PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Cẩm nang, Chăm sóc trẻ

Sau khi chào đời, trẻ sẽ phải tự thích nghi với môi trường bên ngoài. Để đảm bảo sức khỏe cho bé, bố mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Pamper Me sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về vấn đề này qua bài viết.  

1. Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên

Bố mẹ muốn chăm sóc bé được đúng cách thì đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng sau:

1.1. Tăng cường cho con bú và bú càng sớm càng tốt

mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt

Sau khi sinh, mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và vô cùng cần thiết đối với trẻ. Vậy nên, mẹ cần cho bé bú sớm để đảm bảo bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Đối với thời gian và tần suất sẽ phụ thuộc theo nhu cầu của bé. 

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ bú khoảng 2 đến 4 tiếng cho 1 lần và trong ngày khoảng 8 đến 12 lần. Khi bế bé bú, mẹ cần lưu ý bế đúng tư thế để bé có thể dễ dàng hấp thu được chất dinh dưỡng. 

1.2. Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc

Với trẻ sơ sinh, giấc ngủ rất quan trọng, bố mẹ cần đảm bảo bé sẽ được ngủ đủ, sâu giấc. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thì trẻ sơ sinh phát triển phần lớn thông qua giấc ngủ và bú sữa mẹ. 

Nếu trẻ không được ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của bé. Trẻ sơ sinh đến 1 tháng tuổi có thể ngủ gần như toàn thời gian và chỉ thức khi bé bú. 

Các bé chưa thể phân biệt được ngày đêm nên có thể ngủ vào ban ngày và thức nhiều hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, bố mẹ không nên cho bé ngủ quá 3 giờ. Đối với trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, nhẹ cân nên được cho bú nhiều lần hơn.

Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi phải đảm bảo ngủ đủ giấc

1.3. Giữ ấm cho trẻ sơ sinh cẩn thận và đúng cách

Trong khoảng thời gian 7 ngày sau sinh là thời điểm rất quan trọng với các bé. Khoảng thời gian này, bé ngủ nhiều nên sọ não thần kinh sẽ bị ức chế và thường chỉ khi ướt tã bé thức dậy. Chính vì vậy, bố mẹ cần lưu ý và quan tâm đặc biệt thời điểm này. 

Một trong những điều bố mẹ cần lưu ý đó là luôn giữ ấm cho bé. Trường hợp thân nhiệt của trẻ bị hạ hay rét kéo dài sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công và gây ra bệnh. Bố mẹ nên để bé nằm cùng để quan sát trẻ và tránh các vấn đề có thể xảy ra, giúp gắn kết thêm tình cảm gia đình. 

1.4. Chú ý các dấu hiệu sinh lý của trẻ

Trẻ dưới 1 tháng tuổi sẽ có một số dấu hiệu sinh lý thông thường như là phân không có mùi, đặc quánh, có màu xanh thẫm, đi ngoài phân su,…Nếu bé không đi ngoài phân su quá 48h sau sinh kèm vàng da, sụt cân, thở nhanh, cứng hàm, tím tái, quấy khóc,…Bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời. 

Tình trạng đầu của trẻ xuất hiện bướu thanh huyết thì bố mẹ không nên tự can thiệp. Hãy theo dõi theo lời dặn của bác sĩ chuyên khoa. Nguyên nhân là những tác động hay chọc hút có thể dẫn đến nhiễm trùng. 

Cần chú ý đến dấu hiệu sinh lý của trẻ sơ sinh

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, ba mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu sinh lý của con

2. Hướng dẫn đầy đủ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng cần lưu ý những hướng dẫn sau:

2.1. Cách bế trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Bế con đúng cách là một trong những vấn đề nhiều bố mẹ còn lúng túng và nhất là lần đầu có em bé. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng mà chỉ cần nhẹ nhàng và âu yếm bé. 

Trước tiên khi bế bé lên, mẹ cần lên tiếng để cho bé biết. Sau đó âu yếm trò chuyện và nhẹ nhàng luồn hai tay vào phần đầu, vai và mông để bế bé. Như vậy, bé sẽ cảm thấy an tâm và không bị giật mình. Mẹ hãy để phần đầu và cổ của bé nằm trên một đường thẳng, bụng ép vào bụng của mẹ, mặt quay hướng về ngực mẹ. 

2.2. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi khi ăn

Trẻ sơ sinh cơ thể còn phản xạ rất non yếu nên cần sự hỗ trợ nhiều từ mẹ. Nếu bé không được chăm sóc đúng cách có thể khiến bé gặp phải tình trạng như nôn trớ, ọc sữa,…Sau khi cho trẻ bú sữa xong, bố mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé. 

Khi bé ngủ, mẹ nên đặt bé nằm nghiêng, đặt đầu cao hơn để bé không bị hít sặc. Một lưu ý quan trọng là không để trẻ chưa đầy tháng ngủ trong tư thế nằm sấp. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Vậy nên, mẹ cần ăn uống đủ chất, uống đủ nước để có được nguồn sữa dồi dào cho em bé. 

2.3. Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa đầy tháng

Trước khi tắm cho bé, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như khăn tắm, quần áo, nước tắm, sữa tắm,…Tắm cho bé trong phòng kín và tránh nơi có gió lùa. 

Tắm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng cách 

Chú ý tắm đúng cách cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Đầu tiên bố mẹ cần phải kiểm tra nhiệt độ nước tắm phù hợp là từ 37 đến 38 độ C. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ bằng khuỷu tay hoặc nhiệt kế chuyên dụng. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh không nên quá 5 phút và sau khi tắm xong cần nhanh chóng lau khô người, mặc quần áo giữ ấm cho bé. 

2.4. Hướng dẫn chăm sóc các bộ phận của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng

– Chăm sóc rốn: Trẻ sơ sinh chưa đầy tháng rất dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng rốn nếu không được chăm sóc đúng cách. Đây là việc làm bố mẹ bắt buộc cần lưu ý. Sau khi bé được tắm xong hãy vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý, giữ cho rốn được thông thoáng. 

– Chăm sóc da: Bố mẹ không nên để trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng hay mỹ phẩm có chất kích thích vì da bé rất nhạy cảm. Luôn luôn giữ cho da của bé có độ ẩm thích hợp. 

– Chăm sóc lưỡi: Mẹ nên vệ sinh lưỡi hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý. Điều này giúp làm giảm số lượng vi khuẩn có thể gây nên bệnh lý răng miệng cho bé. 

– Chăm sóc mắt : Cần tránh để các hóa chất gây độc hại dính vào mắt của trẻ. Nếu thấy bé bị chảy nước mắt, có nhiều ghèn trong những ngày đầu mới sinh thì vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý. 

– Chăm sóc mũi: Mũi cũng là bộ phận mẹ nên vệ sinh hằng ngày và giúp đường thở của bé được thông thoáng. Trước khi vệ sinh mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý và sử dụng tăm bông cho trẻ em để làm sạch. 

Chăm sóc các bộ phận cho bé

Chăm sóc và vệ sinh kỹ lưỡng các bộ phận cho bé

Kiến thức bổ ích: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z mà ba mẹ nào cũng cần biết

2.5. Đội mũ che thóp và quấn tã đúng cách cho con

Nhiều bố mẹ luôn sợ bé sơ sinh bị lạnh nên đội mũ liên tục cho bé. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không tốt. Đối với trẻ chưa đầy tháng thường sẽ thoát nhiệt qua da đầu. Vậy nên, mẹ cần chú ý khu vực sau gáy của bé. 

Mẹ chỉ nên đội mũ che thóp khi đưa bé ra bên ngoài, khi ở trong nhà nên để đầu bé thông thoáng. Cơ thể của trẻ sẽ tự điều hòa thân nhiệt. Đội mũ kín mít dễ khiến bé ra mồ hôi gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. 

Một số ý kiến cho rằng quấn tã cho trẻ sơ sinh chặt sẽ giúp bé không bị giật mình và ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên theo các nghiên cứu, quấn tã chặt sẽ gây ra nguy cơ làm khớp hàng của trẻ bị ép lại, lệch trục chân. 

Pamper Me vừa chia sẻ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Hy vọng với kiến thức trên sẽ giúp bố mẹ chăm sóc bé yêu được tốt hơn. Hãy luôn đồng hành cùng con yêu của bạn một cách khoa học.

5/5 - (2 đánh giá)
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt