PamperMe Việt Nam
Leave this field blank

Trẻ mấy tháng biết ngồi? Ba mẹ hỗ trợ bé tập ngồi thế nào?

Cẩm nang, Phát triển trẻ

Các cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh luôn là điều mà ba mẹ quan tâm và theo dõi hàng đầu. Mỗi bước tiến nhỏ trong quá trình lớn lên của trẻ đều là niềm mong chờ và hạnh phúc của các phụ huynh. Trong quá trình đó, các bậc cha mẹ thường xuyên đặt ra câu hỏi: “Trẻ mấy tháng biết ngồi?” khi thấy con mãi mà chưa tự ngồi vững được. Trong bài viết này, hãy cùng PamperMe tìm hiểu trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi và cách giúp bé nhanh biết ngồi.

1. Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Ngồi là một trong những kỹ năng vận động quan trọng đánh dấu bước phát triển vượt bậc của trẻ. Kỹ năng này không chỉ mở ra cơ hội khám phá những điều mới lạ của thế giới xung quanh mà còn mang đến những trải nghiệm thú vị cho bé trong mỗi bữa ăn.

Chính vì vậy, khi thấy bé yêu nhà mình mãi mà vẫn chưa tự ngồi được, ba mẹ thường bồn chồn lo lắng và tìm kiếm thông tin về việc bé mấy tháng biết ngồi.

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết ngồi là chủ đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm

Theo các chuyên gia y tế, hành trình tập ngồi của trẻ bắt đầu từ khi bé biết lẫy ở độ tuổi 3-4 tháng. Sau đó, trong giai đoạn 6-7 tháng tuổi, trẻ sẽ tập chống tay và nâng cơ thể để tự ngồi dậy.

Mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau nên có bé sẽ biết ngồi sớm từ 6 tháng tuổi hoặc có những trẻ thành thạo kỹ năng ngồi trong khoảng từ 7 đến 9 tháng tuổi.

2. Bé mấy tháng biết ngồi là muộn? Trẻ chậm ngồi có sao không?

Với những chia sẻ vừa rồi, có thể thấy thời điểm từ 6 đến 7 tháng là trẻ có thể biết ngồi. Vậy bé bao nhiêu tháng biết ngồi và muộn và điều này có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không? Đây cũng là một trong những chủ đề được thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn trong thời gian vừa qua. 

Sự phát triển của mỗi trẻ là khác nhau nên giai đoạn ngồi cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng, sự phát triển của mỗi bé là khác nhau. Do vậy, việc chậm ngồi có thể không phải đến từ những vấn đề của sức khỏe và không cần phải lo lắng một cách thái quá. 

Song song với việc quan sát, quý phụ huynh có thể theo dõi và đưa con đi khám đối với một số trường hợp cần thiết. Đặc biệt là trong giai đoạn con đã 4 tháng tuổi nhưng không thể giữ đầu hoặc không thể dùng tay chống phần trên của cơ thể. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể đưa con đi thăm khám khi trẻ 9 tháng tuổi mà vẫn chưa thể ngồi được.

mấy tháng trẻ biết ngồi là muộn

Sự phát triển của mỗi trẻ là khác nhau nên giai đoạn ngồi cũng sẽ khác nhau.

2. Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc tập ngồi 

Để có thể biết được trẻ mấy tháng biết ngồi, ba mẹ cần đồng hành và quan sát tỉ mỉ những thay đổi trong kỹ năng thường ngày của trẻ. Chẳng hạn như:

  • Để có thể ngồi một cách vững vàng, phần đầu cũng như cơ cổ của trẻ phải đáp ứng được tiêu chí cứng cáp và mạnh mẽ. Khi muốn ngồi, trẻ sẽ bắt đầu dùng 2 tay để chống phần trên của cơ thể. Tiếp đó, giữ ngực không chạm đất. Như vậy, trẻ sẽ học được cách tự lật và lăn tròn. 
  • Bước sang giai đoạn 5 tháng tuổi, khi ba mẹ đặt con ở tư thế ngồi, trẻ có thể ngồi được nhưng thời gian vô cùng ngắn. Vì thế, trong quá trình tìm hiểu về em bé mấy tháng biết ngồi, ba mẹ luôn luôn ở cạnh con hoặc đặt gối xung quanh để tránh con bị ngã. 
  • Ở giai đoạn kế tiếp, trẻ sẽ dần biết cách nghiêng người về phía trước và thực hiện được hành động chống tay để có thể cân bằng cơ thể khi ngồi. 
  • Như vậy, khi đến 7 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể tự mình ngồi vững vàng mà không cần đến sự hỗ trợ của ba mẹ. Thời điểm này, trẻ cũng có thể dùng tay để lấy những đồ vật mình thích và khám phá thế giới xung quanh. 
  • Vậy bé mấy tháng biết ngồi vững nhất? Sang đến tháng thứ 8, con không chỉ ngồi vững mà còn có thể đẩy mình lên để chuyển từ việc nằm sấp sang ngồi một cách dễ dàng. 
Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc tập ngồi 

Có nhiều dấu hiệu cho thấy bé con đã sẵn sàng cho việc tự ngồi vững vàng

Khi đã thành thạo các kỹ năng này, trẻ sẽ ngồi lâu hơn. Ngoài việc quan tâm về vấn đề mấy tháng trẻ biết ngồi, ba mẹ cũng cần dành thời gian tìm hiểu về kỹ năng bò của trẻ. Bởi, hai kỹ năng này sẽ cùng phát triển trong một khoảng thời gian cho đến khi trẻ bắt đầu tập đi và tập đứng. 

3. Hướng dẫn cách hỗ trợ trẻ tập ngồi

Khi theo dõi nội dung về trẻ mấy tháng biết ngồi, có thể thấy rằng đây là kỹ năng phát triển theo tự nhiên của con trẻ. Mặc dù vậy, để có thể thành thạo kỹ năng này, ba mẹ cần là người đồng hành cùng với con. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các cách hỗ trợ trẻ tập ngồi hiệu quả.

3.1.Tạo điều kiện để bé tập luyện mỗi ngày

Một nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần vận động ít nhất 1 giờ mỗi ngày. Việc vận động hết sức cần thiết vì nó giúp cơ thể của trẻ phát triển một cách toàn diện. Việc tập luyện thường xuyên và đều đặn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể giúp trẻ tập ngồi sớm hơn từ 2-4 tháng.

Khi con thực hiện thực hành các kỹ năng ngồi, ba mẹ không cần phải quá thường xuyên hỗ trợ con. Hãy cố gắng tạo cho con một không gian riêng an toàn và thoải mái để trẻ tự khám phá những chuyển động cơ thể mình. Không gian cần đảm bảo an toàn, tránh các vật dụng nguy hiểm xung quanh.

Thường xuyên cho trẻ tập vận động

Ba mẹ cần luyện tập và hỗ trợ con tập ngồi thường xuyên.

3.2. Ba mẹ đồng hành và kích thích trẻ ngồi

Ba mẹ cũng không nên quá nóng vội trong việc “trẻ mấy tháng biết ngồi”. Thay vào đó, ba mẹ hãy đồng hành cùng con và kích thích trẻ tập ngồi. Ba mẹ sử dụng đồ chơi hoặc vật dụng yêu thích của bé để kích thích sự quan tâm và thú vị khi bé tập ngồi.

Trong thời gian hỗ trợ con tập ngồi, ba mẹ có thể cùng con nghe nhạc đọc sách… Ngoài ra, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên ba mẹ thực hiện đặt trẻ vào lòng sẽ giúp con ngồi dễ dàng hơn.

3.3. Phương pháp bơi thủy liệu

Kích thích trẻ tập ngồi bằng phương pháp bơi thủy liệu là một cách hiệu quả được nhiều phụ huynh áp dụng hiện nay. Mô trường hồ bơi thủy lực là điều kiện tốt nhất trẻ tự khám phá khả năng vận động của mình.

Trong quá trình bơi, nước sẽ tạo ra một áp lực nhẹ nhàng lên cơ thể bé. Từ đó giúp cho các cơ bắp được kích thích một cách tự nhiên và linh hoạt hơn. Đặc biệt, bơi thủy liệu giúp bé phát triển khả năng phối hợp giữa các bộ phận cơ thể, điều này rất quan trọng cho việc học ngồi.

Bơi thủy liệu là một hoạt động bổ ích tạo cơ hội phát triển toàn diện cho bé. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cũng như tối ưu hiệu quả việc hỗ trợ tập ngồi cho bé, ba mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm bơi thủy liệu uy tín.

3.4. Sử dụng ghế tập ngồi

Gối tập ngồi cho bé là một sản phẩm được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ bé trong quá trình tập ngồi. Chúng giúp định hình và duy trì tư thế ngồi đúng, đảm bảo an toàn và sự thoải mái cho bé.

Trong quá trình phát triển, giai đoạn tập ngồi đóng vai trò quan trọng, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ bé ngồi sai tư thế, gây tổn thương cho khung xương và cơ bắp của bé. Gối tập ngồi giúp ngăn ngừa tình trạng này và bảo vệ xương sống của bé.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ vừa rồi của PamperMe đã giúp bạn tìm ra được lời giải đáp cho câu hỏi “trẻ mấy tháng biết ngồi”. Đồng thời, thông qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, bạn đã có được những kiến thức hữu ích trong quá trình nuôi con khôn lớn. 

5/5 - (1 đánh giá)
Bài viết liên quan

Nhận tư vấn

Leave this field blank
PamperMe Vành Đai Trong
PamperMe Vành Đai Trong
Điều gì làm PamperMe đặc biệt