PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

7+ bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cẩm nang, Chăm sóc trẻ

Trẻ sơ sinh là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của một đứa bé. Tuy nhiên, do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và môi trường xung quanh còn mới, trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ mắc phải một số bệnh. Dưới đây là các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh cùng với cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả mà bố mẹ nên lưu ý.

Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh- Cách phòng ngừa và điều trị

1. Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Khi xuất hiện một cơn ho, sổ mũi hay chỉ là cái hắt hơi của bé đã làm cho bố mẹ trở nên lo lắng và cảm thấy bất an khi không biết con mình đang gặp phải tình trạng gì. Chính vì vậy bố mẹ nên tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh để có thể chăm sóc con tốt và giúp con phát triển hơn.

1.1. Bệnh liên quan đến hô hấp

1.1.1. Cảm lạnh

Triệu chứng: thông thường gồm sổ/nghẹt mũi, ho, khó thở và thường xuyên hắt hơi và đây cũng là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân: Dị ứng thời tiết, bụi bẩn hoặc virut gây ra

1.1.2. Nấc cụt

Triệu chứng: Gây khó thở do mũi và khoang miệng bị tắc, bé sẽ nấc liên tục, tần suất khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần 3 phút.

Nguyên nhân: Mũi và khoang miệng bị tắc do bé bú quá no hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột.

1.1.3. Nhiễm trùng đường hô hấp

Triệu chứng: Gây viêm phế quản, viêm phổi và các triệu chứng như ho, sốt, khó thở. Trẻ có dấu hiệu biếng ăn, nôn và rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân: Lây nhiễm từ người mắc bệnh, môi trường xung quanh ẩm thấp, vệ sinh kém và trẻ non yếu thiếu dinh dưỡng cũng là 1 trong những nguyên nhân

1.1.4. Viêm phổi

Triệu chứng: Gây sốt cao, ho, khó thở. Ban đầu không có dấu hiệu nào đặc biệt nhưng về sau bé bắt đầu bú kém và bỏ bú. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra trẻ tử vong dưới 1 tuổi.

Nguyên nhân: Trẻ đẻ non, thiếu cân, thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ không được tiêm phòng đầy đủ, mắc các bệnh về viêm da và gặp phải vi khuẩn theo mùa.

Triệu chứng xuất hiện khi trẻ gặp vấn đề về hô hấp

Các triệu chứng thường xuất hiện khi bé gặp các bệnh lý về hô hấp

1.2. Bệnh ngoài da

1.2.1. Hăm tã

Triệu chứng: Bé ngủ không thẳng giấc hay quấy khóc, da đỏ, rộp nước ở vùng mông và bẹn khiến bé đau và khó chịu.

Nguyên nhân: Tã thô ráp và quá ôm sát, dị ứng do chất liệu của tã, giấy ướt để lau hoặc với hóa chất trong bột giặt/ làm thơm tả. Vi khuẩn hoặc nấm gây cũng là một trong những yếu tố gây ra.

1.2.2. Mẩn ngứa

Triệu chứng: Gây ngứa, da sưng đỏ và tổn thương, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể

Nguyên nhân: Dị ứng thực phẩm như trứng, sữa, hải sản,… Nhiễm khuẩn da, côn trùng cắn hoặc bệnh viêm da cơ địa

1.2.3. Ghẻ

Triệu chứng: Gây ngứa, da nổi mụn nhỏ có thể gây phát ban đỏ lớn rải rác có gai ở dưới bàn chân của bé, giữa các ngón tay và ngón chân, mặt trong cổ tay và mặt trong của khuỷu tay

Nguyên nhân: Do ký sinh trùng ghẻ hoặc ve ghẻ. Sinh vật nhỏ này ẩn nấp trong lớp trên cùng của da, đào thải phân và đẻ trứng ở đó. Chúng có thể tồn tại dưới da một tháng. Các con ve này có thể được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào và cần có người để tồn tại. Nếu không có người, chúng thường chết trong vòng một hoặc hai ngày.

1.3. Bệnh tiêu hóa

1.3.1. Táo bón

Triệu chứng:Trẻ đi ngoài không thường xuyên, bụng cứng và có cảm giác đau. Phân của trẻ khô và cứng. Gây biếng ăn, chậm lớn, nôn và quấy khóc.

Nguyên nhân:Trẻ không bú đủ lượng sữa cần thiết tương ứng với giai đoạn phát triển, Uống các loại sữa có nhiều chất béo hoặc nhiều protein hoặc pha quá đặc, Ăn ít chất xơ.

1.3.2. Tiêu chảy

Triệu chứng: Trẻ kém ăn, mệt mỏi, nôn. Một số trẻ có thể bị sốt, chướng bụng, phân có chất nhầy, có máu,…

Nguyên nhân: Nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng sữa hoặc bú quá nhiều, hấp thụ thức ăn kém.

Bệnh lý tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ gặp bệnh lý về tiêu hóa là do đâu?

1.4. Bệnh nhiễm trùng

1.4.1. Nhiễm trùng rốn

Triệu chứng: Da đỏ, sưng, ấm hoặc mềm xung quanh dây rốn, Có mủ và mùi hôi từ dây.Trẻ bị sốt và quấy khóc, khó chịu, hay buồn ngủ.

Nguyên nhân: Vệ sinh dây rốn chưa đúng cách hoặc đồ vệ sinh chưa đảm bảo an toàn và sạch.

1.4.2. Nhiễm trùng máu

Triệu chứng: Da bé vàng và nhợt nhạt, sốt, nôn ói, hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết, không tiêu hóa thức ăn.

Nguyên nhân: Vi khuẩn như: Escherichia coli (E coli), Listeria, Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn) và một số chủng liên cầu, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) gây ra.

1.4.3. Nhiễm trùng não

Triệu chứng: Sốt cao, buồn ngủ và quấy khóc không rõ lý do rõ ràng, nôn mửa hoặc bị tiêu chảy.

Nguyên nhân: Nhiễm trùng huyết vi khuẩn hoặc virus từ một phần khác của cơ thể có thể xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn và lan truyền đến não. Nhiễm trùng từ các vùng như tai, xoang mũi hay họng có thể lan truyền đến não. Viêm màng não một số vi rút hoặc vi khuẩn có thể gây viêm màng não trực tiếp.

1.4.4. Nhiễm trùng niệu đạo

Triệu chứng: Bé khó chịu, rối loạn tiểu tiện, sưng hoặc đỏ quanh khu vực niệu đạo, tiểu có mùi hôi và nhiễm trùng hệ thống qua các triệu chứng như sốt, buồn nôn, nôn mửa

Nguyên nhân: Chăm sóc thiếu vệ sinh hoặc không đúng cách, vi khuẩn có trong môi trường xung quanh chẳng hạn như từ nguồn nước không sạch hoặc từ đường tiết niệu của mẹ.

Tìm hiểu thêm: Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là lý tưởng?

1.5. Bệnh do thiếu chất

1.5.1. Thiếu canxi

Triệu chứng: Biếng ăn, ngủ không ngon giấc, đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm. Thường xuyên giật mình, khóc trong đêm quấy rối.

Nguyên nhân: Mẹ bị thiếu canxi hoặc vitamin D khi mang thai.

1.5.2. Thiếu vitamin D

Triệu chứng: Chậm phát triển thể lực, cơ nhão, da xanh và lách to

Nguyên nhân: Không có đủ ánh sáng từ mặt trời. Thiếu hụt dinh dưỡng và không hấp thụ được thức ăn.

1.5.3. Thiếu sắt

Triệu chứng: Cơ thể xanh xao, thấy rõ nhất ở trên vành tai, lòng bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc họng.Kết mạc mắt trông nhợt nhạt.Trẻ thường xuyên buồn ngủ và kém tập trung. Rối loạn tiêu hoá hoặc sụt cân.

Nguyên nhân: Trẻ bị sinh non, sinh thiếu cân hoặc sinh đôi thường khó nhận đủ lượng chất sắt được cung cấp qua nhau thai. Lượng sắt cung cấp qua sữa mẹ không đủ.

1.6. Bệnh do dị ứng

1.6.1. Dị ứng sữa

Triệu chứng:Trẻ có thể bị khó thở, ho khàn tiếng, có đờm trong mũi và cổ họng. Đau bụng, tiêu chảy. Da nổi mẩn đỏ (mề đay) hoặc sưng phù quanh vùng mặt. Buồn nôn và nôn ra sữa.

1.6.2. Dị ứng thực phẩm

Triệu chứng: Sau khi cho bé ăn có các hiện tượng như ngứa, chảy nước mắt, đỏ quanh miệng hoặc mắt. Ho khan, hắt xì, đau bụng.

1.6.3. Dị ứng bụi

Triệu chứng: Hắt hơi, sổ mũi, sốt ho và khó thở, chảy nước mắt và đỏ mắt.

1.6.4. Dị ứng thuốc

Triệu chứng: Da sưng đỏ, da xuất hiện các vết đỏ nhạt và ngứa, khó thở. Triệu chứng này có thể đi kèm với ho, ngạt mũi hoặc khò khè. Nôn mửa hoặc buồn nôn.

Các bệnh dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Các bệnh dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh

1.7. Bệnh do nhiễm khuẩn, virus

1.7.1. Sởi

Triệu chứng: sốt, ho, sổ mũi, mắt đỏ, ban đỏ xuất hiện trên da (bắt đầu từ mặt, lan dần xuống cơ thể), mệt mỏi, giảm ăn, đau đầu.

1.7.2. Quai bị

Triệu chứng: Sưng tuyến nước bọt ở cẳng tai hoặc sau đuôi tai, thường bị đau và cứng. Có thể kèm theo sốt, đau đầu, mệt mỏi, mất khẩu miệng.

1.7.3. Rubella (sởi Đức)

Triệu chứng: sốt nhẹ, ban đỏ xuất hiện trên da (không như sởi), có thể kèm theo viêm họng nhẹ, sổ mũi, ho, đau đầu, mệt mỏi.

1.7.4. Thủy đậu

Triệu chứng: Trẻ có vẻ mệt mỏi, có thể quấy khóc hoặc ngủ nhiều hơn, sốt cao. Chảy nước/nghẹt mũi. Chán ăn, bỏ bú.

Nguyên nhân: Lây truyền từ mẹ trong thời gian mang thai, mẹ bị thủy đậu thì thai nhi sinh ra sẽ mang theo mầm bệnh trong người. Hoặc có thể lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với vết loét thủy đậu.

1.7.5. Bệnh tay chân miệng

Triệu chứng: Gây sốt, tổn thương miệng xuất hiện những đốm đỏ trên lưỡi và bên trong miệng của bé, tay và chân, nổi mụn mẩn đỏ. Các đốm này có thể gây đau và ngứa cho bé, sau đó chuyển thành những mụn nước.

Nguyên nhân: Lây lan từ người bệnh ho hoặc hắt hơi gần bé, hoặc do tiếp xúc với phân, nước bọt hoặc dịch từ vết loét bỏng nước của bệnh nhân.

Từ các bệnh thường gặp đã nêu trên, ba mẹ nên tham khảo thêm cách chăm sóc trẻ sơ sinh để giúp con xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng tránh bệnh vặt.

2. Cách phòng ngừa vào điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

2.1. Phòng ngừa

  • Vệ sinh cá nhân: Đảm bảo vệ sinh tốt cho bé bằng cách thường xuyên rửa tay trước khi chạm vào bé, thay tã sạch sẽ và tắm bé đều đặn. Rửa tay cẩn thận trước khi tiếp xúc với mắt, mũi, miệng của bé.
  • Tiêm chủng: Đảm bảo bé được tiêm đầy đủ và đúng lịch tiêm chủng theo khuyến nghị của bác sĩ. 
  • Ăn uống và dinh dưỡng: Cho bé bú sữa mẹ hoặc đủ chất lượng, dinh dưỡng, bổ sung các loại thực phẩm cung cấp đủ chất và vitamin cho bé.
  • Môi trường phải đảm bảo an toàn: Đặt bé ở một môi trường sạch sẽ, thoáng mát và tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc của bé với những người bị bệnh viêm màng não, cúm, ho gà, sốt cao hoặc các bệnh nguy hiểm khác.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi tình trạng sức khỏe và tăng cường phòng ngừa bệnh.
  • Quan trọng nhất, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ các hướng dẫn phòng ngừa cụ thể các bệnh trẻ sơ sinh thường mắc để phù hợp với từng gia đình và vùng địa phương.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để phòng ngừa bệnh

Vệ sinh sạch sẽ cho bé để phòng ngừa các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

2.2. Điều trị

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và dùng thuốc theo đúng quy định
  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của trẻ
  • Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân đúng cách
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn nhiễm khuẩn hoặc virus

Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và phát triển của trẻ. Việc phòng ngừa và điều trị kịp thời là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Hy vọng những kiến thức mà Pamper Me đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bố mẹ có thêm những thông tin hữu ích về những bệnh mà trẻ hay gặp để từ đó có cách phòng ngừa và điều trị hợp lý.

5/5 - (1 đánh giá)
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt