PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

7 điều phụ huynh cần làm để dạy trẻ thông minh sớm

Cẩm nang, Phát triển trẻ

Ba mẹ không chỉ mong muốn tìm được cách nuôi con khoẻ mạnh, phát triển thể chất và tinh thần tốt mà còn quan tâm đến các phương pháp nuôi dạy trẻ thông minh sớm. Phương pháp giáo dục thông minh phù hợp sẽ hỗ trợ bé phát triển nhận thức, ngôn ngữ, hành vi và các chỉ số thông minh IQ và EQ. Hãy cùng Pamper Me tìm hiểu 7 điều phụ huynh cần làm để dạy trẻ thông minh từ bé.

1. Tại sao dạy trẻ thông minh sớm lại quan trọng?

Giai đoạn từ lúc mới sinh đến 3 tuổi là giai đoạn não bộ của trẻ em phát triển nhanh chóng. Điều này cho phép trẻ tiếp thu từ sớm những gì quan sát, lắng nghe và cảm nhận được từ ba mẹ và môi trường.

Sự phát triển của các tế bào thần kinh có tác động lớn đến quá trình trẻ tiếp nhận âm thanh, ngôn ngữ và nhận thức để hình thành tư duy. Chính vì thế ba mẹ nên chú ý điều này ngay từ giai đoạn trẻ sơ sinh để có thể dạy trẻ thông minh sớm một cách thuận tự nhiên và mang lại hiệu quả tích cực.

Trẻ sơ sinh nhận biết âm thanh từ sớm

Trẻ có thể nhận biết âm thanh từ khi còn rất nhỏ

Từ khi mới chào đời đến lúc 3 tuổi là giai đoạn mà trẻ phụ thuộc nhiều vào ba mẹ trong tất cả hoạt động sinh hoạt thường ngày. Do đó, ba mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình học hỏi tự nhiên của con.

Nếu ba mẹ đang mong muốn dạy trẻ thông minh sớm thì nên bắt đầu với các bài tập đơn giản, dễ làm và có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào. Ba mẹ không cần phải đợi đưa con đến các ngôi trường chuyên nghiệp hay sử dụng các cách thức quá phức tạp.

Sau đây, PamperMe sẽ chia sẻ về 7 cách thức giúp ba mẹ dạy trẻ phát triển trí thông minh đơn giản và hiệu quả.

2. Cách nuôi dạy trẻ thông minh sớm cực kỳ hiệu quả mà mẹ không nên bỏ qua

2.1. Giúp trẻ học cách tiếp thu và nhận biết qua bài tập chỉ tay

Bài tập chỉ trỏ ngón tay để thu hút sự chú ý của trẻ là một trong các bài học đơn giản mà trẻ được học hỏi sớm nhất. Từ 9 tháng tuổi, trẻ đã có thể bắt đầu biết nhìn theo hướng chỉ để nhận biết sự vật nhất định. Cùng với hành động chỉ ngón tay, ba mẹ sẽ kết hợp với lời nói để giúp bé học ngôn ngữ nhanh hơn.

Ví dụ như bài học gọi tên thành viên gia đình, bài học gọi tên các sự vật quen thuộc xung quanh trẻ. Từ đó, trẻ có được phản xạ logic giữa việc quan sát, nhận biết, chỉ ngón tay và gọi tên chính xác. Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng để giúp con học hỏi nhiều hơn trong các giai đoạn tiếp theo.

2.2. Tập vận động sớm cho trẻ với phương pháp bơi thủy liệu

Bơi thuỷ liệu đang là một trong những phương pháp hỗ trợ sự phát triển thể chất và trí não toàn diện được nhiều ba mẹ quan tâm hiện nay. Phương pháp cho trẻ bơi với phao cổ, tự do hoạt động giữa làn nước ấm có các sóng nước massage đã được nhiều chuyên gia khuyến khích ba mẹ cho con tham gia.

Bơi lội cũng giúp tăng cường kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não, giúp trẻ học hỏi và ghi nhớ tốt hơn. Không những thế, trong quá trình bơi thủy liệu, trẻ sẽ lưu thông máu tốt hơn. Nhờ vậy, oxi và dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ cho sự phát triển của não bộ.

Hoạt động bơi lội giúp bé phát triển các kỹ năng nhận biết ngôn ngữ tốt hơn thông qua lắng nghe và làm theo hướng dẫn của ba mẹ. Sự tham gia của nhiều bé trong bể bơi giúp con có được môi trường để làm quen, tiếp xúc với các bạn để hình thành các nhận biết về mối quan hệ.

Bơi thuỷ liệu giúp trẻ thông minh hơn

Bơi thuỷ liệu giúp trẻ phát triển thể chất và trí não

Ba mẹ có thể cho con tham gia bơi thuỷ liệu từ 2 tháng tuổi, và đưa bé đến trải nghiệm các địa chỉ bể bơi thủy lực cho bé uy tín như hệ thống PamperME tại TP.HCM.

2.3. Thường xuyên dành thời gian trò chuyện với con

Việc trò chuyện trực tiếp sẽ giúp con nhận thức về cách giao tiếp, lắng nghe âm thanh, quan sát được biểu cảm, bày tỏ cảm xúc,… từ ba mẹ. Khi trẻ phát triển dần, ba mẹ có thể vừa trò chuyện vừa giúp con học lặp lại từ, tập nói theo.

Ba mẹ nên chú ý nội dung trò chuyện phong phú từ ngữ, đa dạng cảm xúc và chứa đựng nhiều thông tin. Điều này sẽ giúp trẻ có được những phản xạ âm thanh từ sớm. Đến giai đoạn đi học, ba mẹ sẽ nhận thấy trẻ có khả năng học hỏi từ ngữ nhanh, biết cách diễn đạt phong phú và trôi chảy, ít sai chính tả.

2.4. Giúp con học cách nuôi dưỡng cảm xúc tích cực

Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức và mở rộng mối quan hệ trong tương lai của trẻ. Chỉ số EQ là yếu tố tác động đến tính cách, kỹ năng và cách đối xử với mọi người.

Do đó, bố mẹ muốn dạy trẻ thông minh sớm nhất định cần giúp trẻ học được cách thể hiện cảm xúc ngay từ giai đoạn đầu. Việc này sẽ giúp trẻ nhận thực được cảm xúc và cách biểu lộ cảm xúc quan trọng như một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

2.5. Phát triển trí não của trẻ thông qua các trò chơi thông minh

Trò chơi thông minh là một trong những công cụ hỗ trợ, giúp trẻ vừa thư giãn vừa học hỏi. Các trò chơi thông minh sẽ thường giúp trẻ phát triển được nhận biết đồ vật, hình dạng, màu sắc,… hình thành nên các mối liên hệ giữa sự vật để trẻ phản xạ nhanh và học hỏi từ đó.

Dạy trẻ thông minh sớm qua các trò chơi

Dạy trẻ thông minh sớm qua các trò chơi phát triển trí tuệ

Ba mẹ tham gia cùng trẻ, hướng dẫn con tham gia trò chơi để giúp con hứng thú hơn, tương tác trò chuyện nhiều hơn. Đây là một trong những cách dạy trẻ thông minh sớm mà ba mẹ dễ dàng thực hiện.

>>> Mách mẹ các cách phát triển trí não cho trẻ sơ sinh hiệu quả giúp bé thông minh hơn

2.6. Luôn luôn khen ngợi những nỗ lực của con để tạo động lực cho bé

Lời khen tạo ra động lực cho trẻ. Những phản hồi lời khen của ba mẹ sẽ giúp trẻ nhận biết được những hoạt động, những hành vi hoặc phản hồi của mình là tích cực.

Lời khen cần yếu tố đúng lúc, phù hợp và cụ thể để giúp trẻ tăng nhận thức một cách rõ ràng về sự tích cực trong hành động của mình. Ba mẹ không nên chỉ sử dụng lời khen chung chung, trẻ sẽ không nhận biết được hoạt động nào mang lại lời khen này.

2.7. Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ

Sự phát triển trí não và thể chất có mối quan hệ mật thiết, do đó ba mẹ mong muốn trẻ phát triển trí thông minh từ sớm nên lưu ý một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho con. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ cần cho con uống đủ sữa mẹ và ăn dặm theo từng giai đoạn. Chế độ ăn dặm đầy đủ chất và cho trẻ được tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Ngoài ra, giấc ngủ là thời điểm mà trẻ phát triển thể chất và trí não. Ba mẹ cần cho trẻ ngủ đủ giấc theo từng độ tuổi, giúp con ngủ sâu hơn bằng việc tạo ra môi trường xung quanh thoải mái dễ chịu. Ba mẹ nên rèn cho con một thói quen về giấc ngủ để con có thể tự giác học hỏi và sinh hoạt theo nếp.

Tìm hiểu thêm: Cẩm nang chăm sóc cho trẻ sơ sinh chi tiết dành cho mẹ bầu

3. 3 phương pháp giáo dục sớm giúp trẻ phát triển trí thông minh

3.1. Dạy con theo phương pháp Montessori

Montessori là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ thông qua giáo cụ trực quan, đề cao tính tự lập và chủ động trong khi bố mẹ và giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn và khơi gợi tiềm năng của trẻ.

Khi ba mẹ áp dụng phương pháp này, trẻ sẽ được tự do tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh theo mong muốn và tự học cách chăm sóc bản thân qua các hoạt động như: rửa tay, thay quần áo, mang giày,…

Giáo dục trẻ với phương pháp Montessori

Trẻ tiếp xúc nhiều giáo cụ trực quan trong phương pháp Montessori

Các giáo cụ trực quan này được thiết kế riêng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như: Ngôn ngữ, Toán học, Giác quan, Khoa học, Địa lý, Lịch sử, Âm nhạc, Nghệ thuật, Vận động,… bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh để giúp bé học hỏi một cách đa dạng.

Kết quả giáo dục phương pháp Montessori đem lại là sự độc lập, hoạt bát và biết quan tâm. Bé có được tính kiên trì, độc lập, sáng tạo và có khả năng tiếp thu rất nhanh.

3.2. Giáo dục cho trẻ bằng phương pháp Steiner

Steiner là phương pháp dạy trẻ thông minh sớm bằng cách đặt suy nghĩ, cảm xúc và ý chí của trẻ nên hàng đầu. Phương pháp Steiner còn được biết đến là phương pháp 3 KHÔNG: Không thành tích, không bảng điểm, không gây áp lực cho trẻ.

Mục tiêu của phương pháp này là có thể giúp trẻ phát huy tối đa khả năng tư duy và trí tưởng tượng thông qua việc thực hành.

Giáo dục trẻ với phương pháp Steiner

Phương pháp Steiner giúp trẻ tránh lạm dụng các thiết bị điện tử

Trong thời điểm thiết bị công nghệ phát triển nhanh và trở nên phổ biến, nhiều ba mẹ rất lo lắng về những trải nghiệm đầu đời của con trở nên gói gọn trong điện thoại hoặc máy tính bảng.

Nhiều ba mẹ đã chọn phương pháp Steiner để hướng trẻ đến cuộc sống gần gũi thiên nhiên, tránh xa những ảnh hưởng tiêu cực từ thiết bị công nghệ. Một số bài học phổ biến của phương pháp Steiner là sáng tạo thủ công, hội hoạ, ngôn ngữ, toán học, khoa học,… có khả năng kích thích tư duy và sự chủ động khám phá cho trẻ.

3.3. Nuôi dạy con theo phương pháp giáo dục Reggio Emilia

Reggio Emilia là phương pháp trao cơ hội để trẻ tự xây dựng kho kiến thức của riêng mình dựa trên sự hứng thú và trí tò mò của trẻ. Nền tảng của phương pháp này là sự tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể nhận thức, suy nghĩ và sáng tạo theo nhiều cách khác nhau.

Giáo dục trẻ với phương pháp Reggio Emilia

Lớp học theo phương pháp giáo dục Reggio Emilia

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia đề cao sự gắn kết của ba nhân tố: môi trường, giáo viên, gia đình trong việc hỗ trợ trẻ phát triển một cách tối ưu. Trẻ được tham gia nhiều lớp học có tính chất sáng tạo cao như thủ công, mô hình, đất sét,…

Ngoài ra, phương pháp này còn đặc biệt khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi: Tại sao, So sánh,… để trẻ học hỏi thông qua sự chủ động của bản thân. 

Pamper Me hy vọng bài viết chia sẻ về cách dạy trẻ thông minh sớm đã giúp ba mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc áp dụng các biện pháp giáo dục từ giai đoạn đầu đầu đời của trẻ. Mong rằng ba mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để chọn lựa phương pháp giáo dục phù hợp nhất dành cho trẻ.

5/5 - (1 đánh giá)
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt