nhanh chóng giật khăn ra để lộ đồ chơi.
  • Vẽ hình khuôn mặt ở đầu ngón tay cái. Giấu ngón tay cái trong những ngón tay khác. Sau đó, nói “ú òa” và nhanh chóng đưa ngón tay cái ra.

2.3. Trò chơi với gương – Trò chơi vận động cho bé phát triển IQ

Đặt bé trước gương và thực hiện các động tác như vẫy tay, cười hoặc làm mặt xấu. Trò chơi này không chỉ giúp bé nhận thức về bản thân mình mà còn khuyến khích sự sáng tạo và phát triển tư duy.

2.4. Trò chơi vỗ tay

Hãy tạo ra một không khí vui nhộn với âm nhạc nhẹ và những đợt vỗ tay nhịp nhàng. Bạn có thể hát những bài hát đơn giản và vỗ tay theo nhịp. Trò chơi vận động này không chỉ giúp bé phát triển kỹ năng vận động tay mà còn kích thích sự nhận biết âm thanh và tăng cường sự tương tác với cha mẹ.

Trò chơi vỗ tay

2.5. Trò chơi bắt đồ vật

Ba mẹ nên sử dụng những loại đồ chơi có chất liệu nhẹ và mềm để chơi bắt đồ vật. Di chuyển đồ chơi qua lại trước mặt bé và khuyến khích bé bắt lấy. Đây không chỉ là một trò chơi vui nhộn mà còn là cách tuyệt vời để bé phát triển khả năng vận động và phản ứng nhanh nhẹn.

Những trò chơi trên không chỉ giúp bé phát triển về mặt vận động mà còn kích thích sự phát triển toàn diện, giúp bé trải nghiệm thế giới xung quanh một cách tích cực và sáng tạo.

3. Top 7 trò chơi phát triển vận động cho trẻ từ 1 – 3 tuổi

7 trò chơi vận động dưới đây sẽ là những gợi ý thú vị giúp bé phát triển toàn diện:

3.1. Trò chơi hái quả

Trò chơi hái quả không chỉ giúp trẻ nhận biết về màu sắc, hình dạng của các loại quả trái mà còn kích thích sự tò mò và sự linh hoạt của đôi tay nhỏ. Thông qua việc cầm nắm, bóp và hái đúng “mục tiêu”, trẻ sẽ phát triển kỹ năng cơ bắp cũng như kỹ năng nhận diện.

Trò chơi hái quả

3.2. Trò chơi bắt chước tạo dáng

Bằng cách bắt chước các tư thế, động tác của các nhân vật yêu thích hoặc thậm chí là người lớn xung quanh, trẻ sẽ phát triển kỹ năng điều khiển tay và chân một cách tự nhiên.

Việc giữ cân bằng, nhảy hay đi bộ theo các bước chân nhỏ sẽ giúp chúng rèn luyện cơ bắp và cải thiện khả năng điều khiển cơ thể của mình. Không chỉ dừng lại ở việc phát triển vận động, trò chơi này còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy của trẻ. Những động tác bắt chước trở thành dịp để bé thể hiện sự linh hoạt tư duy và sáng tạo.

Bé có thể biến đổi tư thế, tạo ra những động tác mới một cách tự tin.

3.3. Xếp hình

Khi nhắc đến các trò chơi vận động cho trẻ mầm non, xếp hình luôn là cái tên không thể bỏ qua. Chơi xếp hình không chỉ là giải trí đơn thuần mà còn là cơ hội cho trẻ học hỏi và sáng tạo. Việc ghép nối các mảnh hình khác nhau sẽ giúp bé rèn kỹ năng tư duy, đồng thời cải thiện tính tập trung và kiên nhẫn.

Trò chơi xếp hình

3.4. Kéo và đẩy

Thông qua việc kéo những đồ chơi nhẹ hoặc đẩy những đối tượng nhỏ, trẻ sẽ trải qua một loạt các động tác cơ bản, giúp rèn luyện cơ bắp và giữ cân bằng. Kéo và đẩy cũng giúp trẻ phát triển khả năng tư duy không gian và xây dựng sự tự tin trong bản thân. Việc nhìn thấy một vật thể di chuyển theo ý muốn của mình làm cho trẻ cảm thấy tự do và có khả năng kiểm soát môi trường xung quanh.

3.5. Nhảy thú nhún

Nhảy thú nhún là trò chơi vận động cho trẻ mầm non tuyệt vời để phát triển kỹ năng vận động toàn diện ở độ tuổi từ 1 – 3 tuổi. Trò chơi không chỉ rèn luyện sức mạnh cơ bắp mà còn cải thiện sự cân bằng và khả năng điều khiển cơ thể. Thú nhún cũng tạo ra một môi trường an toàn và hứng thú, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất mỗi ngày.

Trò chơi nhảy thú nhún

3.6. Trò chơi vận động: Ô tô vào bến

Trong trò chơi này, trẻ có nhiệm vụ xây dựng bến cảng từ đồ chơi và sau đó hướng dẫn ô tô của mình “vào bến” một cách linh hoạt. Bé sẽ phải sử dụng tay và ngón để di chuyển ô tô, từ đó rèn luyện kỹ năng cầm nắm, điều khiển chính xác. Việc sắp xếp bến cảng cũng giúp trẻ phát triển tư duy không gian và tăng cường khả năng quan sát.

Đồng thời, “Ô tô vào bến” là cơ hội để trẻ tập trung và thực hiện các động tác nhỏ, từ việc đặt ô tô vào vị trí chính xác đến việc tạo ra các tình huống mới. Từ trò chơi này, trẻ sẽ không chỉ học về vận động mà còn phát triển sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề..

3.7. Trò chơi đoán đồ vật

Trong trò chơi vận động này, trẻ được giới thiệu với các đồ vật khác nhau và được thách thức đoán tên của chúng. Trò chơi không chỉ giúp trẻ mở rộng từ vựng mà còn tăng cường khả năng quan sát và nhận biết.

Việc sử dụng tay để chỉ vào đúng đồ vật và cố gắng di chuyển để tìm kiếm câu trả lời là cách tuyệt vời để rèn luyện khả năng tập trung và kỹ năng vận động tinh.

Trò chơi đoán đồ vật

Những trò chơi trên không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ mà còn hỗ trợ cho sự phát triển vận động và tư duy toàn diện trong giai đoạn quan trọng từ 1-3 tuổi. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ đáng nhớ và giáo dục trẻ qua những trò chơi hấp dẫn này.

4. Top 10 trò chơi vận động cho trẻ mầm non từ 3 – 6 tuổi

Trong giai đoạn phát triển quan trọng từ 3 – 6 tuổi, trẻ mầm non có cơ hội tận hưởng nhiều trò chơi vận động sáng tạo và hấp dẫn hơn. Các gợi ý sau chắc chắn sẽ là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho việc khám phá thế giới xung quanh của con em.

4.1. Chi chi chành chành

Chi chi chành chành là trò chơi dân gian đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện phát triển kỹ năng toàn diện của bé. Trong lúc chơi, các bé sẽ cùng nhau học những câu đồng dao vô cùng thú vị và đặc biệt là học cách phản xạ rút tay.

Trò chơi chi chi chành chành

4.2. Chuyền bóng

Chuyền bóng không chỉ rèn luyện kỹ năng vận động và tăng cường sức khỏe cơ bắp mà còn giúp trẻ học cách hợp tác cũng như giao tiếp với nhau. Phụ huynh và cô giáo hãy đồng hành cùng con trẻ tham gia trò chơi này. 

4.3. Trò chơi dung dăng dung dẻ

Tương tự như chi chi chành chành, dung dăng dung dẻ là một trò chơi vận động tuyệt vời để trẻ thể hiện sự sáng tạo và nhanh nhẹn. Qua việc vận động linh hoạt với các dụng cụ nhỏ như dây nhảy, trẻ sẽ được phát triển sức khỏe cơ bắp đồng thời rèn luyện sự kiên nhẫn và sự tự tin.

4.4. Trò chơi ném vòng

Một trò chơi hiệu quả khác phải kể đến đó chính là ném vòng giúp phát triển kỹ năng ném, tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện khả năng tập trung. Việc nhảy vòng còn là cách tuyệt vời để rèn luyện thể chất linh hoạt và sự khéo léo trong hành động của các bé.

4.5. Trò chơi nhảy qua hộp

Trò chơi nhảy qua hộp là một trò chơi vận động mang lại trải nghiệm vui nhộn, đồng thời giúp trẻ tăng cường khả năng giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể. Việc nhảy qua các chiều cao khác nhau không chỉ phát triển sức mạnh cơ bắp mà còn rèn luyện sự linh hoạt và sự nhạy bén.

Trò chơi nhảy qua hộp

4.6. Trò chơi vận động “Ai nhanh hơn”

Trò chơi “Ai Nhanh Hơn” là cơ hội để trẻ phát triển sự nhanh nhẹn và linh hoạt. Việc tham gia vào cuộc đua đầy kịch tính sẽ làm tăng cường sức mạnh cơ bắp đồng thời rèn luyện tư duy chiến lược và kiểm soát thời gian cho bé yêu.

4.7. Vượt chướng ngại vật

Đây là một trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ tuyệt vời, thiết kế đặc biệt để kích thích tinh thần tham gia tích cực và vận động linh hoạt của trẻ mầm non từ 3 – 6 tuổi. Bạn chỉ cần sử dụng những chướng ngại vật đơn giản như hầm chui hoặc thùng carton,…là đã có thể bắt đầu tổ chức trò chơi cho các bé.

Trước khi bắt đầu, cô giáo sẽ chia các bé thành nhiều nhóm nhỏ, tạo nên không khí hứng khởi. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các nhóm sẽ bắt đầu hành trình vượt qua các chướng ngại vật, tận dụng không gian và kỹ năng di chuyển của mình để về hoàn thành nhiệm vụ sớm nhất.

Trò chơi vượt chướng ngại vật

4.8. Nhảy lò cò

Trò chơi nhảy lò cò không chỉ là một hoạt động giải trí mà còn là cách tuyệt vời để trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn, giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể. Việc nhảy qua các chướng ngại vật và duy trì sự ổn định giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, tăng sự tự tin khi tham gia với các bạn cùng trang lứa.

Những trò chơi vận động này không chỉ giúp trẻ vui chơi mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc hứng khởi và khám phá sự linh hoạt của trẻ mầm non trong giai đoạn quan trọng từ 3-6 tuổi.

Như vậy, Pamper Me dã cùng ba mẹ khám phá 20+ trò chơi vận động vui nhộn và thú vị dành cho các bé. Hy vọng với danh sách các trò chơi trên, ba mẹ đã có thêm nhiều gợi ý trò chơi mới để bé nhà mình có được những phút giây thư giãn, giải trí mà vẫn có thể phát triển thể chất tốt nhất.

Đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt